- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TỪ MEKONG RA BIỂN ĐÔNG, BAO GIỜ CHO TỚI THÁNG MƯỜI?

25 Tháng Bảy 20199:05 CH(Xem: 16916)
 

Tuần báo Việt Tide số tháng 4-2007 có bài Tạp Ghi về các vấn đề thời sự trong tháng của Hà Đa Sự, là một bút hiệu kháccủa nhà văn Nhật Tuấn dùng cho các bài viết ở hải ngoại, khi ấy ông vẫn còn sống ở trong nước. Sau đây là trích đoạn phần có liên quan tớiSông MekongBiển Đông, trong mối tương quan lịch sử “môi hở răng lạnh” giữa Việt Nam và Trung Quốc.Cuốn Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng của Ngô Thế Vinh và bộ phim Mekong Ký Sự của đạo diễn Phạm Khắc cũngđược nhắc tới trong bài viết…Nay nhân hai sự kiện:(1) Trận “hạn hán thế kỷ” đang diễn ra trong lưu vực Sông Mekong do chuỗi các con đập bậc thềm khổng lồ Vân Nam của Trung Quốc, và rồi (2) Bắc Kinh mới đây lại ngang nhiên đưa tàu Hải Dương 8đến Bãi Tư Chính của Việt Nam đầu tháng 07-2019 để thăm dò dầu khí, cùng đivới hai chiến hạm có cả trực thăng và pháo để hộ tống; Trung Quốc một lần nữa đã lại trắng trợn vi phạm vùng lãnh hải trên thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam.Chúng tôicho đăng lạibài viết của nhà văn Nhật Tuấn tuy cách đây cũng đã 12 năm nhưng vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự,như một “ôn cố tri tân”để thấy rằng chính sách bành trướng của Bắc Kinhxâm lấn Việt Nam trước sau vẫn không hề thay đổi. Bài viết với tiêu đề và lời dẫn do nhà văn Ngô Thế Vinh gửi. 

 

*

Ngày 11 tháng Tư năm 2007, tường thuật chuyến thăm Trung Quốc của phái đoàn Quốc hội Việt Nam, báo chí trong nước vui mừng chạy tít lớn: "Chưa bao giờ quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung tốt như hiện nay."

Nào là góp phần tích cực, thúc đẩy quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới... tiếp tục vun đắp cho tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước theo phương châm 16 chữ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và 4 tốt "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".

Ngoài mặt hân hoan vậy, nhưng mỉa mai thay, đúng vào ngày này, Trung Quốc phản đối Việt Nam phân lô, gọi thầu và hợp tác với Tập đoàn dầu khí BP của Anh xây dựng đường ống khí đốt ở Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cảnh cáo "Việt Nam áp dụng hàng loạt hành động mới trên quần đảo Nam Sa đã đi ngược với nhận thức chung quan trọng về các vấn đề trên biển mà hai bên đã đạt được và đây là hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ cũng như chủ quyền và quyền cai quản của Trung Quốc. Trung Quốc bày tỏ hết sức quan tâm việc này và đã giao thiệp nghiêm khắc với Việt Nam".

Hòn đá ném đi, hòn chì ném lại, lập tức người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam đáp lời: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của Việt Nam tiến hành trên các quần đảo và vùng biển của Việt Nam, kể cả việc phân lô, thăm dò và khai thác dầu khí là hoàn toàn bình thường, phù hợp với luật pháp Việt Nam, luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông năm 2002. "

Phải thừa nhận từ sau Hội nghị APEC tại Hà Nội, được Hoa Kỳ chuyển hướng chiến lược trong quan hệ ngoại giao, "tiểu bá" Việt Nam bắt đầu lộ máu “anh hùng”, dám xấc xược với "thiên triều". Chỉ hơn một tháng sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bush, tạp chí Quân Sự Hoàn Cầu của Trung Quốc ra số tháng 12-2006 cho biết từ ngày 1-11-2005 Trung Quốc đã tiến hành xây dựng bia chủ quyền tại một số điểm cơ sở trên quần đảo Hoàng Sa, lập tức ngày 28 tháng 12 năm 2006, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố:"Việt Nam một lần nữa khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này... Việc Trung Quốc dựng bia chủ quyền tại một số điểm cơ sở trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, do vậy hoàn toàn không có giá trị..."

Nếu mới chỉ một năm trước đây, cho dù tàu Trung Quốc ngang ngược bắn giết ngư dân Thanh Hóa trong vịnh Bắc Bộ, các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn ngậm bồ hòn làm ngọt, vẫn phải vào đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội nâng ly mừng quốc khánh của bọn sát nhân thì nay họ đã "mạnh miệng" lên nhiều.

Ngay từ năm 2000, nhà văn Ngô Thế Vinh trong cuốn "Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng" đã cảnh báo nguy cơ có tính thảm họa đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long khi Trung Quốc xây dựng hàng loạt đập chắn trên thượng nguồn và khu kinh tế Hoa Nam xả chất thải kỹ nghệ biến Mekong thành dòng sông chết.

 

Năm 2004, cuốn sách này đã được trao vào tay ông Phạm Khắc, nguyên Giám đốc Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh khi ông bắt tay làm bộ phim truyền hình nhiều tập "MekongKý Sự". Tiếc thay những cảnh báo của ông Ngô Thế Vinh không hề được ông Phạm Khắc nhắc tới trong bộ phim kể cuộc hành trình đi từ thượng nguồn sông Mekong tới 9 dòng Cửu Long đổ ra biển của ông, bởi lòng e sợ cố hữu đối với nhà cầm quyền Trung Quốc.

Thế nhưng sự thể đã khác khi vào ngày 24 tháng Tư mới rồi VietNamNet và báo Bình Dương của Nhà nước dám đăng toàn văn bài viết của ông Richard P. Cronin, Giám đốc Chương trình Kinh tế Chính trị châu Á chỉ mặt đích danh Trung Quốc đang tàn phá hạ lưu sông Mekong:

"Trung Quốc đang xây dựng một loạt 8 đập thủy điện ở thượng nguồn của Mekong, chảy qua những hẻm núi cao ở tỉnh Vân Nam. Dự án này là mối đe dọa lớn nhất đối với Mekong và an ninh của hơn 60 triệu người sống dưới hạ nguồn, với họ, nước Mekong có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự sống còn. Sự khai thác ồ ạt tiềm năng thủy điện khổng lồ của Mekong đã gây ra mối đe dọa lớn đối với chu kỳ lũ lụt và đa dạng sinh học cực kỳ phong phú của hệ thống sông này. Khi được hoàn thành trong một thập kỷ nữa, hệ thống các đập thủy điện này sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với vùng Hồ lớn và sông Tonle Sap dài 100km của Campuchia cũng như Đồng Bằng Sông Cửu Long của Việt Nam..."

Bệnh "nhát sợ phương Bắc" của Việt Nam xem ra phần nào giảm bớt khi vào cuối tháng Tư, ông Thủ Tướng Việt Nam ký nghị định số 65 thành lập thị trấn Trường Sa trên cơ sở đảo Trường Sa lớn và các đảo, đá, bãi phụ cận, xã Song Tử Tây trên cơ sở đảo Song Tử Tây và các đảo, đá, bãi phụ cận và xã Sinh Tồn trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận.

Như thế, bất chấp sự hậm hực của Trung Quốc, huyện Trường Sa đã chính thức thành lập gồm 3 đơn vị hành chính trực thuộc là xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn và thị trấn Trường Sa. Các hoạt động của Việt Nam trên quần đảo đang tranh chấp này cũng được công khai hóa như ngày 20 tháng Tư báo chí Việt Nam loan tin Trạm tìm kiếm cứu nạn Trường Sa có cơ sở hậu cần đặt tại đảo Trường Sa Lớn, đã khai trương văn phòng đại diện thường trực tại Thành Phố Nha Trang.

Liệu người ta có thể hy vọng với sự mở rộng hợp tác với hải quân Hoa Kỳ, với chiến lược phát triển biển, nhà nước Việt Nam sẽ ngăn bớt được sự hung hăng của các hạm tàu Trung Quốc ngạo mạn coi Biển Đông "như là ao nhà của chúng nó" như lời một bài hát thời chiến tranh với Mỹ?

Nhà văn Nhật Tuấn *

Hà Đa Sự

Việt Tide 27-4-2007

 

NhaVanNhatTuan

  

*Nhà văn Nhật Tuấn, tên thật Bùi Nhật Tuấn (em trai nhà văn Nhật Tiến),sinh nặm 1942 tại Hà Nội. Năm 1954 không di cư vào Nam, tốt nghiệp đại học khoa Văn, nguyên bộ đội Trinh Sát Công Binh. Nhà văn miền Bắc với nhiều tác phẩm xuất bản, Đi Về Nơi Hoang Dã (1988) là một tiểu thuyết rất nổi tiếng của ông. Nhật Tuấn mất tháng 10 năm 2015 tại Sài Gòn. [nguồn:hình do nhà văn Nhật Tiến cung cấp, chụp tháng 8.2015 hai tháng trước ngày Nhật Tuấn mất]  

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 116796)
Nắng chiếu óng ánh trên mái tóc ngắn của cậu con trai, chiếc sơ mi mầu xanh dương hơi nhàu nơi hai bàn tay cô gái níu. Cô níu chặt quá, làm cái cổ sơ mi như muốn lật ngửa ra soi rõ một cái gáy thanh xuân mạnh mẽ. Cô gái nằm phía dưới tuy không nhìn rõ hết khuôn mặt, nhưng vầng trán nhô ra rất thanh tân.
02 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 74264)
02 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 85077)
...Trong hoàn cảnh hiện nay, người làm văn học, trong hay ngoài nước, đặc biệt là giới trẻ, đang có cơ hội và khả năng tạo một sinh khí cho xã hội VN, giúp giảm thiểu những phá sản tinh thần đang xẩy ra. Muốn vậy, rất cần có sự đam mê, học hỏi, và lòng can đảm nói thật, viết thật. Không có nền văn học có giá trị nào được xây dựng trên sự giả dối và tránh né.
02 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 96236)
LTS: Nguyễn Hạnh Nguyên sinh năm 1985, tốt nghiệp thạc sĩ khoa học ngành Ngữ Văn. Hiện sống và làm việc tại Hạ Long, Quảng Ninh. Năm mới, bài viết mới lần đầu đăng ở trang mạng Hợp Lưu như một món quà xuân gởi đến quí văn hữu và bạn đọc đầu năm Tân Mão 2011. TCHL
30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83887)
Bài viết này duyệt lại huyền thoại trụ đồng Mã Viện xuất hiện từ khoảng thế kỷ thứ IV-V, nhưng không hề có dấu vết trên thực địa hay trong quốc sử Hán. Những dã sử về số lượng và vị trí trụ đồng chẳng những thiếu cơ sở, mà còn di động, từ châu Khâm tới Hà Tiên-An Giang—không ngừng nam tiến, giống như tấm bản đồ biển Đông Bắc Kinh mới công bố năm 2009, ấn chứng của “thực dân xã hội chủ nghĩa” [Han social-colonialism ], vò đựng mới cho tinh thần Đại Hán phong kiến.
30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 73608)
Vichto Olegovich Pelevin sinh ngày 22.11.1967 tại Moskva, trong một gia đình quân nhân. Năm 1989 Pelevin thi vào trường đại học năng lượng, từ 1989-1990 học hàm thụ trường đại học viết văn Maxime Gorki. Pelevin bắt đầu sáng tác vào giữa những năm 80, mười năm sau, chưa đầy ba mươi tuổi, có trong tay hơn chục tiểu thuyết, truyện vừa và năm-sáu tập truyện ngắn, anh đã trở thành "hiện tượng bí hiểm nhất và nổi tiếng nhất trong thế hệ các nhà văn hậu Xô Viết".
30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 90472)
Nhân viên trực phòng xác bật đèn. Ánh sáng xanh nhợt gây thêm sự lạnh lẽo. Hai bàn tay Sinh nắm chặt lại trong túi áo khoác. Gã nhân viên liếc nhìn Sinh, rất nhanh. Sinh tưởng như hai người kia cũng nghe được tiếng tim đập của mình. Gã nhân viên kéo chiếc hộp sắt hình quan tài nằm sâu trong vách tường. Nhẹ nhàng, cẩn thận như thể gã cũng ngại làm người nằm bên trong thức giấc.
30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 82725)
...Anh là cơn gió chướng của đời em. Anh là nỗi ám ảnh không mặt mũi, nhưng tồn tại mãi trong ngăn kéo ký ức em. Em đọc được trong mắt anh ước muốn hoan lạc của một tình yêu với một thân xác. Một sự hoà hợp nhịp nhàng như sấm sét và mưa. Cho anh tan chảy như trăng trong ngõ ngách đêm.
30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 90520)
... Thiếp không muốn về, cũng không muốn ngồi lên, cũng chẳng hề thấy lạnh. Thiếp chỉ muốn nằm đó, với chàng, muôn kiếp muôn đời gặm nhấm niềm yêu. Khởi đầu chỉ là những mưu toan mà trời ơi, sao người ta cứ phải dùng những tấm thân liễu yếu, sao người ta vẫn cứ phải nhờ vả chút nhan sắc bọt bèo.
30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 78634)
Alexandre Lucien Abel de Rhodes mang gương mặt thống khổ và si mê của oan hồn chưa hề biết đến tình yêu. Những ai bắt gặp giáo sĩ những năm thánh chiến, thảng thốt nhận ra bóng ma mang nỗi buồn chín thối ruột gan của một người đàn ông chưa toại nguyện thân xác. Hôi thối đến nỗi những người lính Marốc của tiểu đoàn 10 Tabor tăng cường cho trung đoàn 3 Lê Dương phải bịt mũi trước xú uế nồng nặc bốc toả từ nhà thờ chính toà Cao Bằng.