- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ÔNG GIÀ ĐIÊN THIỆT TÌNH

13 Tháng Bảy 20199:25 CH(Xem: 18041)


cay kho- photoDH
Cây khô - ảnh ĐH

Bọn con trẻ đùa giỡn rần rần khắp vỉa hè.  Chúng vây quanh một ông lão kỳ dị ăn mặc rách rưới te tua, đầu quấn khăn chéo trước trán, tay bị tay gậy.

Bọn chúng hò la.

- Ông già điên, ông già gân nhưng hiền lắm!

Chúng còn cù lét, giật bị gậy của ông, có đứa giật râu ông nhưng ông vẫn cười hề hề thậm chí còn nhảy múa làm trò cho bọn chúng cười ngặt nghẽo.  Có hôm ông móc kẹo trong túi vải ra phân phát, bữa thì lôi ra mớ lá dừa rồi thắt chim, thắt bướm cho bọn trẻ vì thế mà bọn chúng mến ông lắm đến độ ngày nào ông không đến gốc cây dầu ở con đường này thì bọn chúng buồn hiu.

Hôm nay mới thắt xong một con công thật đẹp, ông nói với bọn trẻ.

- Ông dạy các con bài đồng dao  này, nếu ai thuộc lòng trước thì ông sẽ thưởng con công.

Nói xong ông hát trước một lượt, sau đó hát từng câu cho bọn trẻ nhẩm theo.

Sơn hà một cõi

Thằng lỏi làm vua

Con cua có càng

Con gái có mang

Ông lang làm thuốc

Con chuột ăn tiền

Ông điên giữa chợ

Nhà thờ bỏ chúa

Nhà chùa chứa ma

Thằng Tèo vốn nhanh nhảu và sáng dạ nhất, mới qua ba lần hát là nó thuộc làu.  Thế là nó lấy được con công lá dừa.  Nó nhảy tưng tưng vừa hát vừa cầm con công xoay xoay tập cho nó bay.  Ông già điên thích chí đứng dậy nhảy múa và hát cùng lũ trẻ làm rộn cả khúc đường.  Người hiếu kỳ bâu laị đông đảo và bình phẩm.  Lúc ấy tên mật vụ đi ngang nghe được bài đồng dao, y nổi máu côn đồ gạt phắt đám đông chen vô nạt lớn.

- Đồ phản động! ông xỏ xiên gì đấy?

Vừa nạt nộ vừa đấm đá túi bụi, bà sáu bán cà phê bên gốc dầu thấy thế bèn la toáng lên.

- Ông già điên nhưng hiền lắm, cả xóm này ai cũng biết mà, đừng có đánh nữa tội người ta!

Nhiều người cũng xì xào cười chê.  Tên mật vụ coi bộ cũng quê độ quá nên lảng ra nhưng trước khi đi còn đe nẹt.

- Ông mà hát nữa tui còng ông bỏ tù đấy!

Ông già điên vẫn ngây ngô ngồi ngơ ngác như chẳng biết người ta đang bâu quanh xem ông, vệt máu chảy từ mũi vẫn còn tươi mà ông cũng chẳng quẹt hay chùi đi.  Bà sáu lấy cái khăn cũ xì lau vết máu cho ông, càm ràm.

- Ông đừng hát nữa, ăn miếng xôi này đi!  Không ăn uống gì mà cứ múa hát ngoài đường cả ngày chịu sao thấu.

Bà Sáu tuy nghèo nhưng bụng dạ rộng rãi lắm, miệng thì la oang oang nhưng tâm thì tốt vô cùng.  Ngày nào ông đi qua bà cũng cho ông ly nước hoặc trái chuối, những bữa cúng ông địa thì dĩa xôi, cái đùi gà vân vân.  Những nhà hai bên đường thấy thế bèn hỏi.

- Bà với ông già điên đó có bà con hả?

Bà sáu cột chéo cái khăn trên đầu, miệng rổn rảng.

- Bà con gì đâu, thấy ổng vậy tội quá nên thương, thỉnh thoảng cho miếng ăn lót lòng chứ có đáng giá nhiêu đâu.  Nghe người ta nói ổng ở đâu miệt ngoài, học giỏi lắm loạn chữ nên sanh ra vậy.

  Có người tỏ vẻ rành chuyện hơn:

  - Nghe hồi nẳm ổng tu ở chùa Pháp Thạnh.  Sau ngày hòa bình người ta cử người mới về ở chung trong chùa.  Người mới cũng cạo đầu, đắp cà sa nhưng họ phá giới, làm loạn chốn thiền môn, quanh năm cầu cạnh quan quyền.  Người mới thậm thụt làm chuyện bại hoại, phá đạo haị người.  Ổng phẫn chí bỏ tu, suy nghĩ nhiều quá sanh ra cuồng trí rồ sau đó ổng lang thang khắp thành đô này.

Chú Năm xe ôm vẫn thường đợi khách ở gốc dầu này tỏ vẻ sáng.

- Ổng điên, ít khi nói nhưng hễ nói thì toàn là lời mà người tỉnh không biết hoặc giả biết mà không dám nói.  Bữa kia tên chủ quán đầu hẻm mất dĩa bánh da lợn, y nghi ổng ăn cắp nên báo cho tụi dân phòng.  Tụi nó chẳng cần đúng sai liền nhào vô đánh ổng túi bụi.  Ổng nhổ ra toàn hạt táo nhơn, lục cái đãy vải của ổng cũng toàn mấy chùm táo nhơn.  Ổng bị đánh đau vậy mà cũng chẳng phân trần gì, chỉ đọc bâng quơ câu ca dao.

Mèo tha miếng mỡ thì la,

Hùm tha con lợn cả nhà im ru

Đêm qua hàng xóm mở ti vi chiếu cảnh lễ hội gì mà đông đảo và ồn ào lắm. Mấy ông thầy chùa ngồi dự tiệc với mấy ông quan.  Ông già điên đang ngồi ở mép cữa nhìn vô thấy vậy bèn chạy laị trước ti vi chỉ vào nói tỉnh bơ.

  - Mấy ông thầy này thiệt tình!  Chùa không ở cứ theo quan đi ăn nhậu miết, thịt chó có còn cho xin miếng coi.

  Những người coi ti vi ké cười rần rần, chủ nhà tuy bực mình nhưng cũng cười theo.

- Ông già điên thiệt tình!

Ti vi laị chiếu cảnh mấy ông thầy chùa lon ton xăng xái giới thiệu các quan và đại gia viếng một ngôi chùa to lớn đồ sộ lắm, sơn đỏ ké có hai con sư tử nhe nanh dữ tợn, trong sân thì la liệt tượng La Hán Tàu đang khoa chân múa tay.  Nhìn y hệt tử cấm thành trong phim Tàu vậy.

Ông gìa điên bất chợt nổi cơn la ầm ĩ.

- Chùa ta đâu, chùa ta đâu? đứa nào cắm chùa Tàu vậy?

Chủ nhà thấy phiền, phần e ngại tai vách mạch rừng thì mệt với quan quyền nên kéo ông ra khỏi cữa và đẩy đi một đọan xa  mới quay về nhà. Ông già ngồi bệt xuống đất, đầu bù tóc rối, nước mắt chảy ròng ròng, khóc hu hu, có lúc bất chợt laị ngửa cổ lên trời cười sằng sặc hát.

Sơn hà một cõi xênh xang

Chùa Tàu trước mắt ngai vàng sau lưng

Thằng điên khóc núi non rừng

Thằng khôn tưng tửng đón mừng vua Ngô

Ông hát khản cả gịong, khô nước mắt tự khi nào ngồi dựa gốc dầu ngủ ngon lành mặc dòng người xe nườm nượp ngược xuôi bóp kèn inh ỏi.

Thỉnh thoảng người ở gần hai bên đường đi ngang qua ông ngoái nhìn chép miệng.

  - Ông già điên thiệt tình! 

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 2/2019

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99155)
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản, thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 96543)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 72348)
M ùa biển động tập 5, Tha hương là tập cuối, dày nhất, hơn 600 trang, quan trọng nhất và được độc giả mong đợi, để biết số phận nhân vật sẽ ra sao, qua cuộc «đổi đời» tháng 4-1975.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85653)
H ồi xưa, mẹ tôi thường theo mùa mà gọi những người đàn bà bán hàng rong vào nhà để mua hàng của họ. Mùa sen, mẹ tôi mua sen để lấy nhụy ướp trà, mùa cà cuống, mùa cốm, mùa sắn dây…
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 92027)
T ôi có thể kể một câu chuyện giống như diễn tiến tự nhiên của cuộc sống. Tất nhiên điều đó không có hại gì cho sự nghiệp văn chương của tôi. Trừ phi tôi muốn dây dưa bằng những thứ ì xèo người ta gọi là vạ miệng. Con chữ giết người. Sự sứt mẻ tinh thần đem đến những mớ bòng bòng rắc rối. Và họa vô đơn chí sẽ có một vài kẻ bắt vạ không lương thiện. Họ làm tổn thương tâm hồn nhà văn của tôi.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 87897)
T ôi thật sự muốn viết đôi dòng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được gì. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 90932)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 78159)
Một phóng sự ngắn về nhà văn Nguyễn Mộng Giác, người vừa ra đi trong sự tiếc thương của bằng hữu. Mời quý vị theo dõi trong phóng sự sau đây  (video 3 phút).
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 100042)
V ì người tụng một thời Kinh Tôi đi rước nắng về in hiên trời Chiều trông chiều vẫn thảnh thơi Tôi đi hái thuốc về in hiên nhà...
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85061)
T ừ xưa tới nay chúng ta cứ nghĩ rằng sở dĩ con người biết đọc là vì i biết nói, nghĩa là biết tạo ra ngôn từ và phát biểu - còn thú vật vốn không biết nói thì làm sao biết đọc cho được. Thế mà các nhà nghiên cứu phòng thí nghiệm khoa tâm lí và khả năng nhận thức gọi là laboratoire de la psychologie cognitive thuộc trung tâm nói trên, chỉ sau một tháng rưỡi trời khảo sát, đà có thể phủ định điều mà chúng ta hằng tin chắc, khẳng định ngược lại rằng loài vượn babouin tuy không biết nói nhưng biết đọc hẳn hòi.