- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

SÔNG HOÀI VÀ LÒ GẠCH CŨ

21 Tháng Sáu 201911:11 CH(Xem: 20053)



HoiAn- photo UL
Hội An - ảnh UL

SÔNG HOÀI

 

Phơ phất nắng trong cửa hàng lưu niệm

anh mua con thuyền sang bên kia sông

em ngày trước để bây giờ sau trước

một mình anh rời rạc với sông Hoài

 

như làn gió đang sẵn lòng xõa tóc

như cành cây chỉ định chỗ em ngồi

ban công ấy chừng như anh lỗi hẹn

chừng như em và phố đã giao hòa.

 

Nếu biết được anh một mình trên phố

em có tịch thu tất cả buổi chiều này?

 

Hội An 2016

 

LÒ GẠCH CŨ Ở MANG THÍT

 

Những vòi vọi cao

những rười rượi buồn

chảy vào sống lưng anh là khói

 

như pháo đài đang chực tấn công

lò gạch cũ loang tàn

- Em sẽ dịch nó là gì sang tiếng Anh?

 

Hàng ngàn vạn chiến binh chữ nhật

bổ đi trấn giữ vùng đất này

không trở lại

 

những viên gạch thiếu tuổi lửa

chẳng vì sao

vỡ nát dưới chân lò

dâng phế phẩm

hoang hoang lạnh cuối

cuộc trở về dài hơn cuộc ra đi.

 

Đã xa em vài lần trong đời

hai chúng mình cũng chưa từng hò hẹn

anh thấy mái ngói ngôi nhà em đang cháy dở

đang đun nồi lá xông hay đun nước gội đầu.

  

 

 

BA TIẾNG GÕ

(Knock Three Times)

 

Mùa đông để lại ba tiếng gõ

một tiếng gõ vào đất

đất tiết hương vị kỷ

một tiếng gõ vào cây

cây phát lộc chuông non

và một tiếng gõ vào đâu đó …

 

đâu đó

người con trai lên rừng giữ biển

người con gái kéo trăng liềm gặt cánh đồng thiếu nữ

tiếng động rầm trên đôi môi hình khoen

 

đâu đó

giấc mơ của người này sau thất bại của người kia

ánh lửa chớp lập lòe đêm giáo mác

say và cay đều lên đỉnh u trầm

 

đâu đó

trong thành phố của tôi vẫn cung điện mùa hè

tiếng rao bán cái gì không rõ nghĩa

người ta vừa xây thêm cầu vượt để giải quyết tắc đường

 

đâu đó em và phép giả mạo từ

câu thơ buộc giày tạm thời mất trí

như sực nhớ ra điều gì mà ý nghĩ lại trong veo.

 

THƠ TÌNH CHO ALPHA

 

Thức giấc đi em!

mùa thu về trên nóc những ngôi nhà không cùng chung tiếng nói

thành phố thở qua từng con đường chật

anh nhốt tuổi thơ anh trong chiếc hộp bảy chiều

 

góc phố đêm, anh cầm tay em

trăng rụng đầy người lao công đang quét.

 

Thức giấc đi em!

sáng nay tin bão về trên báo

ngư phủ ra khơi hôm trước chưa thấy trở lại bờ

chắc họ đã neo thuyền ở Trường Sa

 

biển lấn dần đến mép cửa nhà em

anh đẩy sóng và em đừng mở cửa.

 

Thức giấc đi em!

đừng hỏi gì về số phận

có bàn tay vô hình đang lắp ghép chúng ta

những logic cuộc đời phi lý giải.

 

Thức giấc đi em!

dẫu niềm tin trong đêm bị đánh cắp

vẫn còn nhiều hy vọng buổi sớm mai

tia nắng nhọn châm vào ta ánh sáng.

 

CHẠM & VUỐT

 

Chạm & vuốt

thế giới ảo

thời gian thực

bàn tay kết nối bàn tay

 

thử gửi tin nhắn cho người bạn đã chết

nhận lại chiếc lá mùa đông rơi ngoài cửa sổ.

 

Chạm & vuốt

ngược về kỷ Jura xem lại những địa tầng

những cánh hoa mỏng tang hóa thạch

loài khủng long hóa thạch

nước mênh mông, biển không có thủy triều

ngày mặt trời khát máu

đêm đặc ánh trăng đen.

 

Chạm & vuốt

thử tìm mình ở tận mai sau

thấy mình không có xương

thấy mình không có thịt

như tồn tại chỉ là điều cắc cớ

nỗi cô đơn cũng có thể không còn.

 

Chạm & vuốt

cắt dán đường viền quanh tấm ảnh trắng đen

giọt nước mắt em mặn nhòa phím chữ

kéo hạnh phúc về phía mình

thả nỗi buồn vào quá khứ

đợi em đến trên chuyến bay cuối tuần

 

chạm & vuốt

mở từng nút thời gian

tìm em.

 

PHAN THANH BÌNH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85713)
Con tàu đã trở nên ọp ẹp, mấy mươi năm còn gì. Người ta nói đây là chuyến tàu tốt nhất hiện nay. Hành khách bực dọc phàn nàn tốt gì mà tốt, như đống sắt vụn, làm như họ là kẻ trên trời rơi xuống không bằng.
23 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 88902)
Tình yêu, cũng như chiến tranh, là hai đề tài muôn thuở của con người. Văn chương ngoại quốc nói về chiến tranh, viết về những trận chiến gần, xa trong lịch sử, chúng ta vẫn thích đọc. Vậy thì tại sao, người Việt Nam viết về chiến tranh Việt Nam lại nhàm chán?
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 92134)
... Tôi đã từng ăn thịt chuột. Tôi ăn vụng của em tôi. Bố cấm tôi nói cho ai biết. Bố đã cho thằng em tôi ăn bao nhiêu con chuột tôi cũng không nhớ nổi. Chỉ có điều bố thích như vậy. Bố nướng con chuột lên, thế thôi. Thằng em tôi cười hềnh hệch, nước dãi chảy dài, cầm con chuột gặm như một bắp ngô nướng. Những tảng máu chưa đông rịn đỏ hai mép. Tôi thấy đầu mình ung ung. Những hình ảnh như những mảnh vỡ lộn xộn va đập vào nhau liên hồi ...
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 89858)
Không ai biết cuộc sống của ai đang xáo trộn. Không ai biết ai đang nghĩ gì. Người chồng không bao giờ biết người vợ vừa gối đầu lên tay mình vừa dâm hoan với sếp của ả trong giấc mơ. Gã sếp đô con, bụng cuộn lên những bó cơ và làm tình thì miễn bàn. Người chồng không bao giờ biết âm hộ của ả nóng bừng như muốn nổ tung ra. Mà biết cũng chẳng thể chết ai vì ả là vợ của anh ta.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 111338)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91928)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91451)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81728)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86195)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 87215)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.