- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

“Bỉnh Bát Lệ Vô Ngôn” Trong Bài Tuyệt Thi “cúng Dường” Của Thi Sĩ, Thiền Sư Tuệ Sỹ

14 Tháng Năm 20199:20 CH(Xem: 20876)



TueSy_sach450
Thiền sư Tuệ Sĩ


Lời tác giả:

Tất cả những bài tiểu luận, tham luận, bình giảng về một vấn đề nào đó, khi xuất hiện trên dư luận công cộng, nếu đúng với giá trị của vấn đề và hay thì được dư luận tán thán, khen ngợi. Bằng ngược lại thì sẽ chịu sự phê bình của người đọc, và sự phê bình trong chừng mực, thích hợp sẽ giúp trả lại cho đúng giá trị của nó trong tinh thần trọng kính tri thức.

 

Bài thơ: “Cúng Dường” của thiền sư, thi sĩ Tuệ Sĩ đã được nhiều giảng sư, luận sư, triết gia chuyển dịch, tất cả đều dịch rất sát, rất hay, nhưng trên ý nghĩa của mặt chữ, đã khiến dư luận cảm thương, tội nghiệp khi đọc thi phẩm này, mà theo tôi, sự giải thích sát nghĩa như vậy đã ngược lại hoàn toàn tính hùng vĩ và đại bi tâm của nhân cách tác giả và thi phẩm.

 

Với những lời góp ý thô thiển, Phật Tử Ngẫu Hồ hy vọng sẽ diễn giải được giá trị đúng như nó là của bài tuyệt thi này. Hy vọng sẽ không làm người bị (hay được) phê bình động lòng, nếu có gì sai sót, xin cúi đầu đảnh lễ, nhận lại sự chỉ bảo, phản biện, sửa đổi với lòng biết ơn sâu xa.

(Trần Ngẫu Hồ)

 

 

 

 

 

 

---o0o---

 

Năm 1984 của thế kỷ trước, dư luận Phật tử toàn cầu xôn xao khi nhận được tin thiền sư Tuệ Sĩ, thiền sư Lê Mạnh Thát bị chính quyền bắt giam, đưa ra tòa lãnh án tử hình vì tội âm mưu lật đổ chính quyền. Một tội tử hình của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).

 

Ngày đó, vì Việt Nam chưa có bang giao toàn diện với tây phương, với Mỹ, nên cộng đồng VN cảm thấy bất lực và sự can thiệp của mình với một xứ độc tài toàn trị là một điều không tưởng.

 

Người biết chuyện thuật lại, ngày ra pháp trường thái độ của các thiền sư tử tù thản nhiên như đi hội, nhưng rồi, có lẽ nhận ra sự quá đáng của bản án, chính quyền đã hạ mức án xuống còn tù chung thân, người tử tù hụt bị chuyển qua các nhà tù khác nhau. Sau vài lần chuyển tù, chuyện thường xuyên xảy ra với tù nhân tại VN, thì nhị vị thiền sư được phóng thích, do sự can thiệp của nhiiều tổ chức quốc tế, nhưng đấy là chuyện về sau.

 

Nhưng do sự kiện chuyển tù này, mới nẩy sinh ra câu chuyện lưu truyền bài thơ “Cúng Dưòng” vô cùng diễm lệ, trác tuyệt của thầy Tuệ Sĩ. Những người tù sau vào ở nơi thiền sư vừa mới rời đi, khám phá ra bài thơ “Cúng Dường” này, do vậy bài thơ mói được truyền ra dư luận và sau khi tôi đọc bài thơ, thì tôi nhận ra đây là một trong những tuyệt tác thi hiếm có của thiền tông, và càng suy tư càng kính trọng sự cao thượng của một nhà tu chân chính.

 

Trước khi vào phần phê bình, xin tự giới thiệu, tôi là một người quý mến thơ, nên đối với những người làm thơ hay bình thơ, tôi luôn luôn tôn trọng, vì tôi nghĩ trong lãnh vực này, ít nhất thì cũng có một khoảng thời gian các tác nhân đã từng trầm ngâm suy tư, tức là dùng cái tri thức của mình để giành cho nó, chăm sóc cho nó, thế nên đối với tôi điều đó đã là giá trị, do vậy tôi tự nghĩ không nên can thiệp vào, mà hãy cứ để cho dư luận lớn thẩm định thì sẽ dễ dàng được chấp nhân hơn, vì vậy nên tôi rất hiếm khi tham dự vào sự bình luận trong lãnh vực này.

 

Tuy nhiên, với bài thơ “Cúng Dường” của Thiền Sư Tuệ Sĩ thì lại khác. Động lực chính mà tôi viết bài này  vì từ khi xuất hiện bài tuyệt thi này cho tới nay, dư luận hoàn toàn yên lặng, ý nghĩa của bài thơ mà theo sự hiểu của tôi thì chưa được nêu lên, nên hôm nay tôi xin mạo muội góp ý.

 

Sự bình giảng không đúng với giá trị thật sự của bài thơ, sẽ kéo theo sự xuống cấp tư cách, bản lãnh của tác giả một cách oan uổng, biến một con nguời đang từ nhân cách bình thản, cao thượng, đại hùng với tâm đại từ bi, thành một người bi lụy, sụt sùi, than trách, kể lể, chỉ vì những giọt nước mắt không hề có đã được các dịch giả vì lòng tốt mà tự động gắn lên mắt của tác giả.

 

Xin trưng dẫn vài thí dụ diễn giải thơ, theo tôi, có sự sai lạc của các diễn giả: Xin được bắt đầu bằng triết gia Phạm Công Thiện: ông Thiện đã giới thiệu thơ của thiền sư Tuệ Sĩ trước dư luận lớn và thiền sư Tuệ Sĩ vẫn còn sống, nên thiết nghĩ, sự diễn giải sai cần phải được hóa giải như một trách nhiệm của tri thức.

 

Trước hết, xin hãy xem sự bình giảng của Triết Gia Phạm ra sao trong bài bình thơ Tuệ Sĩ, bài “Thoáng Chốc”:

 

[trích trong bài: Buổi Chiều Nắng Hạ Đọc Thơ Tuệ Sĩ - Phạm Công Thiện]

 

“Bài Thoáng Chốc ửng hiện lên âm hưởng thơ mộng, huyễn, bào, ảnh của Kim Cương Kinh, phối hợp bình đẳng với lòng Đại Bi sâu thẳm… 

Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn 
Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao 
Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận 
Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao. 

(Thoáng Chốc) 

Tình yêu chỉ thực sự tình yêu, tình người chỉ thực sự là tình người, vì trực thức rằng tất cả đều là khoảnh khắc chiêm bao. Mỗi khi mình trực nhận rằng chính mình cũng là "khoảnh khắc chiêm bao" thì sự bừng dậy tỉnh thức toàn diện vụt chợt tới và từ đó mình đứng dậy lao thân vào hành động thuần túy của một bậc Bồ Tát để giải thoát con người ra khỏi tất cả lao lung của đời sống. Tuệ Sỹ đã sẵn sàng đi vào tù để chuyển y tâm thức khả dĩ phá tung tất cả tù ngục nhân sinh.  [hết trích].

 

Tôi đã đọc kỹ bài Thoáng Chốc của thiền sư Tuệ Sĩ và theo như sự hiểu của tôi thì đây là một bài thơ tình lãng mạng, rất hay, tình cảm dạt dào bỗng dưng nổi lên thoáng qua đời sống tu hành khắc khổ, như sự thú thật của thầy, nhưng nó tan biến nhanh vì sự thấu triệt và chọn lựa của thầy, chính vì vậy mà nó đẹp, nó lãng mạng, như sự tường thuật sau đây.

Câu chuyện xảy ra như sau:

Một buổi trưa hè, nắng Trường Sơn như dội lửa về thành phố Huế, nơi thiền sư tu học, hôm ấy là ngày lễ Phật Đản, trời nóng lắm, người người chen chân đông đảo như nêm cối. Bỗng trong đám đông xuất hiện một nữ lưu, một người con gái đẹp, đẹp lắm, với nét trong sáng, ngây thơ và hồn nhiên nữa, độ tuổi của nàng khoảng 17 – 18 là cùng (Người mắt biếc, ngây thơ, ngày hội lớn). Hôm đó nàng mặc áo dài trắng, cả người nàng là một mầu trắng đơn sơ, tinh khiết, có lẽ nàng biết thầy, và có lẽ nàng cũng đã nghe danh thầy, và hơn hết, chắc nàng cũng có cảm tình với thầy, thứ cảm tình pha lẫn sự cảm phục vì tài năng, đức độ và danh tiếng. Sự cảm tình thoáng ẩn, thoáng hiện trong nàng dành cho thầy, đổ trào ra khóe mắt, nụ cười của nàng khi nàng tiến đến chào thầy.

Nhưng quả nhiên, chính thầy cũng đang bị người đẹp hớp hồn rồi, chung quanh thầy hôm ấy đông người thế mà thầy có thấy ai đâu? Đám đông chỉ như một đồng cỏ xanh bất tận rì rào, oằn mình trong nắng quái, nhưng khi nàng trao nụ cười xiêu hồn với thầy, thầy như thấy con nắng quái cũng tỏ ra hiền lành hẳn, một vài phút thần tiên, mơ mộng xâm chiếm, thầy ước sao cho nàng ở bên mình mãi mãi, nhưng ... thầy chợt tỉnh, trở về với giác tính, và rằng mọi sự trên cõi đời này đều hư huyễn, chỉ như giấc chiêm bao (Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao…).

 

Chuyện này thì cũng dễ hiểu thôi, vì thầy cũng vẫn chỉ là một người đàn ông, dẫu đang tu nhưng cũng biết rung động trước nhan sắc phái nữ vậy. Thầy đứng trong khoảng giữa đời thường tục lụy và sự quán chiếu mọi thứ chỉ là những huyễn ảo, rồi tiếng sét ái tình này sẽ dễ dàng phai mờ qua mau.

Sự ý thức này của thầy, ta mới thấy thầy thật sự đáng quý, đáng kính, thầy chính là một vị chân tu, nhất quyết tìm theo con đường trí tuệ của đức Phật, và ở ngay đó cũng lộ hết những khía cạnh thơ mộng của đời sống, và là nét đẹp của bài thơ.

Con cò trắng, dịu hiền, đơn sơ mà cuốn hút, khuất chìm dần vào cánh đồng xanh bất tận, thầy chợt tỉnh…tất cả, và hãy mau mau ra khỏi cơn mê chiều, để trở về với thực tại, sống trong vĩnh cửu của thực tướng, vô tướng. Tiếng chuông chiều thánh thót đâu đó bỗng dìu dặt ngân nga như lay tỉnh trần gian.

 

Đẹp quá, bài thơ tuy ngắn, mà gói ghém trọn vẹn ý nghĩa hình ảnh của thực tướng và ảo ảnh của cuộc đời, cái cảnh người đẹp phai mờ, tan dần trong tâm thầy, theo ngày tàn, ôi sao thấy thương quá và tội nghiệp quá, đẹp và thơ mộng làm sao với những câu thơ của Phạm Thiên Thư:

 

 

Cuộc đời có bao nhiêu?

Mà tình sầu vô lượng?

Tình yêu vết chim bay.

Đáng thương biết mấy cái cảnh.  

Anh một mình gọi nhỏ.

Chim ơi, biết đâu tìm?

 

Nhưng thầy vừa qua cơn mộng ngắn. và rồi thầy lại vẫn kiên trì cất bước theo Phật. Thầy thật chân tình và cũng thật là trí tuệ. Thầy thật đơn giản, bầy tỏ thật lòng mình. Một cảnh đời của cõi trần gian tục lụy.

 

Thế thôi, chứ có gì là bình đẳng với đại bi sâu thẳm ở đây đâu? Và ở bài thơ này chưa có tù đầy gì cả, sao lại dựng chuyện tù đầy ở đâu ra đây ông triết gia? Ông đã sơn phết, rời xa nội dung và ngữ cảnh, một bài thơ rất lãng mạng, đẹp đẽ của thầy Tuệ Sĩ, ông đã bỏ qua khía cạnh đẹp đẽ của bài thơ, cũng không nêu lên được lòng chân thật của một người tu sĩ trí thức, chân chính.

 

Ngoài triết gia Phạm Công Thiện, còn có  diễn dịch giả TT. Thích Như Điển, Thích Viên Lý, Thi Sĩ Vân Nguyên, Đại Tá Nguyễn Tử Đóa và cư sĩ Nguyên Giác cho bài “Cúng Dường”, mà tôi xin mạo muội phân tách sau đây, cả 6 vị đều diễn giải một cách tương tự nhau: tất cả đều cho rằng thiền sư Tuệ Sĩ đã khóc lóc, sụt sùi, kể lể trong câu thơ cuối cùng “Bỉnh bát lệ vô ngôn” - câu quan trọng nhất của bài thơ tứ tuyệt - một bài thơ ngắn, chỉ có 4 câu.

 

Không, không, T/S Tuệ Sĩ không nhỏ bất cứ một giọt nước mắt nào trước đức Phật Thích Ca cả.

 

Xin hãy quán chiếu bài thơ qua tư duy này:

Trong một phòng giam tù tại một nhà tù VN, thiền sư Tuệ Sĩ, trước khi dùng bữa, một bát cơm tù, thầy làm thủ tục cúng dường. Đây là một thủ tục bắt buộc của một tu sĩ Phật Giáo, trước khi dùng một bữa cơm, người tu sĩ phải cúng dường chư Phật, chư tổ để tỏ lòng biết ơn, cúng dường chúng sanh đói khổ để tỏ lòng thương xót chia xẻ.

 

Trong trường hợp này, thiền sư Tuệ Sĩ đang cúng dường bát cơm tù của mình lên đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và nếu theo sự diễn giải của 6 vị giảng sư này, thì nhà sư Tuệ Sĩ vừa cúng dường đức Phật, vừa kể lể sự tình với đức Phật như sau:

 

Thưa đức Phật Thích Ca, thế gian này sao đằng đẵng những hận thù, đầy máu lệ, con sao thấy… bi thảm … sụt sùi quá, con giờ đây nghẹn ngào, không nói được lời nào (“Bỉnh bát lệ vô ngôn”)

Như sự diễn giảng sau của các giảng sư:

“Bưng bát khóc không lờI” (TT Thích Như Điển trong bài “Cúng Dường Tối Thắng Tôn”) “Bưng bình cơm độn lặng yên lệ trào” (TT Thích Viên Lý + Triết Gia Phạm Công Thiện trong bài “Buổi Chiều Nắng Hạ Đọc Thơ Tuệ Sĩ - Phạm Công Thiện”). “Ôm chén lòng khóc thầm” (Thi Sĩ Vân Nguyên + Triết Gia Phạm Công Thiện). “Phẩm dâng tràn nước mắt” (Đại Tá Nguyễn Tử Đóa trong bài “Đạo Phật Trong con Mắt Tôi”). “Lệ nhỏ không lời, lòng xót thương” (Cư Sĩ, giảng sư Nguyên Giác:  trong bài “Những Con Chữ Tử Tế Trong Khoảnh Khắc Chiêm Bao”).

 

Thì đúng là bỉnh bát là hình ảnh đại diện của một tu sĩ Phật Giáo, thế nên bỉnh bát lệ phải là ông tu sĩ này đang khóc là hợp cảnh quá rồi? Vì vậy, các ông giảng sư cứ cho thầy “nhỏ lệ vô tư” đi thôi.

Trong hoàn cảnh đó, đức Phật Thích Ca phải ái ngại, an ủi khi nhìn thấy người học trò của mình, nhỏ lệ kể lể, ngài cũng từ bi mà thốt lên:

“Kìa ông Tuệ Sĩ, sao lại bi lụy quá thế? Chẳng phải ta đã dậy tất cả những gì có hình tướng đều chỉ là giả hữu cả hay sao? Và dẫu ông có cúng dường thân ông nhiều như số cát sông Hằng cho những thiện pháp, thì cũng chưa xứng gì với cái Tâm rỗng lặng, hồn nhiên mà ông đang theo đuổi hay sao? Cứ giữ Tâm như thế thì có gì là phải bi lụy đâu?”.

 

Nhưng ý nghĩa cao nhất “Bỉnh bát” là hạnh hoá độ, nên “lệ” của hạnh hóa độ thì phải là tình thuơng, là tâm từ bi hiển nhiên của bậc mà tâm của ngài vắng lặng trong “vô ngôn”, trong thiền, nhưng thương ai đây? Xin thưa, thương những kẻ đang giam giữ mình, nên lòng từ bi đó là tâm đại từ, đại bi, tình thuơng của một bậc chân tu đã xuyên suốt và thấu triệt.

 

Xin được diễn giải 2 câu cuối của bài thơ như sau. “Thế gian trường huyết hận” và “Bỉnh bát lệ vô ngôn”:

 

… Ngày xưa, các ông còn ở vị trí của kẻ bị săn lùng, kẻ đi trốn, trong vai trò cách mạng, giải phóng, giáo hội Phật Giáo Thống Nhất đã có lần thương xót, từ bi mà che chở cho các ông. Nay các ông đang ở vị trí của kẻ chiến thắng, ngự trị. Vì để bảo vệ cho vị trí quyền lực của mình nên các ông đã cư xử một cách vô ơn, thô bạo với những tu sĩ chân chính đã bảo vệ cho mình - những Thích Quảng Độ, Thích Huyền Quang, Thích Thiện Minh, Thích Tuệ Sĩ v.v…

Hành động, bắt giữ giam cầm những người chân chính làm cho nghiệp quả các ông trở nên xấu lắm, các ông sẽ phải trả cái quả xấu do mình tạo ra đó thôi, chúng tôi những người tu sĩ hiểu được nhân quả, hiểu được vấn đề, thấy thương xót các ông lắm.

 

Thế nên lòng từ bi này chính là đại bi.

 

Cư sĩ Nguyên Giác tuy đỡ hơn bốn ông kia, vì có câu “lòng xót thương”, nhưng bản dịch của ông trở nên giảm giá trị khi đã trình bầy thầy Tuệ Sĩ nhỏ nước mắt trong đó, nên lòng xót thương ấy chỉ còn là sự bi thảm, sụt sùi, chưa thể là từ bi đúng nghĩa được?

Lại nữa, cư sĩ Nguyên Giác đã tường thuật thêm những giá trị không có vào bài thơ, làm bài thơ mất đi giá trị đơn sơ, mà cao thượng, đại hùng mà đại bi, bình thản nhưng xuyên suốt và trí tuệ của thầy Tuệ Sĩ.

Xin trích dẫn sự diễn giải của cư sĩ Nguyên Giác: <trích>:

 

Đây thực sự không phải là thơ. Các dòng chữ trên đã vượt qua những gì ngôn ngữ loài người có thể chuyên chở. Đó chính là hoa từ cõi trời thả mưa vào ngục tối, để một nhà sư nhặt chữ lên và cúng dường Phật. Đó không phải là chữ, mà chính là nước mắt, là nỗi đau đớn của cơ thể khi cầm chén cơm lên và là nỗi thương xót khi thấy thế gian đầy máu hận, và rồi vị sư này thốt lời cảm ân đức của Đấng Thế Tôn… Bài thơ “Cúng Dường” chữ Hán này mang sức mạnh bất tử của các dòng kệ trong những nghi thức tụng kinh”. <Hết trích>

 

Làm gì có hoa từ cõi trời? Chỉ có những câu thơ đơn sơ mà sâu xa ý nghĩa. Làm gì có nước mắt và sự đau đớn thân thể? Chỉ có sự bình thản, đại từ bi trong sự thấu hiểu và xót thương, và làm gì có sự ca tụng ân đức Đức Thế Tôn? Mà chỉ có sự bộc bạch, xác định kiên trì lòng từ bi với kẻ đang hành hạ bằng sự giam giữ mình, trước đức Phật mà thôi.

Cư sĩ Nguyên Giác cũng đã ra khỏi ngữ cảnh của bài thơ giống như triết gia Phạm Công Thiện.

 

Thế nên không thể để thiền sư nhỏ bất cứ hình thức nước mắt nào cả, dù chỉ là một giọt lệ thầm cũng quá đủ để phá cách một nhân cách đại hùng, đại bi của thiền sư Tuệ Sĩ.

 

Sau cùng phật tử Ngẫu Hồ xin mạo muội dịch bài thơ “Cúng Dường” của thầy Tuệ Sĩ đúng như Bi Trí Dũng, từ bi tâm của thầy, của một bậc chân tu, để thầy khỏi phải nhỏ bất cứ giọt nước mắt bi lụy, oan sai nào:

 

Nguyên tác                                         Dịch:

Phụng thử ngục tù phạm                 Kính dâng bát cơm tù,              

Cúng dường Tối Thắng Tôn             Cúng giàng Tối Thắng, Đại Từ Thế Tôn,

Thế gian trường huyết hận             Thế gian còn lắm hận thù,

Bình bát lệ vô ngôn.                      Tim con, còn lặng, dâng, tràn xót thương.

 

Không có một giọt nước mắt nào sụt sùi, bi lụy, mà chính là tâm đại hùng, đại bi trong thơ, trong phong cách thầy Tuệ Sĩ, và đó mới chính là ca tụng ân đức của ngài Phật Thích Ca.


TRẦN NGẪU HỒ
Ý kiến bạn đọc
23 Tháng Năm 20196:10 SA
Khách
Dâng người một bát Cơm tù
Cúng dường Đức phật đại từ Thế tôn
Thế gian hận huyết còn dài
Tay bưng bình bát lệ đong không lời
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Mười 20236:02 CH(Xem: 4767)
Sau mấy stt. của hắn trên MXH về chuyện vu cáo tồi tệ của vài vị “chức sắc” ở Hội Kiều học (Hội khoa học nghiên cứu Nguyễn Du & Truyện Kiều), cô con gái hắn - sinh viên năm thứ hai ĐH KHXH&NV vừa về tới nhà đã xộc tới bàn làm việc của hắn, với gương mặt đỏ bừng mà ngày thường vẫn lạnh như bà hoàng Băng giá, nó tức tối chất vấn, như hành hạ ông bố đã thất bại đủ thứ và đang khốn khổ đủ điều
16 Tháng Mười 20235:52 CH(Xem: 4564)
Tôi có duyên với chợ nên đi về cuối đường đời thì dấu ấn sâu đậm nhất trong tôi là cái chợ, nhớ nhất là cái thời còn buôn bán ở chợ nên đến bây giờ cả trong giấc ngủ tôi vẫn thường mơ thấy chợ, nơi ấy là nhà là kỷ niệm ăn sâu nhất không quên được.
16 Tháng Mười 20235:20 CH(Xem: 5020)
Nắng lạc lõng nắng tàn trên hè phố / Chiều bơ vơ chiều té xuống sông / Tôi im lặng tôi ngồi nghe sóng vỗ / Đời vô thường nên có cũng như không
16 Tháng Mười 20235:01 CH(Xem: 5503)
phương đông có quê hương là mặt trời / phương tây có thành phố đầy cổ tích / gửi về nàng chìm đắm / thanh thản những đóa hoa mộc lan / thì thầm điều to nhỏ / trong khu vườn hoang dã / ngơ ngác như mây mưa…
16 Tháng Mười 20234:35 CH(Xem: 5205)
Bay đi từ cánh đồng nào thân cò của mẹ / Chắt chiu hạt gạo đồng tiền / Mười đứa con nhân lên mười lần thương khó / Một trăm ngã nhọc nhằn vạn nẻo đắng cay
16 Tháng Mười 20234:16 CH(Xem: 4586)
Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng.(1) [trích Thông Báo của Cambodia gửi Ủy Ban Thư Ký Sông Mekong]
07 Tháng Mười 202311:06 CH(Xem: 4951)
...Mai Ninh, Trần Vũ, Lê thị Thấm Vân vẫn viết về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến đã qua. Trần Diệu Hằng với Vũ điệu của loài công, Mưa đất lạ và Chôm chôm yêu dấu vẫn là những tập truyện ngắn liên quan cuộc sống người tỵ nạn, đến tâm tình từ góc độ một người tỵ nạn. Lê thị Huệ với Bụi Hồng, Kỷ niệm với Mỵ Anh và Rồng rắn vẫn là những soi chiếu vào tâm tình những cảnh đời của nếp sống di dân qua hình ảnh cô sinh viên thuở trước và bây giờ. Nhưng người ta vẫn nhận ra đề tài về tính dục vẫn là nét trổi bật trong các truyện của các nhà văn kể trên (trừ Trần Diệu Hằng). Thứ văn chương với đề tài có xu hướng trổi bật về tính dục đã mở đầu như một thứ cách mạng tình dục trong tiểu thuyết. Trước đây thì cũng có Tuý Hồng, Lệ Hằng, Thụy Vũ... cũng đậm mà chưa đặc, chưa đủ mặn. Ai là người đánh trống, cầm cờ về đề tài này? Có thể là Trần Vũ, Trân Sa hay Kiệt Tấn, Ngô Nguyên Dũng, Hồ Trường An và nhất là Lê thị Thấm Vân. Truyện sẽ không viết, sẽ không đọc, nếu không có trai gái.
23 Tháng Chín 202310:53 CH(Xem: 7179)
Trong những thập niên tới—khi các văn khố hoàn toàn mở rộng—chúng ta mới có thể biết rõ ai là người Việt đầu tiên đã đến Mỹ và tiếp cận với nền chính trị Mỹ. Cách nào đi nữa, Bùi Viện khó thể là nhân vật này… /... Nguyễn Sinh Côn—dưới bí danh Paul Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc—có thể là người Việt đầu tiên đến Mỹ, và chắc chắn là người đầu tiên nghiên cứu hệ thống chính trị Mỹ… /... Phần tư thế kỷ sau, Nguyễn Sinh Côn—với bí danh Hồ Chí Minh—thực sự móc nối được với cơ quan tình báo chiến lược (OSS) Mỹ, được tặng bí danh “Lucius,” rồi bước vào Hà Nội giữa cao trào cách mạng 1945.[lvii] Mặc dù Liên bang Mỹ đã chọn thái độ “hands-off” [không can thiệp] khi liên quân Pháp-Bri-tên khởi đầu cuộc tái xâm lăng Việt Nam năm 1945, / ...cũng như thiết lập sự chính thống cho chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, qua cuộc bầu cử quốc hội 1946 và bản Hiến Pháp 9/11/1946...—đồng thời có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến kháng Pháp suốt 8 năm kế tiếp.
21 Tháng Chín 20232:50 CH(Xem: 6501)
Mùa thu trải ra trải ra / Từng bước chân trên ngọn cỏ khô / Có em chạy băng qua cánh đồng hoang tưởng / Nụ hôn vội một sáng ướt mưa / Có phải em và mùa thu / Chia tay và nỗi buồn có thật / Như mưa / Rơi xuống đời nhau.
15 Tháng Chín 202312:19 SA(Xem: 4655)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Anh Nguyễn Văn Cử, Pháp Danh Gelek Gamba / Cựu học sinh Chu Văn An và Trần Lục / Cựu Sĩ Quan Võ Bị Thủ Đức, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa / Sinh ngày 16 tháng 4 năm 1944 tại Hải Phòng, Việt Nam / Đã quá vãng ngày 22 tháng 8 năm 2023 / tại San Jose, California / Hưởng thọ 79 tuổi