- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MỘT ĐỜI CON NỢ MẸ

09 Tháng Năm 20199:22 CH(Xem: 20499)


BAT LIEU
Bạt Liêu -ảnh Nguyễn Hoàng Nam

 

Một đời con nợ...

 

Con nợ mẹ gió mùa thu

Năm canh thao thức lời ru mỏi mòn

Chăm con từng giấc ngủ tròn

Gió mùa thu thoảng nỉ non bên trời.

 

Con nợ mẹ cả một đời

Đong đưa nhịp võng nghe vời vợi đau

Ngoài vườn man mác hương cau

Vầng trăng chênh chếch nghiêng sầu bên song.

 

Con nợ mẹ một dòng sông

Cuộn phù sa lắng vào lòng mênh mang

Nhấp nhô sóng nước thênh thang

Đẩy đưa những chuyến đò ngang theo dòng.

 

Con nợ mẹ bao chênh chông

Vòng tay êm ái ủ nồng tháng năm

Ánh mắt dõi tận xa xăm

Hoàng hôn lặng lẽ rơi thầm vào đêm...

 

Con nợ mẹ cả khoảng im

Lẻ loi một bóng, lệ mềm môi run

Đầu non cuối bãi chon von

Thân cò lầm lũi chờ con trở về.

 

Con nợ mẹ chiều lê thê

Mưa giăng hiu hắt mỏi mê bóng chiều

Mẹ về trong cõi tịch liêu

Hồi chuông ngân vội quạnh hiu đất trời.

 

Con đi khắp nẻo mù khơi

Trĩu lòng những tiếng ơi hời mẹ ru

Nợ mẹ đến mãi thiên thu

Nén hương con thắp mịt mù âm dương.

 

Biển Cát

 

Gọi mùa hạ cũ

 

Chờ ai về giữa mênh mông

Tháng tư một đóa phượng hồng mong manh

Treo trên sợi nhớ long lanh

Thả chùm dĩ vãng vào xanh màu trời.

 

Bâng khuâng đôi mắt trông vời

Lá rơi lắc rắc bời bời như mưa

Bàn tay góp những nhặt thưa

Ôm lòng chao chát ngỡ chưa qua mùa.

 

Còn nghe từng ngọn gió lùa

Vương trên sợi tóc ai đùa xôn xao

Áo người trắng đến chênh chao

Ngàn sau còn dấy nỗi đau ngậm ngùi.

 

Loang vào hạ những bồi hồi

Hàng cây ngăn ngắt chảy trôi nắng vàng

Một màu phượng thắm mênh mang

Chùn chân buốt tiếng ve ran rã rời.

 

Chờ ai trên đỉnh sầu phôi

Chiều hoang hoải gió dạt lời phù vân

Nhớ gì phượng thắp rưng rưng

Gọi mùa xưa cũ mịt mùng âm hao.

 

Biển Cát

Rớt vào đâu


Đầy trong ta

Những nỗi buồn

Không dưng

Mà nước mắt tuôn thành dòng

Nghe ngày

Từ những hư không

Thắp lên màu nắng

Mênh mông ngậm ngùi

Rớt vào đâu

Nụ cười vui

Để còn lại

Nỗi bùi ngùi xót xa.

 

Vạt mây nào

Bay ngang qua

Giữ giùm ta

Kỷ niệm buồn và vui

Mai này

Lòng có chơi vơi

Ta nhìn mây trắng

Nghe vời vợi đau.

 

Đời mình

Rồi cũng qua mau

Từng cơn sóng vỡ

Chênh chao cuối ghềnh

Lênh đênh

Đầu bãi lênh đênh

Một dòng nước chảy

Chòng chềnh trôi xuôi.

 

 

Biển Cát


 

Ôm hết chơi vơi

 

Cũng đành một khúc chia xa

Buồn như những đám mây nhoà nhạt trôi

Bàn tay nâng chén ly bôi

Nước mắt đọng giữa bờ môi ngậm ngùi.

 

Ngập ngừng một tiếng chia phôi

Vầng trăng ngã bóng chia đôi nụ sầu

Ngày vui cũ lạc về đâu

Chỉ còn hun hút mắt sâu trông vời.

 

Thời gian như dòng nước xuôi

Vươn tay ta níu những vời vợi đau

Áo xưa rồi cũng sẽ nhàu

Mênh mông trời rộng tìm nhau phương nào ?

 

Cuộc tình thôi đã xanh xao

Hắt hiu quên nhớ chênh chao một đời

Ôm về hết những chơi vơi

Đếm từng mảnh vỡ rơi vào vực sâu.

 

Biển Cát

 

Tràn tiếng thở dài

Cho tôi nhé

Một ngày vui

Mắt long lanh ướt

Môi cười hân hoan

Cùng người

Bước giữa thênh thang

Cỏ xanh bát ngát

Hoa vàng lắt lay.

 

Và bàn tay

Ủ trong tay

Có sợi tóc

Vờn bay áo người

Nhẹ nhàng

Nghe chiếc lá rơi

Vương theo cánh gió

Chơi vơi bên trời .

 

Cho tôi

Thắp vội môi cười

Quên cơn mộng dữ

Quên tình hư hao

Ngỡ chưa

Lạc mất đời nhau

Dẫu lời ru

Đã chênh chao ngậm ngùi.

 

Cho tôi

Thôi mộng rã rời

Giữa khuya thức giấc

Nửa vời nỗi đau

Hương hoàng lan

Thoảng đưa mau

Tựa vào tường lạnh

Mà đau đáu sầu.

 

Cho tôi

Hái vạn vì sao

Cất đầy túi mộng

Lao xao lối về

Đừng tàn

Một giấc vàng kê

Chạnh lòng lại thấy

Đường lê thê dài.

 

Từng vốc cát

Chảy qua tay

Tràn mênh mang

Tiếng thở dài vu vơ

  

 

Biển Cát

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
05 Tháng Sáu 20193:25 SA
Khách
Cảm ơn bạn Bình Nguyễn !
03 Tháng Sáu 20196:11 SA
Khách
Cảm ơn bạn Bình Nguyễn !
11 Tháng Năm 20191:28 SA
Khách
Thơ miên man, ý đẹp, rót vào tâm tư. Nếu nhạc sĩ cảm nhận phổ thành nhạc sẽ tuyệt vời.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 117137)
N hà thờ vắng vẻ. Những hàng ghế trống im lìm. Chúng tôi đứng cạnh nhau sau hàng ghế cuối, tôi bảo nàng nhìn lên tượng Chúa và im lặng. Rất trang trọng, mấy phút sau tôi hỏi nàng, Kim có biết tôi vừa nói gì với Chúa không. Nàng gật đầu, mắt long lanh ướt. Tôi thầm cám ơn Chúa và nắm tay Kim rời nhà thờ. Tôi đã cầu hôn nàng như thế đó.
25 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 91755)
H ợp Lưu 115 đến với quí độc giả và văn hữu vào những ngày cuối tháng Mười khi “Cuộc cách mạnh Mùa Xuân Ả Rập” ở Lybia đã thành công bằng sự ra đi vĩnh viễn của Gaddafi, một tin ngắn của Reuters cho biết: “Ông Gaddafi và con trai đã bị thương, bị bắt sống nhưng sau đó đã chết. Theo truyền thống Hồi giáo, người chết phải chôn cất trong vòng một ngày, nên việc trưng bày xác chết cho người xem trong nhiều ngày đã làm cho nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng […]mọi người và các nhà lãnh đạo Libya đều đến xem xác Gaddafi để rút bài học và đừng bao giờ đàn áp người dân.” Đoạn tin trên khiến cho chúng ta liên tưởng đến nhiều việc...
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89424)
C uộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 , trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963. Mặc dù chỉ nhấn mạnh vào cuộc tự thiêu bi tráng của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 [...] “Vài Ý Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức” công bố lần đầu tiên một số tài liệu văn khố Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa và Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, giúp vùi chôn một lần và mãi mãi loại sử văn suy tôn, nhớ ơn và đào mộ. Tạp Chí Hợp Lưu
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 106091)
D ưới tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963...
16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89378)
H iệp ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101884)
N hạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.
14 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96935)
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89559)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 119135)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.
08 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105440)
... k ể từ hôm nay(Oct 8-2011) , người ta không còn mua vi cá ở California được nữa. Thống Đốc tiểu bang California đã ký ban hành luật cấm thủ đắc và bán vi cá nhập cảng vào California. Trong bản tuyên bố sau khi ký ban hành luật, Thống Đốc Jerry Brown nói rằng việc cắt những vi của những con cá mập còn sống và ném thân chúng xuống biển không những là hành động tàn bạo mà còn làm ô nhiễm nước biển.