- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGỌN NẾN MUỘN MÀNG CHO NGƯỜI YÊU NƯỚC NGHIÊM SỸ TUẤN

04 Tháng Năm 201911:02 CH(Xem: 16197)



TranMongTu
Nhà văn Trần Mộng Tú


Trần Mộng Tú, sinh năm 1943 tại Hà Đông, Bắc phần. Lớn lên ở Hà Nội, Hải Phòng, di cư vào Nam  1954, trung học Nguyễn Bá Tòng, trung học Trường Sơn Sài Gòn. Nhân viên Hãng Thông Tấn The Associated Press, (1968- 1975). Sang Mỹ tháng Tư năm 1975, hiện sống (với gia đình) tại Seattle, Washington, làm thơ viết văn từ sau 1975. Đã xuất bản 4 Tập Thơ, 4 Tập Tản Văn và Truyện Ngắn. Cộng tác với các trang mạng và tạp chí văn học ở Mỹ và các nước khác.

*

 

      Bác Sĩ Ngô Thế Vinh chia xẻ với tôi một cuốn sách anh và các bạn anh đang soạn thảo. Cuốn sách về một cuộc đời rất ngắn của người bạn đồng nghiệp: Nghiêm Sỹ Tuấn, một Bác Sĩ Quân Y, một Thi Văn Sĩ , tử trận ở tuổi 31 tại Khe Sanh năm 1968 khi anh đang là Y Sĩ Trung Úy Tiểu Đoàn 6, Nhảy Dù.

 

      Nghiêm Sỹ Tuấn chết ở cái tuổi đẹp nhất của đời người: đời của một Y Sĩ, một Thi Sĩ và đời người Lính. Với ba cái đó cộng lại, Nghiêm Sỹ Tuấn là một con người sống lý tưởng và ôm đầy hoài bão tốt đẹp.

 

      Anh đã bước vào cuộc chiến, bỏ lại sau lưng gia đình, công danh, tình yêu và tuổi trẻ.

      Với trái tim nồng nàn Anh đã đối diện với định mệnh Si Vis Pacem  Para Bellum.

      Anh đi tìm hòa bình trong chiến tranh, Chiến Tranh là một điều không né tránh được nếu nhân loại thực sự muốn có Hòa Bình. “Cư An Tư Nguy”, người quân nhân nào cũng thuộc lòng câu đó khi vào nhiệm vụ.

 

      … Làm gì có xương nào phơi vô nghĩa, càng vô nghĩa bao nhiêu càng ý nghĩa bấy nhiêu. Vả chăng xương nào thay được xương mình. Trái đậu thì hoa tàn. Hạt giống có chết cây mới nẩy mầm xanh, sao nói là vô nghĩa được… Cũng đừng buồn thấy lan nhược nở đỏ rồi rơi êm giữa rừng gai cằn cỗi. Cô đơn, đau khổ, gắng chịu một mình. Có thế mới thấy hết vẻ đẹp thanh tao của giếng êm, trăng rạng. (Nghiêm Sỹ Tuấn)

 

      Anh đi vào chiến tranh như một người nông phu bước vào thửa ruộng của chính mình. Không có điều gì tự nhiên mà có được, như muốn có bông lúa thì người nông phu phải cầy bừa trong bùn đất.

 

      Nghiêm Sỹ Tuấn đã đi vào chiến tranh như thế. Bỏ lại gia đình, bạn hữu, người yêu. Anh

có một người yêu hay không? Chắc là phải có vì ta đọc trong văn thơ của Anh  thấp thoáng đối thoại giữa Anh và một người con gái.

 

      Người thứ nhất: Nghiêm Sỹ Tuấn

      Người Thứ hai: Người Yêu

      Người thứ hai: Em vừa nghe đọc tên anh. Bao giờ anh đi?

      Người thứ nhất: Ngày mai, ngày kia, một tuần, một tháng, không chừng.

      Người thứ hai: Anh có vẻ nhàn nhã thế. Không lo chi cả sao?

      Người thứ nhất: Có gì phải lo đâu em. Anh sẵn sàng đã lâu rồi. Em muốn nói với anh, sao ngập ngừng?

      Người thứ hai: Hơi khó nói một chút. Anh thật đã sẵn sàng, không còn gì bận tâm?

      Người thứ nhất: Anh hiểu. Em vừa hỏi anh câu ấy. Thực ra, khi vừa rời sách vở, lúc ấy người ta mới rất nhiều bận tâm. Thân mình, ruột thịt, bạn bè, tình yêu. Với mặt trời, hoa cỏ và chim kêu. Tìm giữ tất cả ngần ấy thứ bên mình và trong đầu óc một hình ảnh, một mục đích, một điều ước mơ gì đó. Khó mà tìm ra đường lối giữ và khổ nhất là theo đúng đường lối tìm ra. Sao cho luôn luôn có thể nhìn ngay được những bận tâm ấy mà lòng vẫn nhẹ nhàng. Nhưng hôm nay em lại hỏi anh thế: Từ cả năm nay có khi nào đâu? Anh cũng vậy, chưa khi nào. (Trích đoạn trong Para Bellum-NST)

 

      Anh sẵn sàng đã lâu rồi. (NST)

      Đúng Anh sẵn sàng sửa soạn đi vào chiến tranh (Para Bellum). Không phải chỉ sửa soạn cho chính mình mà cho cả thế hệ đang tới này hiểu thế nào về lòng yêu nước.

 

       Chiến tranh chỉ xấu và tàn bạo trong mắt những người đứng xa chỉ trỏ. Nên người phải ngừng hay tiếp tục nó với những lý do đẹp đẽ. Cha ông chúng ta xưa kia đã nhất định tiếp tục nó, và đã chiến thắng, chắc vì hiểu rằng trật tự và kỷ luật trong sức mạnh con người là một cảnh tự nó đẹp, dễ làm cảm động, dễ làm thán phục. Nhất là khi có những sức mạnh bên ngoài để gây xáo trộn trật tự và kỷ luật ấy (NST)

 

      Chiến tranh và Anh thế nào cũng phải có một bên thắng. Con khủng long chiến tranh đã phun ra những ngọn lửa thiêu rụi Anh. Nghiêm Sỹ Tuấn đã ngã gục và có ai biết đó là cái chết Anh chọn lựa?

 

      Khi Anh nằm xuống Anh vẫn là một người đàn ông độc thân. Không có một vành khăn tang trên đầu quả phụ. Người yêu mơ hồ trong văn chương của anh không hiện thực.

      Chôn theo thân xác anh là một linh hồn đầy ắp lý tưởng và Họ đã phủ trên ngực Anh một lá cờ rủ.

 

      Chúng ta gấp cuốn sách lại với ngậm ngùi và lòng kính trọng. Chiến tranh Việt Nam luôn luôn là một vết thương không bao giờ lành dù nhìn dưới một khía cạnh nào. Cho dù vết thương có khô máu, có lên lớp da non.

 

TUỔI TRẺ, TÌNH YÊU VÀ CHIẾN TRANH

Những tờ nhật báo

mỗi ngày một giống nhau

hôm nay tin địch chết

ngày mai tin ta chết

mẹ già cuối xóm

đi nhận xác con

người vợ trẻ xếp hành trang cho chồng mai đi sớm

tăng thêm quân

tuổi mười tám xếp bút nghiên cầm súng

đào thêm hầm

người chết thiếu chỗ chôn

chung quanh em bỗng thấy

thành phố tắt tiếng cười

chiếc áo em đang mặc mầu xanh

em nhìn thành mầu đỏ

mùi mực in

thành mùi máu tanh hôi

em yếu đuối

em ngơ ngác tâm thần

em sợ lắm rồi thây người ngã xuống

Không,

không bao giờ em muốn anh đi

Anh gạt tay em dấn mình vào lửa

mảnh đạn mảnh bom chặn mất đường về

ngày mai mưa nắng anh không biết

lửa hỏa châu

đốt cháy lời thề.    tmt (1968)

 

Chúng ta hãnh diện đã có một người Quốc Gia

như Y Sĩ -Thi Sĩ Trung Úy Nghiêm Sỹ Tuấn.

 

 

TRẦN MỘNG TÚ

Bellevue 4-3-2019

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 85089)
... c ái bản sắc nói chung cho người Việt hải ngọai khắp nơi trong cộng đồng thế giới với biết bao dị biệt. Họ sẽ được giáo dục, có văn hóa, và có tiếng nói khác nhau. Quê hương đáng lẽ phải là những điểm chuẩn chung để mọi người còn có một cái gì để noi theo. Đó là niềm kiêu hãnh, là tình tự dân tộc, là đạo đức chính trị, là đạo đức kinh doanh, nếu chỉ thấy cái thua kém, thù hận, và ô nhiễm mọi mặt. thì có lẽ đã muộn rồi. Như đàn cá hồi khi ra biển rộng, lúc tìm đường về, nhưng cái tổ cũ đã bị phá bỏ, các kinh rạch cũ đã bị rác rưởi lấp kín, thì chắc là lại ra đi, về vùng vẫy tự do ở vùng biển rộng trời cao...
14 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 104038)
C hính phủ Hoa Kỳ ngày 12 tháng 5 loan báo cho công khai tập tài liệu nổi tiếng mang tên Hồ sơ Ngũ Giác Đài, sau khi các tài liệu về cuộc chiến tranh Việt Nam từng một thời được xem là tối mật bị tiết lộ với báo chí cách nay 4 thập niên.
14 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 99652)
T in Luân Đôn - Trong bản báo cáo thường niên 2011 về tình hình nhân quyền trên thế giới được công bố hôm nay, tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Amnesty International đã đưa ra những nhận định đáng lo ngại về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam khi cho rằng các biện pháp hạn chế gắt gao vẫn tiếp tục đè nặng lên quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp.
12 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 112659)
g iá như không có em xe rác thành phố chắc sẽ mang tôi đi đến khu vực dành cho những bài thơ tứ cố vô thân lề đường chỉ còn lác đác những mảnh vụn của giấy viết rơi rải từ khe hở của xe rác cũ kỹ
12 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 94696)
LTS : Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Hoàng Thuỵ Anh hiện sống và làm việc tại thành phố Đồng Hới. Chúng tôi trân trọng giới thiệu những bài viết của tác giả Hoàng Thuỵ Anh đến với quí văn hữu và bạn đọc của Hợp Lưu. TCHL
12 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 91232)
M ỗi bài thơ là một trải nghiệm. 56 bài thơ trong “Cõi lặng” là 56 nỗi niềm. Những nỗi niềm ấy gom lại kết nên một hồn thơ ưu tư, trăn trở. Sự trăn trở ấy cuồn cuộn khi đón nhận hạnh phúc ngay chính cuộc đời trụi trần này. Nó đã làm nên linh hồn, sức nặng của tập thơ: “Tôi đi mãi vào sớm xuân/ Làm một người trắng nợ/ Thong dong mà mới mẻ/ Cầm tay và giã từ...” (Thành phố, sớm xuân...). 
12 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 111881)
C ửa nam quan cột ô nhục cây số zéro con mắt mở trừng nghiền nát loài rắn rết hồn thiêng róc thịt vùi khí uất giọt máu nhuộm tình sông núi cắt lìa
12 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 118460)
N ỗi nhớ em mang cho anh ngày vội vã Chẳng kịp nói dăm ba câu Chuyến tàu lao nhanh như kẻ trộm gặp lệnh truy nã Anh như tội phạm thuộc về riêng em… Và lẩn khuất trong dòng người tấp nập
12 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 122413)
T a còn nửa bóng nguyệt hồng Biết bao giờ động tùng dương kiếp này Uống đi!liễu rũ cơn say Ngày mai còn mất trang đài về đâu
07 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 97429)
Đ ến hôm nay, ngày 6 tháng 5, bức hình nay có tên là Situation Room Photo, tự nó đã có đời sống riêng của nó, và người chụp vốn là nhiếp ảnh viên chính thức của toà Bạch Ốc, đã hẳn không còn là cha tinh thần của nó nữa. Hàng triệu người đã thấy nó, đã bị lôi cuốn, đã thích thú, đã soi bói, đã bàn luận và phân tích, cả chất vấn, và mặc sức… hoán đổi (altered, hoặc tiếng nhà nghề là photoshopped).