- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TIẾNG ĐÀN THÀNH GIỌT LỆ

08 Tháng Tư 201910:51 CH(Xem: 20378)

Hoa Tim Bên Chiều - photo UL
Hoa Tím Bên Chiều - photo UL


Giọt lệ cung đàn

 

Đôi mắt giận dẫu vô cùng…Không lệ

Tình đấy ư

Duyên kiếp đấy ư

Mây với nước trước sau sao tỏ

Chỉ biết yêu mà không thể diễn từ

 

Mây vào tóc để thêm buồn tuổi Trịnh

Trăm năm như con tàu vừa cập bến đã ra đi

Không hẹn đến chia ly cũng đến

Đã thu đâu mà hết xuân thì

 

Chiều tiễn anh như chiều tiễn nắng

Nắng vẫn chờ sau liếp hoàng hôn

Sông không chảy để lòng lưu bóng nắng

Và nỗi đau cũng đã hoá tâm hồn

 

Phượng không rơi mùa hạ không buồn

Cúc không úa thu đâu vàng võ thế

Buông nhịp cuối tiếng đàn thành giọt lệ

Khóc trăm năm đâu chỉ nhân tình

 

Đã hoá mây về với cội nguồn

Đã cát bụi từ thân cát bụi

Không là núi mà vẫn cao như núi

Để lại sau mình những tình khúc không tên

 

PHAN THÀNH MINH

 

Biển tình

 

Tình như rượu ngả nghiêng tôi

Dẫu say se sẽ thì đời vẫn cay

Chưa già chưa chắc đã may

Nụ chưa đầy áo

Áo bay xa rồi

 

Biển như lụa khoác hồn tôi

Nông sâu nào biết ai ơi…nổi chìm

Nghiêng trời nghiêng nước là em

Đầy lòng sao sáng mà đêm vẫn mù

 

Theo làm sao được câu ru

Để xem lá nối vào thu mà buồn

Đêm nghiêng sao rải khắp rừng

Ngực trăng sóng soải núi mừng hào hoa

 

Lâu rồi chưa dám nói ra

Tình như môi rượu càng xa càng nồng

Ước mình như suối như sông

Chưa đi đến biển thì không chịu già

 

PHAN THÀNH MINH

 



Cháu về tìm lại lời ru

 

Về quê ngoại không tìm thấy ngoại

Đêm đỉnh trời sao đậu sao sa

Buồn nâng rượu chạm ly với núi

Đặc cả lòng đêm nỗi nhớ bà

 

Tìm đâu được tiếng cười thơ ấu

Dáo dác đường quê xanh mắt tre

Nghe gió đưa nôi chùm quả chín

Kéo lê chân lá ngỡ bà về

 

Hương ước như còn như đã tan

Lấp loáng tình quê lấp loáng làng

Ngọt nếp thơm chè chia khắp xóm

Tay bùn chân lấm trả gian nan

 

Chạnh thương lau lách vì xanh núi

Vừa phất cờ lên đã bạc đầu

Chưa chạm nước mà lòng đầy nước

Thuyền ơi thuyền với vọng chi cao

 

Về quê ngoại không tìm thấy ngoại

Bỗng dưng thương sông đã cạn dòng

Xin bụi đất sau còn gặp lại

Giữ giùm tôi nhé những màu chân

 

PHAN THÀNH MINH

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 20149:44 CH(Xem: 30512)
“Hoàng Ngọc Thư nói về con đường văn chương chữ nghĩa của chị, cùng những nhận xét, đánh giá của hai nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc Tuấn về tác phẩm của Hoàng Ngọc Thư.” (SBS)
23 Tháng Chín 20149:32 CH(Xem: 29916)
"Đến Úc lúc mới 15 tuổi, Hoàng Ngọc Thư là cây bút thuộc thế hệ 1,5, sớm chứng tỏ tài năng và đặc biệt nỗi bật với những bài thơ, những truyện ngắn, tùy bút đậm màu sắc chủ nghĩa hiện thực thần kỳ, mảnh đất chưa có nhiều nhà văn Việt Nam khai phá." (SBS)
23 Tháng Chín 20141:06 CH(Xem: 30895)
Chiều nghiêng, nghiêng sầu xuống đầy Ngồi hong sợi tóc ru tình ngủ say Một mai tình úa mộng phai Em nghiêng áo lệch ngồi hong lệ người
22 Tháng Chín 20142:00 SA(Xem: 32188)
Hiện nay con người gần như không đủ kiên nhẫn cho những cái gì hơi cũ và dài dòng. Tuy nhiên, nếu thưởng thức thơ mà bạn bảo rằng không có nhiều thì giờ thì thật tội nghiệp cho thơ...Chúng tôi hân hạnh giới thiệu những bài thơ tiêu biểu của Ngô Đại Nguyên đến với quí bạn đọc và văn hữu của Hợp Lưu.
22 Tháng Chín 20141:40 SA(Xem: 33428)
Hàng phi lao run rẩy dưới ánh trăng. Loáng thoáng hai dấu giày hằn rõ trên cát. Đặng Lân bật dậy, hú xé màn đêm như con sói cô độc. Xẻng và đá dội lên không trung những âm thanh khô khốc. Lân điên dại, hoang dã…đào mộ. Thúy hốt hoảng chạy đến, dừng tay anh… Nhìn tấm bia, rùng mình, Lân nhớ năm Kỷ Dậu.
20 Tháng Chín 20145:29 SA(Xem: 31352)
Trong số 26 con đập dòng chính Sông Mekong, thì Noạ Trát Độ / Nuozhadu 5,850 MW trên Vân Nam là con đập lớn nhất, và Don Sahong 260 MW là con đập nhỏ và quan trọng nhất thuộc địa phận Nam Lào (không kể tới Thakho Diversion, cũng của Lào, 50 MW được bảo trở bởi CNR & EDL). Bài viết là một phân tích về hai thái cực của sự huỷ hoại: từ con đập lớn nhất tới con đập nhỏ nhất trên toàn hệ sinh thái Sông Mekong.
20 Tháng Chín 20145:03 SA(Xem: 31875)
Trong đám anh em thúc bá, chỉ có mình tôi được học ở Hà Nội. Tôi học trường tiểu học Nguyễn Du, gọi nôm na là trường Hàng Vôi. Bà tôi hãnh diện lắm vì có thằng cháu học trường công nơi đất ngàn năm văn vật. Bà thường khen tôi thông minh, sáng dạ. Bà lấy ngón tay dí vào trán tôi: - Cái trán này này!… Mai sau thế nào cũng đỗ ông Nghè, ông Cống nuôi bà.
20 Tháng Chín 20144:30 SA(Xem: 35987)
Một người ngồi trong ghế bành trích từ tập Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta, nxb Sóng, Sàigòn, 1974. Đặc điểm của truyện ngắn này là xây dựng trên đối thoại nhân vật trong một không khí Tây phương xám lạnh dưới trần mưa ám khói thuốc, và cách dứt truyện đột ngột. Truyện mang khí hậu riêng của những quán hầm lạnh lẽo và ảm đạm. . trong cùng tập truyện... [Trần Vũ]
14 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 33648)
tôi thường nhớ rất viễn vông sớm nay đặc biệt nhớ ông thôi à nhớ nụ cười nhẹ như là có mang hương của loài hoa thân tình
14 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 36014)
Mấy dòng viết vội và muộn màng này chỉ là những hồi tưởng đứt đoạn để gửi tới một người bạn là Nguyễn-Xuân Hoàng...Nguyễn- Xuân Hoàng lại được biết tới nhiều hơn như một nhà văn một nhà báo tên tuổi từ những năm 1970.Hoàng là tổng thư ký tạp chí Văn Sài Gòn từ 1972, tiếp nối Trần Phong Giao, cùng với những tác phẩm đã xuất bản gồm tuyển tập truyện ngắn: Mù Sương, Sinh Nhật; tuỳ bút: Bất Cứ Lúc Nào Bất Cứ Ở Đâu; tạp ghi: Ý Nghĩ Trên Cỏ; và hai truyện dài: Khu Rừng Hực Lửa, Kẻ Tà Đạo…