- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VIẾT CHO BA. MÙA THANH MINH THỨ 3.

08 Tháng Tư 20191:46 SA(Xem: 20082)

MuaThanhMinh- photoUL
Mùa Thanh Minh - ảnh UL


Tôi không có tham vọng sẽ viết được hết về ba tôi, tôi chắc chắn không có đứa con nào có thể viết hết được về tình yêu của cha mẹ dành cho mình.
Cái cách người đàn ông đó, lặng lẽ đi qua cuộc sống, vật lộn với nó, vắt kiệt mình cho công việc và để nuôi lớn một đàn con cháu, thật lạ lùng và kỳ diệu.
Cái quá khứ âu yếm mà lặng lẽ của ba tôi, cuối cùng chỉ còn là những mảng ký ức.
Những mảng ký ức, thao thức, tươi rói, nhoi nhói, đập mãi, như quả tim thứ hai. Trong lòng của mỗi đứa con.
"Ở trong tôi, quá khứ đập như trái tim thứ hai"

Ký ức nằm sâu trong phần não phía sau gáy, mỗi ngày lại thêm cuồn cuộn chảy về.
28 ngày sau khi ba tôi ra đi, Mẹ tôi mơ thấy ba tôi. Một buổi trưa, chỉ là giấc mơ ngắn vào buổi trưa thôi, mà mẹ tôi mừng vui hết mấy tuần và đi đâu, gặp ai, cũng khoe đã mơ thấy ba tôi vào buổi trưa. "Mơ thấy ba vào buổi trưa là ba đã siêu thoát lên niết bàn rồi", mẹ tôi giải thích như thế, bằng niềm tin tưởng chắc nịch và thanh thản.
Tôi cũng tin như thế, dù ba không hiện về trong giấc mơ nào của tôi, mặc cho tôi mong mỏi đến thế nào.
Có đêm, tôi chỉ mơ hồ nghe tiếng ba tôi gọi, đúng là giọng của ba, nhẹ nhàng, nhưng có chút nghiêm trang :
-“Mai!",
Thế rồi thôi.
Thế rồi tôi tỉnh dậy. Và tôi tin mình không mơ. Có thể ba tôi gọi tôi dậy đi làm cho đúng giờ, hay là như ngày xưa, thức sớm để học bài thi, có khi là đục thêm chồng bì thơ.
Ba tôi lúc sinh thời luôn là người ít nói, càng về sau này lại càng im lặng. Chỉ lúc nằm trong khu D, khu dịch vụ, lúc ba tôi còn chưa phải cắm ống thở vào trong khí quản, ba tôi lại nói rất nhiều. Nói nhiều, đùa giỡn nhiều, gấp hơn nhiều lần những năm sau này. Những năm ba tôi im lặng, mà bác sĩ giải thích, trầm cảm cũng là một triệu chứng của bệnh thận.

 

Nhưng giờ đây, trong dòng chảy ầm ì của ký ức, tôi từ từ nhớ lại, chưa bao giờ ba tôi là người đàn ông xởi lởi, bặt thiệp. Hình ảnh của ba tôi lúc nào cũng lặng lẽ như thế. Hình ảnh đó khắc sâu vào tôi cho đến nỗi, tôi luôn tin rằng, những người thật sự đàn ông là những người lặng lẽ, nói ít và làm nhiều.

 

Đó là hình ảnh của đêm khuya, bao giờ cũng là nửa đêm, rất khuya, khi tôi giật mình thức dậy. Ba tôi ngồi nghiêng người bên chiếc tủ đồng hồ, chiếc kính lúp gọng tròn đeo dính sát vào một bên mắt. Ba tôi vẽ mặt số đồng hồ, cái nghề lạ lùng. Sau này tôi ít thấy ai theo ngoài ba tôi. Ba tôi vẽ những con số li ti ấy tinh xảo như được in từ máy móc công phu. Có nhiều những chiếc đồng hồ Seiko 5 dân Saigon đeo ngày xưa kia đã được ba tôi vẽ tay, tôi dám chắc. Những người quen làm việc giữa đêm khuya thường phải trầm lặng, giờ thì tôi hiểu, do đã đồng điệu với cái im lặng của màn đêm.

 

Sau này khi nhà trồng nấm, ba tôi vẫn thức khuya như vậy. Ba tôi canh nấm nở để hái. Ngoài việc nấm rơm thường nở xòe hết mũ nấm về sáng và mất hết dưỡng chất và tinh chất nấm ngọt ngào, thì nầm búp được dân lái mua chuộng hơn. Tôi còn nghĩ, ba tôi thức nhìn lũ nấm con lách tách nở trong đêm vì đam mê. Tôi dám chắc trong im lặng của đêm gần về sáng, ba tôi nhìn lũ nấm lau chau cất đầu lên khỏi mặt rơm tỏa mùi meo mốc, cũng âu yếm như cái cách ba tôi ngắm đàn con sáu đứa lăn lóc ngủ thỏa thuê trên 3 chiếc giường tầng.

 

Thời kỳ nhà tôi trở thành xưởng in thủ công và làm bì thư, thiệp cưới. Ba tôi lại càng phải thức khuya hơn mọi người. Ba tôi âm thầm xã giấy cuộn bằng máy cắt lớn thành những chồng giấy khổ vừa và nhỏ cho mẹ tôi đục góc sáng mai và lũ nhỏ chúng tôi dán lại thành phong bì thư sau khi đã tan lớp học về. Thời gian ấy, nhà tôi rất đông người, ba tôi mang con cháu ở quê về nuôi phụ làm nghề và cho đi học. Tôi không thể nhớ hết những người cháu họ và anh em họ từ quê vào đã được ba tôi nuôi trong thời gian đó. Chỉ trong đám tang của ba tôi, khi tất cả cùng về viếng ba tôi và ngồi nhắc lại thời kỳ gian khó đó, với đầy lòng trân trọng, biết ơn, tôi mới hiểu ba tôi đã lặng llẽ cưu mang và bảo bọc rất nhiều người, mà phần đông hiện giờ đều nên người, trưởng thành, khá giả. 

 

Cái cách người đàn ông đó, lặng lẽ đi qua cuộc sống, vật lộn với nó, vắt kiệt mình cho công việc và để nuôi lớn một đàn con cháu, thật lạ lùng và kỳ diệu.
Kỳ diệu hơn nữa, mỗi lần tụ tập cúng thất sau này, khi anh em tôi tranh nhau kể từng mẫu nhỏ ký ức về ba, dù không nhiều, tôi chợt hiểu ra, dù âm thầm, ít nói, ít biểu hiện tình cảm ra bên ngoài, nhưng ba tôi đã yêu mỗi đứa con theo một cách riêng, đặc biệt, khó mà quên.

 

Em gái út của tôi khoe riêng mình được ba chở đi ăn mì xào giòn, ngày xưa mì xào giòn là món sang trọng lắm, cả nhà chẳng mấy khi mơ đến món đó. Lúc đó ba chở em đi nhận giải thưởng vẻ tranh nhi đồng quốc tế, (do Liên xô tổ chức, tôi nhớ thế), ba tôi đã đãi em tôi một bữa mì xào giòn nhớ đời. Em tôi nói, sau này chẳng bao giờ em được ăn món gì ngon như vậy nữa.

 

Tôi cũng có riêng một kỉ niệm với ba tôi, vào ngày ba chở tôi bằng xe đạp từ ngã tư Bảy Hiền lên tận trường Trưng Vương bên hông Sở thú để tập trung học chuyên Văn cấp Thành phố. Đường thì rất xa, vào buổi sáng, ba tôi ghé cho tôi ăn phở Hòa đường Pasteur. Thời đó phở Hòa ngon nổi tiếng, một tô to đến người lớn ăn phải thừa, nhưng tôi  nhớ đã vục mặt vào tô phở loại to nhất đó, húp cho đến giọt nước lèo cuối cùng. Khi ngẩng lên vẫn thấy ba tôi ngồi nhìn tôi đăm đăm. Sau này tôi mãi không nhớ rõ, ba tôi có ăn phở hay không, hay chỉ ngồi nhìn tôi ăn. Mỗi lần ký ức mắc kẹt lại ở điểm không rõ đó, đều làm tôi phải trào nước mắt.

 

Tôi còn nhớ những chiều sáu anh chị em ngồi ngong ngóng chờ ba tôi đi làm về, thường khi có chút tiền hàng thu được, ba tôi sẽ mua lúc ổ bánh mì Lan Huệ ở chợ Hòa Hưng. Lúc đó bánh mì Lan Huệ ngon nức tiếng, một ổ bánh mì chia ra làm sáu khúc, khúc nào cũng ngậy mùi ba tê gan heo và bơ đánh sốt trứng thơm lừng. Chúng tôi dành nhau ăn đến mẫu vụn bánh cuối cùng, ít đứa nào để tâm xem ba mẹ có ăn chung không. Nếu nhiều tiền hơn, ba tôi sẽ mua bánh mì nhét thịt chim cút quay giòn kèm rau răm ở bên hông nhà hàng Thanh Thế, chợ Tạ thu Thâu. Tôi còn nhớ mãi mùi thơm ngậy và giòn tan của chim cút, tôi tin là chẳng bao giờ có thứ gì ngon hơn khúc bánh mì có dính chút thịt lưng hay đùi chim cút nhỏ tí nhét không hết kẻ răng đó.

 

Trong trái tim của ký ức, còn sót lại đôi mắt thương xót của ba tôi với lũ con nhà nghèo lúc nào cũng hau háu chuyện ăn và đói ăn.
Lâu lâu tôi vẫn giật mình nửa đêm tưởng mình còn phải tiếp tục một cuộc thi nào đó, suốt thời học sinh của tôi gắn liền với vô số cuộc thi lớn nhỏ. Lần nào cũng là ba tôi chở tôi đi bằng xe đạp, sau này có khi bằng xe Honda đam, kiểu xe Honda của Nhật dành cho phụ nữ. Có khi phải thi suốt hai buổi sáng kéo dài tới chiều. Buổi trưa hai cha con ngồi ké hàng hiên nhà người ta. Ba tôi trải tờ báo ra cho tôi nằm nghỉ, và ngồi thẳng lưng cả buổi trưa canh cho tôi chợp được trọn một giấc trưa. Nhiều năm sau này, cái dáng ngồi lặng lẽ, lưng thẳng tắp và gầy gầy đó, vẫn làm tôi nhói trong tim.

Em trai tôi cười cười, kể lại lần cuối trong khu D, bà con họ hàng biết ba tôi bị bệnh nặng, vào thăm rất đông, giữa lúc mọi người đang nói cười vui vẻ, đột nhiên ba nói to:
- "Chấm dứt" , em tôi cúi đầu hỏi ba tôi :
- "Chấm dứt cái gì ba?
"- Chấm dứt tất cả!" - ba tôi cười mỉm nói.
Em tôi vừa kể vừa rưng rưng nước mắt, "Lúc đó mà ba còn biết đùa, mà đùa rất ý nhị, dí dỏm" vì cả đời ba tôi ít khi nào nói đùa. Chỉ cho đến mấy ngày cuối đó.

Cuộc đời ba tôi , trải dài suốt 80 năm, im lặng cho đi rất nhiều, nhận lại không được bao nhiêu mà chưa bao giờ đòi hỏi được nhận lại. Tôi không có tham vọng sẽ viết được hết về ba, tôi chắc chắn không có đứa con nào có thể viết hết được về tình yêu của cha mẹ dành cho mình.
Cái quá khứ âu yếm mà lặng lẽ của ba tôi, cuối cùng chỉ còn là những mảng ký ức.
Những mảng ký ức, thao thức, tươi rói, nhoi nhói, đập mãi, như quả tim thứ hai. Trong lòng của mỗi đứa con.

 

UYÊN LÊ
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 92455)
N hạc sĩ Nguyễn Đức Quang, một trong những người sáng lập Phong Trào Du Ca Việt Nam hồi thập niên 1960, vừa qua đời lúc 4 giờ sáng ngày 27 tháng 3 nhật tại California, Hoa Kỳ, thọ 68 tuổi.
26 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 78480)
M ỗi lần trước khi trở lại miền Trung, điều tôi thường hỏi: ngoài đó bây giờ mưa hay nắng. Lần này cũng thế, người em tôi vừa từ Huế trở về sau hai mươi ngày công tác nói: trời đang nắng và thành phố đầy hoa phượng, hoa sen. Bây giờ ngoài đó mùa hè và tôi nhớ tới không khí oi bức trong những chuyến đi cũ vào những thời gian đầu mùa hè: hoa phượng đỏ trên những ngọn cây, hoa sen nở đầy trong hồ Tĩnh Tâm, chung quanh trường thành, những trái nhãn nhỏ sai trên ngọn cây trong Thành nội.
26 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 91132)
G he chòng chành giữa dòng nước, tôi sợ hãi ngồi bám chặt mạn thuyền, mắt láo liên nhìn trời đêm sáng lờ mờ ánh trăng mười chín. Chúng tôi ngồi dồn đống trong khoang thuyền. Hai tên đàn ông to người chèo ghe gõ nhẹ trên mui báo hiệu đã đến nơi tạm an toàn, chúng tôi có thể cử động đôi chút. Người chèo mũi vén tấm lá che mui nhìn vào.
26 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 82022)
C húng tôi tới thị xã Cẩm Phả vào hồi mười giờ sáng. Một cơn mưa bất thường ập xuống, làm như trời cũng cảm được lòng người, nhỏ những giọt nước mắt của trời để làm chất xúc tác cho những giọt nước mắt của người có dịp tuôn trào.
25 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 75369)
Ở mức độ cao hơn một tiểu thuyết khiêu dâm, Florence Dugas dẫn người đọc tiến dần đến chỗ thưà nhận nỗi đau và sự chối từ hiện hưũ, mà nguyên nhân bắt nguồn từ một tuổi thơ bất hạnh. Viết thẳng tay bằng một văn phong sống sượng - nhưng không trơ trẽn - Florence Dugas, với tự truyện Thống Muội , đã bóc trần mọi tình huống, gây xót xa, băn khoăn, trăn trở nơi người đọc. Là giáo sư kịch nghệ của hàn lâm viện kịch nghệ tại Pháp, cô cho xuất bản Thống Muội năm 1996, lúc 28 tuổi.
25 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 77704)
C uộc phỏng vấn Cổ Ngư, Thận Nhiên, và Đỗ Lê Anh Đào với những tiêu đề: "Trở về cùng nhịp thở đất nước; Thơ, con đường ngắn nhất ; Việt Nam, không chỉ là một cuộc chiến" đã được Hợp Lưu thực hiện...
25 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 82016)
"Tôi mang đất nước tôi trong tim như một chàng trai mang chiếc bào thai đôi. Đó là sự nối kết dị thường. Nối kết với quê hương tôi và vì vậy bào thai đôi này phải được che đậy, bóp nghẹt, công nhận và cũng đồng thời bị từ chối. Thế là ta mang nó như mang một đứa trẻ đã chết. Sự nối kết dị thường buộc tôi phải có mối quan hệ với một đất nước khác.
24 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 87962)
N gay sau khi tỉnh dậy, Aisawa đã đi tìm bố mẹ và những người thân của mình. Mỗi ngày cậu bé đều để lại lời nhắn trên giấy: “Con sẽ đến vào 11h ngày mai, xin hãy đợi con. Con sẽ đến vào ngày mai”. Những dòng chữ nhắn nhủ của cậu bé này đã khiến cho bất kỳ ai dù là cứng rắn nhất cũng phải rơi lệ.
23 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 84543)
B ắt chước nhà văn Song Thao, tôi dùng vỏn vẹn chỉ một chữ, làm tựa đề cho cuộc trao đồi này. Nhà văn Song Thao cư ngụ cùng thành phố với tôi, mặc dầu chẳng “cách hai đoạn đường dài”, mặc dù không “cách nhau một dậu mồng tơi”… nhưng gạt bỏ vấn đề địa hình nhiêu khê nọ, chúng tôi luôn gần kề trong gang tấc, bởi giản dị, chúng tôi cùng táy máy “vọc chữ” dưới ngôi nhà chung: Văn chương. Lần chuyện trò này, hình thành do hai điều: Thứ nhất, những người bạn phương xa của tôi vẫn thường dọ hỏi: Song Thao là ai? Thứ hai, cách đây mấy hôm, nhà văn chung “phường khóm” với tôi đã vừa in xong cuốn Phiếm số 9. Để câu chuyện đi gần với tinh thần “vui thôi mà” của cố thi sĩ Bùi Giáng, tôi tránh hỏi tới những vấn đề nặng nề, nghiêm trọng của tình hình đất nước. Hy vọng những người từng tủm tỉm cười khi đọc Phiếm, sẽ hay biết đôi điều về tác giả, vốn kín tiếng nhưng rất sung (hiểu ở nghĩa viết mạnh). Hồ Đình Nghiêm
22 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 117502)
H ình như tôi bắt đầu yêu anh. Rất mơ hồ, nhẹ nhàng. Thật lạ lùng khi tôi không muốn ngăn chặn sự phát triển của tình cảm âm thầm đó, mà như còn muốn vun đắp cho nồng nàn thêm. Tưởng vô tâm mà lại như cố tình. Tưởng đùa vui mà hóa ra lại đau đớn. Mà, đau đớn thật. Và vô duyên nữa. Cuộc đời đang bình thản êm đềm bên Matt tự nhiên bị xáo trộn, bị đảo tung mọi trật tự.