- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TIẾNG CHIM, BÊN TRONG THÀNH PHỐ

20 Tháng Hai 20194:58 CH(Xem: 23094)


chim- photo NGUYEN HOANG NAM
Chim - ảnh Nguyễn Hoàng Nam

TIẾNG CHIM THÊU

 

Những cành cây mùa Đông trơ khấc

để làm gì?

để nghe rõ tiếng chim thêu.

 

Anh bắt đầu hoài nghi từ dạo ấy

lờ mờ nhận ra giữa ánh sáng và bóng tối

là bản cập nhật chưa phải cuối cùng giữa có và không

 

những người đàn ông hàng ngày trong công sở

họ cũng giống như anh

đang thực hiện kế hoạch của người khác, ước mơ của người khác

 

những người đàn bà bịt khẩu trang đi trên phố

họ cũng giống như em. Rất vội

lo toan dường như là bất tận

 

hôm qua, mọi người nói về siêu phẩm vừa xuất hiện

anh cảnh giác như một thói quen

tìm một thang đo mới

 

khi dịch chuyển tự do rơi vào thăm thẳm

bất ngờ anh nghe được tiếng chim thêu

tiếng đầu núi gọi đàn

tiếng xa chừng ngái ngủ

làm sao biết người nào anh sẽ không gặp lại

 

những loài chim thêu ngôn ngữ của mình lên vách thời gian

bây giờ anh chạm biết

tiếng chim thêu lưỡi cuốc của cha lên cây gạo đầu làng

bắt gặp mỗi mùa sang

tiếng chim thêu giọt mồ hôi mẹ vãi từ thúng sang nia

bồ gạo trong nhà luôn đầy một nửa

tiếng chim thêu chiếc khăn mỏ quạ của bà lên nấc lửa đèn dầu

ánh trăng qua làng bị rào bởi những ngọn tre

và tiếng phà khói thuốc lào của ông bám theo cột kèo trong căn nhà quá cũ

mái ngói chưa cần thay [dù vài viên đã vỡ].

 

Mảnh như làn sương sớm bay lên từ mặt đất

tiếng chim thêu những gì mà cành cây trơ khấc?

còn anh tươi tốt trở lại.

 

PHAN THANH BÌNH


 

BÊN TRONG THÀNH PHỐ

 

Những dịu dàng đang chực hòa tan

màu xỉn vàng đêm qua

loang loáng ở trạm xăng

ở nhà chờ xe bus

 

những đứa trẻ xổ số kiến thiết

những người đàn bà xổ số kiến thiết

những tôi trong căn nhà đệm khí

 

những không phải tôi còn sõng xoài mê ngủ

 

có thể nào bay bằng đôi cánh phòng ngự

gấp phẳng phiu

càng gấp vào càng nhỏ

 

tiếng xe cứu thương thúc còi đánh thẳng vào lồng ngực

tôi cấp cứu ý tưởng chưa thể viết ra, chẳng thể nào diễn dịch

sự đơn điệu khi em không ở đây

đã cắt bớt của tôi một buồng phổi

 

chiếc xe tang chầm chậm rời nhà đại thể

lặng lặng tới nhà thờ hoặc chạy thẳng tới nơi chôn cất

sự chết nguệch ngoạc như sự sống

loài chim chẳng bao giờ có ý thức thẳng hàng

 

tôi sẽ không chứng minh được tôi nếu em không cần đến

 

không có vụ cháy nào sáng nay

vô hồn trụ nước cứu hỏa

bất chợt tôi linh cảm điều gì …

 

quảng trường không cùng lúc đủ chỗ cho tất cả mọi người

trong sự reo hò biến hình của đám đông

vẫn nghe được tiếng thút thít

yếu dần và tắt lịm từ ngôi nhà tuềnh toàng cuối hẻm cụt

 

ván cờ đã mất tướng sĩ tượng xe pháo mã

chỉ còn hàng triệu quân tốt

con nào cũng muốn sang sông thật nhanh

trở về thật nhanh

 

tôi tạm làm một con tốt nghĩ.

 

Anh không được phép buồn, anh không được phép vui

bởi khuôn mặt anh đang làm người đại diện

(chẳng biết đại diện cho ai)

 

bây giờ, anh đang nhớ em

cái nắm tay đi từ chiều đến tối trong thị trấn nhỏ

những con đường mang tên danh nhân

họ đã sống như một triết lý

như lời giải thích rõ ràng cho chúng ta về từng loại cây rừng

 

anh là loài dây leo

em là loài thảo mộc

muông thú tìm anh làm thức ăn, tìm em làm vị thuốc

cái chết sẽ chẳng bao giờ hoang lạnh

 

giữa hỗn độn ngôi

giữa hỗn độn từ

hạnh phúc của những người đang yêu là thẩm quyền được giải thích về nhau.

 

PHAN THANH BÌNH

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 117042)
N hà thờ vắng vẻ. Những hàng ghế trống im lìm. Chúng tôi đứng cạnh nhau sau hàng ghế cuối, tôi bảo nàng nhìn lên tượng Chúa và im lặng. Rất trang trọng, mấy phút sau tôi hỏi nàng, Kim có biết tôi vừa nói gì với Chúa không. Nàng gật đầu, mắt long lanh ướt. Tôi thầm cám ơn Chúa và nắm tay Kim rời nhà thờ. Tôi đã cầu hôn nàng như thế đó.
25 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 91691)
H ợp Lưu 115 đến với quí độc giả và văn hữu vào những ngày cuối tháng Mười khi “Cuộc cách mạnh Mùa Xuân Ả Rập” ở Lybia đã thành công bằng sự ra đi vĩnh viễn của Gaddafi, một tin ngắn của Reuters cho biết: “Ông Gaddafi và con trai đã bị thương, bị bắt sống nhưng sau đó đã chết. Theo truyền thống Hồi giáo, người chết phải chôn cất trong vòng một ngày, nên việc trưng bày xác chết cho người xem trong nhiều ngày đã làm cho nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng […]mọi người và các nhà lãnh đạo Libya đều đến xem xác Gaddafi để rút bài học và đừng bao giờ đàn áp người dân.” Đoạn tin trên khiến cho chúng ta liên tưởng đến nhiều việc...
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89335)
C uộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 , trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963. Mặc dù chỉ nhấn mạnh vào cuộc tự thiêu bi tráng của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 [...] “Vài Ý Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức” công bố lần đầu tiên một số tài liệu văn khố Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa và Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, giúp vùi chôn một lần và mãi mãi loại sử văn suy tôn, nhớ ơn và đào mộ. Tạp Chí Hợp Lưu
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105964)
D ưới tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963...
16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89246)
H iệp ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101812)
N hạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.
14 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96840)
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89464)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 119036)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.
08 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105332)
... k ể từ hôm nay(Oct 8-2011) , người ta không còn mua vi cá ở California được nữa. Thống Đốc tiểu bang California đã ký ban hành luật cấm thủ đắc và bán vi cá nhập cảng vào California. Trong bản tuyên bố sau khi ký ban hành luật, Thống Đốc Jerry Brown nói rằng việc cắt những vi của những con cá mập còn sống và ném thân chúng xuống biển không những là hành động tàn bạo mà còn làm ô nhiễm nước biển.