- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐÁM TANG MỘT CON ONG

03 Tháng Mười Hai 201810:51 CH(Xem: 23201)


4 CHU DEN TREN CANH KHO
Bốn chú đen trên cành cây khô - ảnh UL

MẶT SAU

Sống lộ phơi mặt trước
rễ bật hát lời lá
độc khí

Ấp ôm
đẹp lu mờ lí trí
ánh mắt khác giới

Mây câm lặng ngàn đời
sấm
ánh chớp đẩy xuống huyệt mộ

Dòng tộc thủ lĩnh
nhiều sa đọa hơn xã hội đen
giờ chấn chỉnh

Bản giao hưởng
đám tang của loài giun dế
là bất tử...


ĐIỀN DÃ

Chỉ ngồi nhìn, lâu lắm rồi tầm mắt đóng khung chân trời vô định
tai lịm đắm lời khen học hằn mực thước
tự bức tử dẫy đầy mỗi tối
muỗi sinh sôi trước khói nhan vẽ chữ ngoằn ngoèo
nhất quyết chuyến này mang theo
nàng đau ruột thì ở nhà điều trị
giấc mê sẽ dắt cho đi

Sự đào bới ngổn ngang tiếp diễn đất trong người bằng phẳng
nghiêm túc bị chê bay bát nháo chẳng ra gì khen tặng
tiếng ê a của rau thủy canh
mai làm nhân viên siêu thị
máy điều hòa suốt kiếp suốt đời

tôi - cô gái mỏng manh lạc lõng trước chợ trời
ai chỉ cho tôi con đường trước mắt
nếu bị bắt rồi đem bán
thì tôi phải cầu cứu ai

Đi tìm kết luận trước hỗn mang giả thuyết
giả thuyết hỗn mang luận kết tìm đi…


CHỚP MẮT

Đinh đóng xong thành quả
dòng suối chảy sau lưng
bức tường bị thương từ tay búa
vật sắc nhọn nằm im đau

dường ngụp rất sâu vào đời nhau
dường biển tình cũng cạn
còn lại khung sạm màu loang lỗ
tranh cồn bãi ước mơ 

mép nước năm tám mươi không để dấu chân trần
ký ức mê man kiếp sau
tại sao
đời mọc rừng câu hỏi

lạc lối ư chẳng biết
cánh chim nào viết sẵn đường bay
giống diễn lưu ảnh
đóng vào đời.


DỬNG DƯNG

Viên thuốc ngủ đêm qua giúp người ấy dửng dưng
với trời đất người cả cõi âm cung
với sự sống như không hề quay lại
con kỳ đà gọt giũa vực ban mai

nhổ đi sự dông dài
gã thực dụng không cần văn vẻ 
bao va đập 
vỡ tan tim óc chảy tràn

họ chẳng mang lại gì cho nhau
chỉ dòm ngó để cuối năm góp vào độc tố
yêu người quá đổi phù vân
yêu con đường sụp ra ảo ảnh

người ấy nuôi vấp ngã triền miên
quơ tay hớt ánh nắng tràn
rồi uống nhớ
dửng dưng thành gió

chỉ vậy thôi
héo hắt một đời.

 

ĐÁM TANG MỘT CON ONG

Nó mắc trong gọng kềm lũ kiến
cánh chết dần dù đã bay hàng vạn chuyến khắp núi non rừng rú
bao nhiêu sức lực giờ lịm trong bất lực

không thể biết trước cái chết
nó bị bức tử khát vọng làm mật
đất còn thơm dày phấn hoa

con kiến xăm khắp mình
là thú cưng của con ong đầu sỏ

thôi đành chịu chết
là chúa ta không cần mật

chỉ có cái rót vào tài khoản mỗi ngày
bay không siêng năng thì đi vay
chết là hết nợ

tôi dự đám tang một con ong
ở góc đường thủ đô
chuyến đi thức tế sáng tác.
 
NGUYỄN ĐĂNG KHƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33928)
R ồi cũng đến lúc không còn để nói câu tiên tri nở trắng cánh phù dung rồi cũng đến lúc không còn để đợi khúc tình xa rớt lại giữa lưng chừng
22 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33635)
B ạn tôi dậy cho tôi viết ca khúc Sau 3 tuần bắt tôi viết 8 tiểu đoạn Tôi ghi note cho từng tiểu đoạn Tất cả đều không có gì sai Bạn dạo những note kia bằng dương cầm Tôi nghe những âm thanh là lạ Bạn nói với tôi  Cái này không phải nhạc Hiền ơi…
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31817)
MKDSNM được phát hành vào một thời điểm rất ý nghĩa, ngay sau Hội nghị Thượng Đỉnh Mekong II / MRC Summit II vừa diễn ra tại Thành Phố Sài Gòn ngày 5 tháng 4, 2014. Hội nghị này đã được giới quan sát quốc tế và các nhà hoạt động môi sinh đánh giá như một thất bại về phía Việt Nam trong nỗ lực bảo vệ sự phát triển bền vững hệ sinh thái Sông Mekong, và ĐBSCL, cũng là mạch sống của ngót 70 triệu cư dân sống trong lưu vực.
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 36377)
K hi về đã lạnh vườn xưa Chỉ nghe giá rét sang mùa mà thôi Giờ em heo hút phương trời Biết chăng đây có một người nhớ thương
19 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34655)
Q ua một loạt truyện gởi đến độc giả Hợp Lưu gần như liêu trai và siêu thực, Uyên Lê tâm sự: “ Em chỉ thích viết về quê hương này, về Việt nam, có những điều đẹp như hoang đường ... Chỉ có yêu thật lòng người ta mới thấy cái đẹp của người mình yêu. Em viết về Phan Thiết và nước mắm rất nhiều, em cho đó là cái đẹp và tình! Em cũng viết nhiều về Huế… em không biết HL có thích chất tự tình quê hương đó của em không…” Chúng tôi xin gởi đến quí bạn đọc một bài viết về Phan Thiết của tác giả Uyên Lê.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37294)
C hỉ còn một góc phố Và một ngã tư chơ vơ không người chờ đợi Em đi qua hôm nào anh đâu biết Một nửa tình buồn lạc nhịp ngoài đêm
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 32205)
Đ ồng hồ cũng dừng lại đối với những người phải bỏ nước ra đi, sau khi ông Trần Mai Hạnh và bạn bè của ông vào Sài Gòn. Họ ra đi từng đợt: đợt di tản, đợt thuyền nhân, đợt đoàn tụ gia đình, đợt H.Ọ Mỗi đợt ra đi mang theo một loại quê hương, và trong hoài niệm, không ai muốn thay đổi hình ảnh thân yêu ấy. Bạn bè, nhà cửa, phố xá, tên đường tên đất, cả đến ngôn ngữ trao đổi thường ngày...giống như một cuốn phim đột ngột bị đứt, ngưng lại, thành tĩnh vật.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37718)
T hế kỷ chúng tôi trót buồn trong mắt Dăm bảy nụ cười không đủ xóa ưu tư. {Bây giờ} Qua hai câu thơ đó Nguyên Sa đã diễn tả tâm trạng của thế hệ ông, thế hệ của những người trai trẻ ở miền Nam thời 1954-75, đã nuôi nhiều kỳ vọng cho tương lai đất nước, nhưng chẳng bao lâu đầy tuyệt vọng trong một quê hương khói lửa.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34670)
T ôi mãi bước trên con đường uốn cong chữ S móc nhau nối xích lại gần để biến dạng một hình lưỡi câu đu đưa trước cuống họng khát giữa tiếng rền than
17 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35213)
LTS: Một năm rưỡi trước khi từ trần, tướng Trần Độ đã hoàn thành một tập nhật ký mà ông đặt tên là Nhật Ký Rồng Rắn: bắt đầu từ cuối năm 2000, viết xong tháng 5 năm 2001. Nhật ký Rồng Rắn là một bút ký chính trị trong đó, với tất cả tâm huyết, tác giả trình bày suy nghĩ của mình về các vấn đề chính trị của đất nước. Tháng 6.2001, Trần Độ vào Sàigòn thăm con và nhờ người đánh máy bản thảo. Ngày 10.6, ông đi lấy bản thảo, bản vi tính và sao chụp thành 15 bản. Trên đường về nhà, ông bị tịch thu toàn bộ các bản thảo và bản in chụp, xem là "tang chứng" của tội "viết và lưu hành tài liệu xấu". Cho đến ngày từ trần 9.8.2002, tướng Trần Độ không được trả lại nhật ký của mình. Trích đoạn dưới đây là một phần của nhật ký này. {theo tạp chí Diễn Đàn}.