- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

KHOẢNG TỐI

21 Tháng Mười Một 20183:42 CH(Xem: 21732)


tranh Le Thanh Thu 2014
Tranh Lê Thánh Thư - 2014

LTS:  Ban biên tập trân trọng giới thiệu nhà văn Phan Tấn Uẩn lần đầu đến với quí độc giả và văn hữu của Hợp Lưu với "Khoảng Tối", một truyện ngắn bao hàm luân lý và tâm lý con người lồng trong một vụ án mạng.  Phan Tấn Uẩn, cựu sĩ quan VNCH và đại diện nhóm Ý Thức ở Đà Nẳng trước 75, định cư tại Mỹ năm 2006.  Dưới các bút hiệu Trần Phong, Trần KT, Phan Duy và Vũ Phan, ông đã đăng nhiều truyện ngắn và thơ trên các tạp chí, Báo Mới, Tiếng Chuông, Ngày Mới, Thời sự miền Nam, Tiếng nói dân tộc, Tin sáng, Thời thế, Saigon báo, Phổ thông, Ý thức, Khởi hành , Thời tập, Văn...

Phan Tấn Uẩn đã xuất bản hai tác phẩm, Đêm Mù Mộ Địa (tuyển tập truyện ngắn, in lần thứ hai)
và Bút Ký (tập 1) 2017, Bút Ký (tập 2) đang được in.

TẠP CHÍ HỢP LƯU

 

 

 

               Người cảnh sát ghi những dữ liệu liên quan tới vụ án mạng. Ông nghiêng mình qua phía cửa sổ có ánh sáng ngoáy ngoáy cây viết trên một cuốn sổ tay, nét mặt ngay thẳng và cứng rắn. Thỉnh thoảng những tia nhìn kín đáo xẹt qua khắp phòng.

                Vũng máu tươi loang lỗ trên tấm khăn trắng phủ lấy tấm nệm. Hai lưỡi dao vẫn nằm im, không được ai mó tay vào theo lời dặn nghiêm khắc của người cảnh sát.  Nạn nhân đàn ông thoi thóp, nằm xoài dài mặt úp xuống giường, trên lưng còn rỉ ít máu.  Máu bệt xuống thành giòng như những con suối đổ từ sườn núi đổ xuống.  Sự ghê sợ và rùng mình hiện rõ trên nét mặt  những người hiện diện, lạnh lùng và buồn thảm.  Căn nhà thuộc miền phụ cận một thành phố nhỏ ít người.  Hàng cây gòn bên ngoài phủ kín lối ngõ.  Ở đó có sự ấm cúng mong manh toát ra nhưng mùa mưa thì vô cùng ảm đạm.  Qua khỏi lối ngõ, căn nhà trở nên cô độc hẳn với những vạt cỏ tiêu điều hoang sơ, với những bức tường phủ rêu và những cánh cửa khép kín.  Ông già sáu lăm là người đến chứng kiến sớm nhất cảnh nạn nhân đàn bà gục xuống kê trên cánh tay duỗi thẳng của nạn nhân đàn ông khi nghe tiếng khóc thét man dại của thằng bé.  Cũng dòng máu rỉ từ ngực nhưng vết thương của người đàn bà nhẹ hơn, xích gần xuống rốn, có thể cứu thoát.  Khuôn mặt nhợt nhạt , đôi mắt ướt dưới hàng lông mi đen và cong hình như người ta cũng tìm thấy ở đó có điều mù quáng và sự thiếu thốn nào đó - đàn bà sớm làm thiếu phụ mãi là điều khó khăn.

                Nhưng đối với đứa bé, người mẹ không thể từ bỏ những gì mà bà đã nâng niu, sưởi ấm nó và nó cũng không thể tha thứ cho người nào đã tự ý đánh mất hoặc làm mất những gì mà nó đã quí mến nhất đời.

                Đứa bé nằm cạnh hai nạn nhân, úp mặt xuống như muốn tránh mặt mọi người.  Người ta bàn tán xôn xao bên ngoài cửa.  Ông già sáu lăm vẻ mặt đăm chiêu bí mật như một triết gia đứng trước cuộc đời phi lý.  Ông theo dõi thật kỹ từng cử động nhẹ, từng cái liếc mắt dò xét nơi người cảnh sát.  Đứng im một chốc, ông đến nâng đầu đứa bé dậy, nước mắt ràn rụa chảy lên lớp da mặt già nua phúc hậu.

                Chính ông là người thứ nhất đi vào tâm sự của nó, vạch ra từng căn nguyên thúc đẩy thằng bé làm loạn, điên cuồng.  Mới sáng sớm nay nó còn ngồi bên ông vui đùa kể chuyện trẻ con cho ông nghe.  Ông đã giải thích lại cho nó hiểu việc làm của mẹ nó bằng những lý lẽ con trẻ, trưng bày trước mắt nó các chứng cớ về tình mẩu tử đậm đà của mẹ nó đối với nó.  Nó đã ngoan ngoãn tiếp nhận lòng tốt của ông sau khi đã nhận mấy tờ bạc ông cho làm quà. Chiều đến, mẹ nó và người tình đã khơi dậy mãnh liệt lòng thù oán tức giận trong người nó. Án mạng xẩy đến quá bất ngờ đối với ông.

                Là người đầu tiên chứng kiến, ông già sáu lăm thấy tận mắt những dòng máu  tươi từ thân thể hai nạn nhân tươm rỉ ra trong lúc thằng bé đang gào thét cuồng nộ.  Nó lăn mình qua lại khóc tức tưởi đến ngất lịm. Ông thấy như mình đã rơi xuống  một địa ngục chìm trong bóng tối buồn thảm trong một khu rừng đầy thú dữ.  Ông cúi xuống hôn đứa bé, nước mắt nhỏ xuống hòa với giòng lệ trẻ thơ của thằng bé.

                Hơn ai hết, ông hiểu rõ sâu xa những đau khổ mà nó đã chịu đựng ngay từ lúc bé mà không cần đợi đến những va chạm của tuổi trưởng thành.  Trong đứa trẻ, trong ông già đo lường sự đau khổ hiện ra rõ ràng trên mọi góc cạnh.

                Ông già xin phép người cảnh sát cho ông ôm thằng bé trong vòng tay như thể muốn chia sớt khổ đau với nó.

                Nhà sư Minh Trí có vẻ suy nghĩ rất lung trước sự việc xẩy ra.  Thầy cũng ngạc nhiên trước hành động bất ngờ và mau chóng không thể tưởng tượng được ở một đứa trẻ như thế.  Thầy băn khoăn muốn hỏi ông già điều gì đó nhưng thấy ông lão im lặng một cách khó hiểu nên chỉ lắc đầu suy nghĩ.  Có thể quy lỗi cho  ai một cách đúng đắn trong vụ nầy?  Người cảnh sát lập biên bản như thế để làm gì?  Bỏ tù thằng bé?  Tìm cách giáo dục để không cho nó giết người một lần nữa?

                Gấp cuốn sổ tay lại, người cảnh sát bước tới phía ông già và nhà sư Minh Trí.

                - Ông có tin chắc thằng bé ông ẵm trên tay là phạm nhân không?

                - Vâng, tôi tin thế.

                - Ông có thể biết được lý do nào đã thúc đẩy nó giết người?

                - Nó điên.

                - Ông tin nó đủ sức đâm một lượt hai người?

                - Nó điên nên nó có thần lực .

                - Ông hiểu thế nào về thần lực?

                Có lẽ bực mình vì câu hỏi tréo họng của người cảnh sát, ông già đáp một câu cũng không kém trẹo họng.

                - Thần lực là những gì khác với pháp luật .

                Người cảnh sát vẫn bình tĩnh hỏi tiếp.

                - Ông không thích pháp luật sao?

                - Tôi chỉ thích pháp luật ngoài trường hợp này.

                - Không biết pháp luật áp dụng với trường hợp này như thế nào, tại sao ông muốn gạt pháp luật ra ngoài?

                - Bởi vì thằng bé phạm tội giết người.

                - Nó giết người, ông biết thế, tại sao ông còn ẵm nó vào lòng mà khóc?

                - Tôi có trách nhiệm về hành động giết người ấy.

                - Ông là gì của nó?  Chú?  Bác?  Ông ngoại?

                - Tôi là người thứ nhất được nghe tâm sự nó.

                - Bây giờ ông ân hận?

                Nghe người cảnh sát nói thế, thầy Minh Trí bắt đầu lên tiếng.

                - Chính tôi ân hận ...

                Ông già cải chính .

                - Thật ra chẳng có gì ân hận nhưng chúng tôi đã khổ tâm từ lâu.  Trước sau gì án mạng cũng xảy ra.  Tôi đã cố tìm cách ngăn chặn nhưng bất lực.  Thấy mình không đủ sức, tôi đã tìm đế thầy Minh Tri cách đây mấy ngày nhờ thầy giúp nhưng sự thật lì lợm đã xẩy ra quá bất ngờ và quá nhanh chóng.  Nếu ai phải ân hận thì có lẽ thầy Minh Trí ân hận vì lẽ đó...

                Người cảnh sát quay sang thầy Minh Trí.

                - Tôi mạn phép được đi ra ngoài bổn phận hiện tại.  Tôi muốn nhận được một vài ý kiến hửu ích của thầy.  Sau vụ án mạng này, thầy có cách gì làm cho thằng bé sống như một người bình thường không?

                Nhà sư Minh Trí trình bày.

                - Điều ông hỏi tôi đã gặp nhiều người hỏi.  Tôi có bàn với ông cụ (là ông già sáu lăm) nhưng chưa thực hiện  được gì cả vì mọi dự tính vẫn còn ở trong chương trình.  Tôi tin có thể thành công khi mang ra thực hiện.  Ngay bây giờ, tôi cầu nguyện cho mẹ đứa bé sống lại, đó là ân huệ cuối cùng trong cuộc sống tương lai nó.  Bổn phận tôi cũng như những người có mặt hôm nay là phải tạo những hoàn cảnh thuận tiện cho mọi người dễ gần gủi nhau hơn.

                Bên ngoài ngõ vẫn còn tiếng xôn xao.  Trong lúc câu chuyện giữa ba người đang tiếp diễn, hai nhân viên cứu thương đã nâng hai nạn nhân đưa lên băng-ca, khiêng ra xe chở vào bệnh viện từ lúc nào.  Thằng bé cũng được mang theo trong chuyến xe này.  Những người có mặt lần lượt ra về mang theo hình ảnh máu và nước mắt.

                Người cảnh sát chào nhà sư Minh Trí và ông già sáu lăm rồi bước ra cửa.  Ông già cúi xuống, nước mắt lại tuôn ra trong lúc thầy Minh Trí cũng cúi xuống, im lặng suy nghĩ.

 

PHAN TẤN UẨN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85805)
Con tàu đã trở nên ọp ẹp, mấy mươi năm còn gì. Người ta nói đây là chuyến tàu tốt nhất hiện nay. Hành khách bực dọc phàn nàn tốt gì mà tốt, như đống sắt vụn, làm như họ là kẻ trên trời rơi xuống không bằng.
23 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 88936)
Tình yêu, cũng như chiến tranh, là hai đề tài muôn thuở của con người. Văn chương ngoại quốc nói về chiến tranh, viết về những trận chiến gần, xa trong lịch sử, chúng ta vẫn thích đọc. Vậy thì tại sao, người Việt Nam viết về chiến tranh Việt Nam lại nhàm chán?
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 92165)
... Tôi đã từng ăn thịt chuột. Tôi ăn vụng của em tôi. Bố cấm tôi nói cho ai biết. Bố đã cho thằng em tôi ăn bao nhiêu con chuột tôi cũng không nhớ nổi. Chỉ có điều bố thích như vậy. Bố nướng con chuột lên, thế thôi. Thằng em tôi cười hềnh hệch, nước dãi chảy dài, cầm con chuột gặm như một bắp ngô nướng. Những tảng máu chưa đông rịn đỏ hai mép. Tôi thấy đầu mình ung ung. Những hình ảnh như những mảnh vỡ lộn xộn va đập vào nhau liên hồi ...
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 89888)
Không ai biết cuộc sống của ai đang xáo trộn. Không ai biết ai đang nghĩ gì. Người chồng không bao giờ biết người vợ vừa gối đầu lên tay mình vừa dâm hoan với sếp của ả trong giấc mơ. Gã sếp đô con, bụng cuộn lên những bó cơ và làm tình thì miễn bàn. Người chồng không bao giờ biết âm hộ của ả nóng bừng như muốn nổ tung ra. Mà biết cũng chẳng thể chết ai vì ả là vợ của anh ta.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 111395)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91960)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91477)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81759)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86228)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 87251)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.