- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VẾT THƯƠNG

02 Tháng Mười 20189:00 CH(Xem: 22205)



SONG NUOC - photo UL
Sông Nước - photo UL

ĐỈA TRÂU

 

Núi đồi trống rỗng bơ phờ trước khi cướp mất sự sống nhiều người

yêu dân làm gì có

tình yêu bị kẻ từng vuốt ve bức tử

tức tưởi không kịp giãy giụa

chìm sâu dự án tầng cao

sa đọa luôn lắm tiền

uống cả vi chất trong máu ngày

miệng những kẻ ít khi lộ diện

kỳ thực họ xuất hiện hàng ngày trước màn hình

làm gì biết cảm giác chết ngộp

của sự sống tuốt hết da thịt

quằn quại đớn đau trên đường đời

tủy xương còn thì cảm nhận

mỗi ánh mắt là vòi hút bầy đỉa trâu lúc nhúc.

 

 

Nguyễn Đăng Khương

 

VẾT THƯƠNG

 

Nàng ấy trẻ từ rất lâu giờ quay lại làm thơ ca ngợi tuổi già

Cái chết của những thằng đáng chết

Nó uống hết máu người những năm tám mươi

Cho dòng tộc chúng vinh danh phì da

Năm mươi bốn bàn tay bóp ngang cổ không được chửi

Có ích gì

Có công gì

Chẳng ai được thấy.

 

Nguyễn Đăng Khương

 

 

VÀO KHU VƯỜN LẶNG SÂU

 

Trên đường cao tốc hồi ức trở về
linh hồn lá non rung rinh 
giọng nói mấy bà ấy chan chát
bùn đất đùn ra từ lớp học

 

Sự khốn nạn ngự trị khắp nơi
từ tài xế đến thằng nhóc học trò đều muốn làm ông có nội
bầu trời một màu vô đạo

mọi cái đều thực nghiệm
chuẩn mực lệch qua sao hỏa

 

Mạng chó, xác người
vì không ăn thịt được
có uổng phí không

 

Rắn độc trườn qua chân, may ra
kiếp nạn cố ngồi im
sự thật không ai tin…

 

Đám buôn lưỡi dối trá.

 

Nguyễn Đăng Khương

 

 

GIỚI HẠN

 

Viên đạn mong bay cao hơn đời chim
bầu trời nghiệt ngã
tự khả giác khoảnh khắc né tránh

 

Phương đó có vô vàn ý nghĩ, tại sao
sỏi đá trơ xương hai lăm ngàn đô
cho một lần khoái lạc

 

Đoản khúc nện xuống long đong
cơn mê năm ngàn năm trước
xuyên mắt bão theo đoàn người dằng dặc
đủ nuôi sống một cơn đau.

 

Nguyễn Đăng Khương

 

 

CAMMERA NHÀ NGHỈ Ở QUÊ

 

Các chậu cây cảnh vài lần đứng yên
xanh xén thẳng bóng qua lại
sáng trưa chiều tối khuya

 

Tin yêu quay quắt đến trước
bạc tình đến sau
người đàn ông đến trước
người phụ nữ đến sau
tất đều đeo khẩu trang, bịt mặt
hành động nhanh dứt khoát

 

Cặp nhân tình thứ nhất
cặp nhân tình thứ hai
cặp nhân tình thứ ba
cặp nhân tình bất tận…

 

Có điều họ không ngờ tới
kẻ lén lút quay lén
là thời gian.

 

Nguyễn Đăng Khương

 

TÌNH CẢM CON BÙ NHÌN

 

 

Rông ruổi trên nhiều chân trời 
sự cướp phá của bầy chim du cư phương nam không lúc nào ngơi nghỉ
vẫy sứt tay không thấy cánh đồng khác
người bạn nào đến với ta

Người ban cho trách nhiệm quá to tát
xua đổi bầy chim phải chạy một đời
các trại cải huấn không còn chỗ
các chìa khóa được cắm sẵn

Không sắc xuân chỉ dáng hình gãy đổ
dục vọng của khối đá sừng sững trước làng
hát múa và khè

Ai dạy thế cho cô giáo đi mổ u nang lành tính
triệu chứng ban đầu tăng - đau - nhứt

Đây ngưng lặng của năm
mặt trời mở cửa qua bên kia thế giới
không gì tồn tại trong ngôi nhà trống rỗng
cặp vợ chồng ly dị
bảy tháng trôi qua hôn mê
ánh sáng biến mất
đôi mắt tượng đài

Đừng ngăn cơn say của hàng xóm
qua ngũ tuần
tôi làm bạn với cái bóng cô độc
Cơn bão chán ngán
hỷ nộ của nước
ánh đèn đường lẩm bẩm nguyền rủa người đang bập bùng ngược sóng

Muốn đổi đời
họ cho rằng ta không có lương tâm
chỉ có mồi lửa
cho số phận của cái vỏ chanh

 

Nguyễn Đăng Khương

 

 

THÔI ĐỪNG HOÀI VỌNG CỐ HƯƠNG

 

 

Không sống sót nét đẹp ngày thơ
Bức họa đồ nát bấy
Ruột núi non trống rỗng
Lòng người
Bọn ấy chuyển thành lâu đài biệt phủ

Đừng đem khoa học trở về một đất nước mù
Học thuật không cần thiết
Việc làm theo văn bản điều hành cảm tính
Ngoại giao ăn nhậu hữu xung
Cần ai có sức khỏe tốt

Bước ra hỗn loạn
Đường sá bệnh viện trường học
Nộc độc tan chảy nơi nơi...

Thôi đừng hoài vọng cố hương.

 

Nguyễn Đăng Khương

 

 

 

 

TÂM SỰ 

1. Với cây

 

Mi buồn gì mà thất bát mùa màng
ra hoa vỗ về ong bướm
rồi trơ chìa khơi khơi

Học mi sự chịu đựng
mặc rêu mốc bám đầy thân thể
sự bất cần hiên ngang

Muốn rũ bỏ về quanh quẩn với mi
sẽ thương ta trúng đậm
ở mùa sau?

 

2. Với con mèo già

 

Bao nhiêu thịt mỡ thời trẻ đi đâu
mà gầy còm xương xẩu
mi sống về quá khứ
hay phía ban mai
sao kèm nhèm đôi mắt

Ta muốn gửi lá đơn
xin thôi việc
vì lực ép không chịu nổi
cổ máy ăn linh hồn

Móng vuốt mi mòn
đám chuột cống ngày xưa
giờ đến bầy cháu chắt

Ôm mi trong lòng
nước mắt trộn vào nhau.

 

Nguyễn Đăng Khương

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 84583)
Phụ Chú: 1. Thuật ngữ Việt Nam hoá [Vietnamization] được dùng để mô tả những diễn biến thu nhập và thực thi những biến đổi xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị do chế độ bảo hộ Pháp cưỡng bách áp đặt từ 1861 tới 1945, sau khi chế độ thực dân Pháp bị soi mòn dần từ năm 1940-1941 rồi cuối cùng bị xóa bỏ từ tháng 3/1945. Dù trong Anh ngữ, từ này còn một hàm ý khác — như chính sách Việt nam hóa cuộc chiến tranh Việt Nam của Liên bang Mỹ (1964-1973) — chúng tôi nghĩ thuật ngữ Việt Nam hoá chính xác hơn Việt hóa [Vietism hay Vietnamism].
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83620)
III. ĐOẠN KẾT KHỦNG HOẢNG Trong tháng 8, Việt Nam trải qua một giai đoạn đầy biến động, trên bối cảnh chính trị quốc tế. Một mặt, phe Đồng Minh bắt đầu thực thi các kế hoạch hậu chiến đối với Việt Nam, từ giải giới quân Nhật tới chia chác vùng ảnh hưởng; mặt khác, ngay tại Đông Dương, người Nhật bị tê liệt không những chỉ vì lệnh đầu hàng đột ngột vô điều kiện mà còn vì viễn ảnh bị Đồng Minh trừng phạt. Với người Việt, các quan tướng Nhật bị phân chia theo yếu tố tâm lý và ý thức hệ.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75968)
II. CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM (17/4 - 25/8/1945) Mặc dù chính phủ Trần Trọng Kim chỉ là một thứ “tai nạn lịch sử,” được khai sinh do nhu cầu quân sự của Nhật, chính phủ được Nhật bảo trợ này soi sáng mặt trái của đồng tiền cách mạng 1945 tại Việt Nam, mà cho tới năm 2010 còn bị che phủ bởi đủ loại tài liệu tuyên truyền.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 80757)
(*).LTG: Bài này rút ra từ Phần II, “The End of An Era” [Đoạn Kết của Một Thời Đại], của Luận án Tiến sĩ [Ph.D.] sử học “Political and Social Change in Viet Nam between 1940 and 1946” đệ trình tại Đại học Wisconsin-Madison vào tháng 12/1984, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư John R. W. Smail; và đã in trên Journal of Asian Studies [Tạp chí Nghiên Cứu Á Châu] vào tháng 2/1986, XLV: 2, pp. 293-328, với cùng tựa “The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945).” Phần tư thế kỷ sau, nhân dịp sinh nhật thứ 68, và kỷ niệm 65 năm cách mạng 1945, hiệu đính lại lần chót hầu phổ biến rộng rãi hơn trong giới người trẻ Việt muốn đi tìm sự thực lịch sử.
28 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85818)
Con tàu đã trở nên ọp ẹp, mấy mươi năm còn gì. Người ta nói đây là chuyến tàu tốt nhất hiện nay. Hành khách bực dọc phàn nàn tốt gì mà tốt, như đống sắt vụn, làm như họ là kẻ trên trời rơi xuống không bằng.
23 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 88955)
Tình yêu, cũng như chiến tranh, là hai đề tài muôn thuở của con người. Văn chương ngoại quốc nói về chiến tranh, viết về những trận chiến gần, xa trong lịch sử, chúng ta vẫn thích đọc. Vậy thì tại sao, người Việt Nam viết về chiến tranh Việt Nam lại nhàm chán?
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 92177)
... Tôi đã từng ăn thịt chuột. Tôi ăn vụng của em tôi. Bố cấm tôi nói cho ai biết. Bố đã cho thằng em tôi ăn bao nhiêu con chuột tôi cũng không nhớ nổi. Chỉ có điều bố thích như vậy. Bố nướng con chuột lên, thế thôi. Thằng em tôi cười hềnh hệch, nước dãi chảy dài, cầm con chuột gặm như một bắp ngô nướng. Những tảng máu chưa đông rịn đỏ hai mép. Tôi thấy đầu mình ung ung. Những hình ảnh như những mảnh vỡ lộn xộn va đập vào nhau liên hồi ...
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 89914)
Không ai biết cuộc sống của ai đang xáo trộn. Không ai biết ai đang nghĩ gì. Người chồng không bao giờ biết người vợ vừa gối đầu lên tay mình vừa dâm hoan với sếp của ả trong giấc mơ. Gã sếp đô con, bụng cuộn lên những bó cơ và làm tình thì miễn bàn. Người chồng không bao giờ biết âm hộ của ả nóng bừng như muốn nổ tung ra. Mà biết cũng chẳng thể chết ai vì ả là vợ của anh ta.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 111440)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91984)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .