- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VẾT THƯƠNG

02 Tháng Mười 20189:00 CH(Xem: 21925)



SONG NUOC - photo UL
Sông Nước - photo UL

ĐỈA TRÂU

 

Núi đồi trống rỗng bơ phờ trước khi cướp mất sự sống nhiều người

yêu dân làm gì có

tình yêu bị kẻ từng vuốt ve bức tử

tức tưởi không kịp giãy giụa

chìm sâu dự án tầng cao

sa đọa luôn lắm tiền

uống cả vi chất trong máu ngày

miệng những kẻ ít khi lộ diện

kỳ thực họ xuất hiện hàng ngày trước màn hình

làm gì biết cảm giác chết ngộp

của sự sống tuốt hết da thịt

quằn quại đớn đau trên đường đời

tủy xương còn thì cảm nhận

mỗi ánh mắt là vòi hút bầy đỉa trâu lúc nhúc.

 

 

Nguyễn Đăng Khương

 

VẾT THƯƠNG

 

Nàng ấy trẻ từ rất lâu giờ quay lại làm thơ ca ngợi tuổi già

Cái chết của những thằng đáng chết

Nó uống hết máu người những năm tám mươi

Cho dòng tộc chúng vinh danh phì da

Năm mươi bốn bàn tay bóp ngang cổ không được chửi

Có ích gì

Có công gì

Chẳng ai được thấy.

 

Nguyễn Đăng Khương

 

 

VÀO KHU VƯỜN LẶNG SÂU

 

Trên đường cao tốc hồi ức trở về
linh hồn lá non rung rinh 
giọng nói mấy bà ấy chan chát
bùn đất đùn ra từ lớp học

 

Sự khốn nạn ngự trị khắp nơi
từ tài xế đến thằng nhóc học trò đều muốn làm ông có nội
bầu trời một màu vô đạo

mọi cái đều thực nghiệm
chuẩn mực lệch qua sao hỏa

 

Mạng chó, xác người
vì không ăn thịt được
có uổng phí không

 

Rắn độc trườn qua chân, may ra
kiếp nạn cố ngồi im
sự thật không ai tin…

 

Đám buôn lưỡi dối trá.

 

Nguyễn Đăng Khương

 

 

GIỚI HẠN

 

Viên đạn mong bay cao hơn đời chim
bầu trời nghiệt ngã
tự khả giác khoảnh khắc né tránh

 

Phương đó có vô vàn ý nghĩ, tại sao
sỏi đá trơ xương hai lăm ngàn đô
cho một lần khoái lạc

 

Đoản khúc nện xuống long đong
cơn mê năm ngàn năm trước
xuyên mắt bão theo đoàn người dằng dặc
đủ nuôi sống một cơn đau.

 

Nguyễn Đăng Khương

 

 

CAMMERA NHÀ NGHỈ Ở QUÊ

 

Các chậu cây cảnh vài lần đứng yên
xanh xén thẳng bóng qua lại
sáng trưa chiều tối khuya

 

Tin yêu quay quắt đến trước
bạc tình đến sau
người đàn ông đến trước
người phụ nữ đến sau
tất đều đeo khẩu trang, bịt mặt
hành động nhanh dứt khoát

 

Cặp nhân tình thứ nhất
cặp nhân tình thứ hai
cặp nhân tình thứ ba
cặp nhân tình bất tận…

 

Có điều họ không ngờ tới
kẻ lén lút quay lén
là thời gian.

 

Nguyễn Đăng Khương

 

TÌNH CẢM CON BÙ NHÌN

 

 

Rông ruổi trên nhiều chân trời 
sự cướp phá của bầy chim du cư phương nam không lúc nào ngơi nghỉ
vẫy sứt tay không thấy cánh đồng khác
người bạn nào đến với ta

Người ban cho trách nhiệm quá to tát
xua đổi bầy chim phải chạy một đời
các trại cải huấn không còn chỗ
các chìa khóa được cắm sẵn

Không sắc xuân chỉ dáng hình gãy đổ
dục vọng của khối đá sừng sững trước làng
hát múa và khè

Ai dạy thế cho cô giáo đi mổ u nang lành tính
triệu chứng ban đầu tăng - đau - nhứt

Đây ngưng lặng của năm
mặt trời mở cửa qua bên kia thế giới
không gì tồn tại trong ngôi nhà trống rỗng
cặp vợ chồng ly dị
bảy tháng trôi qua hôn mê
ánh sáng biến mất
đôi mắt tượng đài

Đừng ngăn cơn say của hàng xóm
qua ngũ tuần
tôi làm bạn với cái bóng cô độc
Cơn bão chán ngán
hỷ nộ của nước
ánh đèn đường lẩm bẩm nguyền rủa người đang bập bùng ngược sóng

Muốn đổi đời
họ cho rằng ta không có lương tâm
chỉ có mồi lửa
cho số phận của cái vỏ chanh

 

Nguyễn Đăng Khương

 

 

THÔI ĐỪNG HOÀI VỌNG CỐ HƯƠNG

 

 

Không sống sót nét đẹp ngày thơ
Bức họa đồ nát bấy
Ruột núi non trống rỗng
Lòng người
Bọn ấy chuyển thành lâu đài biệt phủ

Đừng đem khoa học trở về một đất nước mù
Học thuật không cần thiết
Việc làm theo văn bản điều hành cảm tính
Ngoại giao ăn nhậu hữu xung
Cần ai có sức khỏe tốt

Bước ra hỗn loạn
Đường sá bệnh viện trường học
Nộc độc tan chảy nơi nơi...

Thôi đừng hoài vọng cố hương.

 

Nguyễn Đăng Khương

 

 

 

 

TÂM SỰ 

1. Với cây

 

Mi buồn gì mà thất bát mùa màng
ra hoa vỗ về ong bướm
rồi trơ chìa khơi khơi

Học mi sự chịu đựng
mặc rêu mốc bám đầy thân thể
sự bất cần hiên ngang

Muốn rũ bỏ về quanh quẩn với mi
sẽ thương ta trúng đậm
ở mùa sau?

 

2. Với con mèo già

 

Bao nhiêu thịt mỡ thời trẻ đi đâu
mà gầy còm xương xẩu
mi sống về quá khứ
hay phía ban mai
sao kèm nhèm đôi mắt

Ta muốn gửi lá đơn
xin thôi việc
vì lực ép không chịu nổi
cổ máy ăn linh hồn

Móng vuốt mi mòn
đám chuột cống ngày xưa
giờ đến bầy cháu chắt

Ôm mi trong lòng
nước mắt trộn vào nhau.

 

Nguyễn Đăng Khương

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 65743)
Đ àn chim với những con Rose breasted màu nâu nhạt, ngực đỏ;con Western King with fledgling cũng màu nâu nhưng cái cái ngực vàng hườm; con Red headed woodpecker mình gọi là chim gõ kiến có cái đầu màu đỏ, con Indigo Bunting tròn như con sáo quê nhà, nhưng lại xanh biếc như da trời. Tất cả bọn chúng, mỗi buổi sáng, theo nhau về ríu rít trong vườn nhà tôi...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 54252)
N guyễn Phi Khanh sinh năm 1355 và mất năm 1428[1] (có thuyết nói ông sinh năm 1336, mất năm 1408[2]), quê ở xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Tây (có thuyết nói ông còn có quê thứ hai ở Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương). Ông tên thật là Nguyễn Ứng Long, sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống võ tướng. Nhưng ông lại là người say mê văn chương...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 63416)
Tôi chìm vào một giấc mơ, giấc mơ có những sợi dây bé xíu đan vào nhau thành những mắt lưới. Tôi đi tìm một thế giới, nỗi đau oán thù bị xóa bỏ, chỉ còn tôi với thế giới ấy.
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 60111)
B ài này được viết theo lời yêu cầu của một số người trẻ trong đó nhiều người là sinh viên đại học nhằm bổ khuyết cho sự hiểu biết của anh chị em này nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung về vị vua cuối cùng của Nhà Nguyễn nhân dịp 100 năm năm sinh của ông cũng như về một giai đoạn lịch sử có quá nhiều góc tối hay góc khuất, luôn cả oan khuất và cũng nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ 2013 ...
06 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 70229)
Bây giờ đã bước sang một ngày khác một ngày như và không như mọi ngày không còn nợ nần nào để tính sổ không còn niềm vui nào để cho đi hay giữ lại nỗi buồn...
11 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 93527)
Cuộc Họp Báo Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền - 10/12/2012
10 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 90927)
S au hơn ba mươi năm kết thúc chiến tranh, những đề tài về chiến tranh dường như cũng biến mất trên văn đàn chính thống Việt Nam. Chúng đã đầu thai kiếp khác hoặc tìm cách trốn ra nước ngoài. Ngồi hong váy ướt, tập truyện mới nhất của Võ Thị Hảo hội đủ hai yếu tố: đầu thai kiếp khác mà vẫn phải chạy ra nước ngoài, tháng 7 năm 2012, tủ sách Thi Văn Hồng Lĩnh của Bùi Xuân Quang ở Paris, xuất bản.
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 94752)
Một trong những vấn nạn, nếu không phải nghi án, lịch sử cận đại còn gây nhiều tranh luận là vấn đề âm mưu ve vãn [flirtation] Cộng Sản Hà Nội của anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm (1897-1963) trong hai năm 1962-1963. Nhiều học giả thế giới đã cố gắng đưa ra những giải thích về vấn đề này. Người cho rằng anh em họ Ngô không còn biết lý lẽ [no longer be rational] nữa trước áp lực Mỹ. (1) Người cho rằng họ Ngô chỉ muốn blackmail hay chơi một ván bài poker với Mỹ. (2) Người cho rằng họ Ngô thực sự muốn nói chuyện với miền Bắc, (3) và nếu không có cuộc đảo chính 1/11/1963, Cộng Sản đã chiếm miền Nam vào cuối năm 1963.
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 93452)
Cuối năm 1961, đầu năm 1962, các viên chức VNCH liên tục thúc dục Pháp can thiệp và yểm trợ. Ngày 21/12/1961, Đại sứ Phạm Khắc Hy gửi thư cho Charles Lucet, ngỏ ý muốn liên lạc với Pháp. Hơn nửa tháng sau, ngày 7/1/1962, Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu gặp đại diện Pháp, xác nhận ý muốn liên lạc. Trương Vĩnh Lễ, Chủ tịch Quốc Hội, cũng tiết lộ với giới ngoại giao Pháp ở Sài Gòn là Nhu muốn Pháp tái khẳng định lập trường, vì Sài Gòn có cảm tưởng Paris đang nghiêng dần về phía Hà Nội.( 152)
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 98828)
Phần II II. NHỮNG THẾ LỰC CHI PHỐI BÊN NGOÀI: Chính sách hòa hoãn Mỹ-Nga, cộng với sự va chạm cá nhân với các viên chức Mỹ, cũng khiến họ Ngô tìm cách nới rộng hơn sự kềm tỏa của Mỹ. Phong trào chính trị đang lên trong thời điểm này là phi-liên-kết, và trung lập trong cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Nga, do Pháp và India đi hàng đầu. Ngoài ra, Trung Cộng thường tuyên bố theo đuổi chính sách “sống chung hòa bình” [peaceful co-existence], trong khi Mao đưa ra “thuyết” Thế Giới Thứ Ba, tức thế giới của các nước nghèo và cách mạng giải phóng khỏi ảnh hưởng các cường quốc.