- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

"Đẻ Sách" tiểu thuyết châm biếm của Đỗ Quyên

07 Tháng Chín 20184:47 CH(Xem: 23048)
de sach

ĐẺ SÁCH
tiểu thuyết châm biếm của Đỗ Quyên
Người Việt Books, 2018

Sách phát hành qua Amazon
Người Việt Books (California, Hoa Kỳ)
352 trang
giá bìa 20 USD

  

Trích Lời vào của tác giả:

“Dường như người cầm bút nào cũng được một thói quen văn chương nuôi nấng – Làm một vài bài thơ cho mình và viết một cuốn truyện để đời. Tôi trong vế sau của thói quen đó bao năm rồi, nay tới lúc. Khi chắp được ý tưởng, xây mạch truyện, tôi mới nhận ra rằng cuốn truyện để đời có thể là cuốn này; mà cũng có thể là cuốn sau, sau nữa, rồi sau nữa…

Sách này, việc viết nó rất ngẫu nhiên, ngay sau một cơn mơ pha tạp, tôi lọc ra các điều có thể làm nên tiểu thuyết.

Tôi có lý do để hiểu vì sao cuốn sách mang tên “Đẻ sách”. Tôi biết, bạn đọc rồi cũng sẽ có vài ba lý do để hiểu. Ví dụ, nội dung của nó, ngắn gọn, là về những – người – ăn – thịt – người – để – đẻ – ra – sách.”

  

• Đoàn Nhã Văn (Nhà phê bình - Mỹ)

Vài ý nhỏ sau khi đọc Đẻ Sách

 

1. Đẻ Sách là một tiểu thuyết thuộc loại phi-tiểu thuyết. Nó không nằm trong cái ý nghĩa tiểu thuyết cổ điển. Bằng một cấu trúc phi-tiểu thuyết, nó chứa đựng nhiều ý tưởng lạ, chuyên chở nhiều vấn đề. Do đó, tác phẩm luôn dẫn người đọc đến những bất ngờ. Đó là điểm mạnh của tác phẩm. 

 

2. Nhà văn đã chọn đi một con đường khó, với tham vọng viết một lối viết khác, so với những tác phẩm đã in. Không những thế, qua mỗi chương sách, sự ấp ủ được tìm thấy đằng sau nội lực của nhà văn. Tôi nghĩ rằng, Đẻ Sách là tác phẩm rất kén chọn người đọc. Nhưng ai đọc được nó, bước qua được Chương 2, sẽ thấy rất “đã” ở những chương kế tiếp.

 

3. Đẻ Sách được viết bằng một lối viết thông minh, “bác học”, mang nhiều tính triết lý. Trong ý hướng ấy, có nhiều chỗ, nhà văn đã để nhân vật triết luận khá dài dòng. Ý tưởng hay, nhưng nhân vật càng triết luận về nó, càng làm loãng vấn đề, ví dụ như Phần 2.9 trong Chương 2.

 

4. Có thể thấy sự cố công mài giũa từng câu chữ của nhà văn để đúng với ý tưởng chủ đạo. Tuy nhiên, đây cũng là con dao hai lưỡi trong nghệ thuật. Bởi vì, nhà văn không để cho những câu văn ngẫu hứng chen vào trên những trang văn. Như một dương cầm thủ, nhà văn ép những ngón đàn đúng theo bài bản. Trong cái “đúng theo bài bản” ấy, với lối viết “bác học” như thế, khó tìm thấy những phút lên đồng đầy nghệ thuật của người nghệ sĩ trình diễn. Những nhân vật đã bước lên trang sách, nghĩa là họ đã trình diễn trong mắt bạn đọc. Và, những nhân vật này thiếu mất những giây phút lên đồng. Trong nghệ thuật, đôi lúc lại cần những phút lên đồng, như thế. 

 

5. Viết về cái tục không phải là điều gì xa lạ hôm nay. Trong hướng này, nhân vật của Đẻ Sách nói về cái tục chưa tới. Họ chưa đưa cái tục lên hàng nghệ thuật, chưa đưa được những ví dụ để đời, để làm bảo chứng. Họ nhìn tình dục dưới con mắt kỹ thuật. Con mắt kỹ thuật khác với con mắt nghệ thuật. Viết về tình dục, theo tôi, nên soi rọi nó bằng con mắt nghệ thuật. Có vậy, điều tác giả gởi gắm mới ở lại lâu dài trong lòng bạn đọc.    

 

Ngắn gọn, Đẻ Sách mang được nhiều điều lạ vào trong tác phẩm, hứa hẹn nhiều bất ngờ cho mỗi người đọc. Có thể nó sẽ tạo nên những tiếng vang tốt, nhưng theo tôi, tác phẩm vẫn còn những khiếm khuyết cố định.

 
• Đặng Thơ Thơ (Nhà văn, Chủ biên Tạp chí Da Màu – Mỹ)

Một cuốn “tiểu thuyết thông minh”

 

1. Đẻ Sách là một tiểu thuyết làm tôi chú ý ngay từ khi đọc trang đầu tiên của chương “ăn tim” với từng câu chữ đều có sức lôi cuốn, dụ dỗ, gây nghi hoặc, cổ động (cả ngữ nghĩa lẫn thời gian, cả ý tưởng lẫn logic). Về truyện ngắn Thai Phu, rất thích, có lẽ đây là cách mở đầu hay nhất cho Đẻ Sách. Đọc một mạch hết 12 trang Chương 1 “Tim của ai cũng được” có cảm giác từ đầu đến cuối là kinh ngạc, sung sướng và hứng khởi. Một chương tiểu thuyết rất thành công, như cách tác giả định nghĩa về “tam giác trong truyện”, mọi thứ hòa quyện và ăn dính nhau không thể tách rời. Dàn bài, ý tưởng nền tảng, và giọng văn. Dàn bài: Không gian truyện nhiều tầng nhiều lớp, những nhân vật và những ý tưởng là các điểm nối kết các không gian nhỏ theo một cấu trúc toán học chính xác. Ý tưởng: Kết hợp nghề văn, chuyện “ăn tim” và tình yêu rất hay, mới mẻ, trẻ trung, táo bạo. Giọng văn: cực kỳ ranh mãnh, rành mạch và cùng lúc mang tính nước đôi giễu nhại, rất phù hợp với chủ đề của truyện; bằng giọng văn này những vấn đề tưởng như rất khó xử lý đã được kể tỉnh bơ, khơi khơi, dung dị mà lại thông minh và độc đáo. Chắc chắn cuốn tiểu thuyết này sẽ đưa ra những định nghĩa mới, phong cách mới, hướng đi mới cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

 

2. Tiểu thuyết ly kỳ quá làm tôi tò mò chờ đọc tiếp, sau Chương 1, với câu hỏi: Có mấy chương tất cả, vì nếu mỗi chương “ăn” một thứ trong cơ thể thì truyện phải đến mấy chục chương? Hôm cuối tuần, gặp những bạn văn trong vùng, thấy nhiều người đọc chương “ăn tim” trên damau.org; họ thích lắm, kinh ngạc vì lối viết lạ lùng này.

 

3. Nghe tác giả giải thích về “khái niệm/quan niệm” (concept) của Đẻ Sách, tôi đã hình dung trong đầu một cấu trúc tinh thần trong truyện: mỗi chương đi theo những triển khai khác nhau và mang đặc tính riêng, nhưng được kết cấu rất hài hòa và chặt chẽ trong kiến chung tổng thể. Như vậy, có thể đọc “tiểu thuyết” này như tiểu thuyết hoặc như một chuỗi những truyện riêng rẽ đều được. Nếu chỉ căn cứ vào Chương 1 “ăn tim”, tự nó đã hoàn chỉnh. Nhưng nếu sau này đọc chung với các chương khác, nó sẽ được trình bày dưới nhiều góc độ hơn. Mỗi một chương của Đẻ Sách là một căn nhà kính để phản chiếu, soi rọi và khuếch tán những chương khác.

 

4. “Ăn chân” đúng là khác “ăn tim”, vì tim thì mềm và toàn thịt, còn chân có cả xương, gân và móng (những móng vuốt này rất sắc, dày!), phải nhai lâu hơn, nhằn xuống kỹ hơn, nhưng ly kỳ lắm. Chương “ăn chân” có nhiều đối tượng cho sự châm biếm: giới viết văn làm báo, giới phê bình văn học, các triết gia, những lãnh tụ, rồi dân tỵ nạn, chế độ, lịch sử... Tính châm biếm mạnh hơn khi “ăn tim”, trùng điệp ở mỗi câu văn, chồng chất ý nghĩa, nghĩa nằm dưới từ trên chữ trong chữ. Nhiều đoạn nhiều câu rất mạnh, có thể làm tuyên ngôn hoặc châm (chích) ngôn! Nhiều chỗ cười đau bụng. Cảm tưởng rằng nhiều chủ đề phụ (những cặp nhị nguyên mâu thuẫn, chủ nghĩa Mút...) và chủ đề chính (ăn chân người tỵ nạn) là những kinh nghiệm của chính tác giả. Chương 2 “Theo chân những người tỵ nạn” là một symphony (bản giao hưởng) hẳn hoi, chứ không phải là một chương trong symphony; với nhiều tuyến nhân vật và hướng truyền đi nhiều luồng, nhiều khái niệm đan xoắn và cuộn nhau, không rời không gỡ được. Cặp mắt tác giả tinh nhậy lắm, thu hình rất nhanh, như cắt và cướp trọn thế giới trong một cái nhìn. Ấn tượng: Tác giả rất thông minh, có cái đầu là một kho lưu trữ và giải mã toàn bộ các tư liệu rắm rối trên đời. Kết luận: tiểu thuyết là lối thoát cho tác giả, có nghĩa là Đỗ Quyên phải viết tiểu thuyết nếu không cái đầu của mình sẽ vỡ tung vì chất chứa nhiều dữ liệu và lý luận quá! Nói theo kiểu Nedim Guersel, đây là tiểu thuyết của định mệnh, định mệnh của tiểu thuyết, của lưu đày của cứu chuộc...

 

5. “Ăn tóc” lâu hơn “ăn chân”, vì tóc thì phải nhai từng cọng, và tóc rất... khó tiêu! Chương 3 “Diễn đàn tóc” có hình thức kịch nhưng nội dung về vấn đề thi ca. Nếu đọc tới chương này thì thấy “ăn tóc” mang nhiều tính phê bình văn học nhất trong Đẻ Sách. “Ăn tóc” nhắm đến một đối tượng độc đáo hơn, một chủng loại hiếm quý hơn “ăn chân”. Các vấn đề đưa ra đậm đặc tư duy triết học hơn. Nhưng ý tưởng toàn chương rất original, các ẩn dụ thì tinh quái (như mọi khi), sự sắp xếp các hình ảnh, ẩn dụ và tư tưởng nằm trong một cấu trúc chặt chẽ, bổ sung nhau. Đếm không hết những câu văn hay, tạo nên hình tượng văn học, tức là cú-thành-văn ở chương này, trong đó có nhận định về tính phi lý, về tự do, về nhà văn lớn/nhỏ theo chiều kích dân tộc... Nếu được phép tôi chỉ đề nghị: có lẽ nên thêm một chút về “đĩ tính xung đột” để “Diễn đàn tóc” sinh động hơn khi có thêm các chuyển biến bên cạnh những lý luận sáng tác? Hình ảnh người bay ra khỏi cửa sổ ở cuối truyện bị văng mất tóc là một luồng gió thổi vào không khí dồn ép quá nhiều lý luận trong chương này.

 

6. Chương 4 “Người từ lòng bàn tay mà ra” có nhiều đóng ngoặc, mở ngoặc, kể chuyện và tự sự, dương đông kích tây theo kiểu “phân thân song kích”, dùng cái cụ thể (tay) để nói cái trừu tượng (viết, ngôn ngữ, lý luận) duyên dáng một cách rất “ác” và “ác” một cách bác học. Tác giả đã “nhập bọn” với James Joyce rồi đó! Viết dài hơi, biện chứng và mạch lạc các chương như thế, chắc sẽ có Đẻ Sách tập 2 thật đấy!

 

7. Qua những gì tác giả “bật mí”, tôi thích chờ đợi chương trước cuối liên quan đến lý luận phê bình văn học, vì nó đặc biệt. Tiểu thuyết viết về phê bình văn học? Khái niệm này quá hay! Chương ấy ra đời từ khái niệm phê bình văn học, rồi nó hình thành như một cách phủ định chức năng của phê bình văn học, và cuối cùng cho người ta thấy rằng, tác giả luôn là kẻ phê bình văn học đầu tiên, chính xác, tàn nhẫn, đam mê nhất? Và sự tự phê bình, tự phân tích - nó không thuộc phạm vi lý thuyết và được thực hành ngay trên văn bản, tác động thẳng vào văn bản? Hơn là những lý thuyết chỉ đi trên bề mặt văn bản, không có khả năng can thiệp vào văn bản? Và, nhà văn đích thực luôn luôn có sẵn trong mình một nhà phê bình, một hiện diện nước đôi?

 

8. Có thể nói Đẻ Sách là một cuốn tiểu thuyết thông minh (intelligent novel). Nó sẽ thích hợp với độc giả châu Âu là những người thích động não, hơn là độc giả ở châu Mỹ và ở Việt Nam tuy ưa thích văn chương nhưng đòi hỏi phải có tính đại chúng, dễ tiếp thu, có một cốt truyện cảm động và xen vài ý tưởng mang chiều sâu là đủ để thỏa mãn. Ngoài chữ “tiểu thuyết thông minh”, còn có thể gọi tiểu thuyết này là tiểu thuyết về cách viết tiểu thuyết.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 20238:36 CH(Xem: 6180)
Dáng đi cô gái làm tôi bâng khuâng ngưỡng mộ như chứng kiến một tuyệt tác tạo hóa vừa ban tặng cho nữ giới. Vóc người cao cao, thanh mảnh với những bước chân bắt chéo uyển chuyển, nhẹ nhàng. Điều tôi muốn lưu ý: Cô ấy đi rất tự nhiên, không như các cô người mẫu luôn luôn sượng sùng vì cố phô trương những điều khác, hơn các bước đi được mẹ thiên nhiên ban tặng...
04 Tháng Chín 20238:30 CH(Xem: 6025)
Trong ngót hai chục phim truyện điện ảnh tham dự tranh Giải Cánh Diều năm nay của Hội Điện ảnh VN, có thể nói “Em & Trịnh” là một tác phẩm hoành tráng bậc nhất. Và cũng cần phải thẳng thắn điều này: những người làm “Em & Trịnh” đã rơi vào cả hai tình huống đặc biệt của Điện ảnh: a. thực hiện một bộ phim chân dung vốn đầy thử thách, b. đặc biệt là phim ca nhạc sẽ cực kỳ khó khăn về các yếu tố kỹ thuật!
15 Tháng Tám 20237:29 CH(Xem: 6262)
kiếm điểm / giật / mình / nghìn trang đã giở tới / hình thiên chương / viết như thuyền say độ đường / thước chim /
15 Tháng Tám 20237:13 CH(Xem: 7119)
anh không phải là con chim / cánh mỏi đường bay … / nhưng giọt lệ Người đã chảy thành đại dương / mà tiếng sóng không nguôi vỗ buồn trong trí nhớ…
15 Tháng Tám 20236:52 CH(Xem: 6485)
Chẳng biết tôi có tưởng tượng hay không, nhưng hôm nay rõ ràng là mặt biển nhìn cao hơn bờ, dù hãy còn thấp thoáng từ xa lắm. Trời trưa nắng gắt, lối đi dẫn xuống bãi biển dường như cứ tiếp tục trải dài thêm theo từng bước chân của tôi. Chưa thấy nhà của ông Morpheus ở đâu cả. Hai bên đường là những cụm xương rồng tua tủa trông dữ tợn, nhưng lại lác đác điểm những bông hoa màu sắc rực rỡ. Gió biển khô khốc, nồng nồng trong mũi tôi. Tiếng sóng vỗ nghe chập chờn từ tít ngoài xa. Tôi cố nhìn xem có những dấu hiệu gì đặc biệt hai bên đường để khi quay về có thể lần theo ra lại đường cái. Toàn là xương rồng và xương rồng, không có lấy một cái cây cao hay một mỏm đá. Dưới chân tôi là cát trắng lẫn vào sỏi đá, khiến đường đi thấy gập ghềnh, không mời gọi.
15 Tháng Tám 20235:39 CH(Xem: 6395)
Trước sân anh thơ thẩn / Đăm đăm trông nhạn về / Mây chiều còn phiêu bạt / Lang thang trên đồi quê / In the yard I was pacing / Longing for faraway news / Whilst the clouds kept wandering / High above the rural hills /
05 Tháng Tám 20239:50 CH(Xem: 6150)
“Khi người ta 19 tuổi, người ta là bà hoàng” - đó là một câu trong bộ tiểu thuyết sử thi “Con đường đau khổ” của nhà văn Nga A. Tolstoy mà bố từng lấy làm đề từ cho bài cảm ngôn “Viết dành cho con gái năm con 19 tuổi” từ những năm bố còn là một chàng trai mơ mộng lang thang trên những nẻo rừng Tây Bắc. Vài chục năm sau, vào lúc con đọc những dòng này của bố, khi con chuẩn bị bước vào năm thứ hai đại học, cũng là lúc cả xã hội ta đang trong một cơn xáo động kinh hoàng với bao giá trị đảo lộn quay cuồng khiến những cô cậu sinh viên quen sống trong vòng tay gia đình che chở như con phải hoang mang, ngơ ngác, hoảng sợ…
04 Tháng Tám 20236:06 CH(Xem: 6830)
Ta về dỗ giấc chiêm bao / Lặng nghe bao tiếng thì thào của đêm / Ta về dỗ giấc mơ em / Dỗ cho giấc mộng cũ mèm, mới ra
04 Tháng Tám 20235:53 CH(Xem: 6716)
Từ bao giờ thấy 'mọi sự không là gì cả' / rồi giật mình, nói ra e hố / từ bao giờ biết 'nhiều sự không là gì cả' / rồi giật mình, nói ra e thừa / từ bao giờ thấy không nên nói chi nữa/ rồi giật mình, ồ mình thành cục đất rồi / từ bao giờ / đất có trên đời?
04 Tháng Tám 20235:45 CH(Xem: 7235)
Em hong tóc mùa nắng vàng / Thoảng lên ngày Hạ nồng nàn vai thơm / Gió đùa hôn ngọn tóc vương / Đong đưa nhánh phượng rơi hương bên thềm