- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

EM CÓ THÍCH NƯỚC MỸ KHÔNG?

04 Tháng Tám 20186:58 CH(Xem: 27277)

EM CO THICH NUOC MY KHONG

 

Những đại lộ hun hút dài, chìm trong tiếng xe lướt vội

Mỗi buổi sáng, người với người khẩy tay nhau qua tấm gương dày cỗi

Bằng đôi mắt vô hồn và nụ cười ẩn dưới kính râm

Em có thích nước Mỹ không?

 

Những thớ thịt nghèo nàn của người đàn ông ngấu nghiến McDonals trên phố tối qua

Và mồ hôi tứa ra trong phòng gym đám đàn bà bụng to đang điên cuồng đốt calo sau giờ làm việc.

Em có thích nước Mỹ không?

 

Gã thanh niên xòe tay ngay ngã tư hèn hạ vẫn ngày ngày cần mẫn

Ông lão da đen bốc mùi trong chiếc chăn cáu bẩn

Đời ai rồi khổ hơn ai?

Em có thích nước Mỹ không?

 

Những cuộc biểu tình rần rần trên phố sáng đêm

Tay cảnh sát to cao tát vào đầu cô gái trẻ

GLBT gào như điên giữa quảng trường nức nẻ

Em có còn thích nước Mỹ không em?

 

Nước Mỹ của anh, nước Mỹ của ai

Nước Mỹ của tự do đốt cờ ngay trên phố

Nước Mỹ của súng đạn, cháy rừng và màu da loang ố

Nước Mỹ của kiếm tiền, thuế má như điên

 

Nước Mỹ của chó mèo có giá hơn đàn ông

Nhưng tổng thống lại là lão già đang chực chờ xuống lỗ

Người ta chửi ông ầm ầm trên mặt báo

Mà tuyệt nhiên không sợ bắt bỏ tù

 

À, và nước Mỹ với rất nhiều những cuộc làm tình lười biếng khật khù

Của những cặp vợ chồng nai lưng ra quần quật

Họ chẳng kịp nhìn nhau sau một ngày tất bật

Còn thời gian đâu mà âu yếm, dỗ dành

 

Anh có thấy nước Mỹ với những mông lung về mưu cầu hạnh phúc, giật giành

Của những cuộc li hôn chia chát và người già cô độc

Của ước mơ "tự do" bao nhiêu người đổ xô hằn hộc

Em có còn thích nước Mỹ không em?

 

Em có thấy mình trong nước Mỹ không em?

Thấy dòng máu nhập cư chảy tràn trong huyết quản

Thấy nỗi nhớ quê hương điêu tàn trong bôm đạn

Rồi nghìn xưa về cay nghiệt... đến hôm nay...

 

YK Đỗ

(Ngày 02/08/2018)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười 201412:46 SA(Xem: 32627)
Không có mùa thu trên những con đường này Chỉ hai mùa mưa nắng Làm gì có mùa thu để đi trên những xác lá vàng trong công viên Chỉ là những ngọn gió chướng của ngày hè và mùa nước nổi vào tháng chin
12 Tháng Mười 20143:06 SA(Xem: 32299)
mỗi người mang một lý lẽ núp kín trong ốc hó hé bước ra ngoài sợ mặt trời úp chụp
10 Tháng Mười 20143:19 SA(Xem: 33527)
Sự phân biệt trong ngoài là tấm màn trên sân khấu Ác thiện đổi ngôi như thay nhân vật tuồng tích Trò chơi làm thượng đế và hành hạ yêu thương Bữa tiệc đã bắt đầu bằng cơn mê sảng của bầy côn trùng đêm thu
10 Tháng Mười 20143:11 SA(Xem: 34798)
phác họa nỗi đau không lời chiếc não bệnh tật nở ra trong màu xanh giả tưởng người đàn ông về nằm thu lu trên đám rêu chữ thì thầm bị rỗng ruột
10 Tháng Mười 20142:38 SA(Xem: 33360)
Hơn hai trăm năm, kể từ ngày đó, lần đầu tiên, con cháu Nguyễn Huệ kết duyên cùng con cháu Nguyễn Ánh. Hai người miên man trong vườn hạnh phúc. Nhưng lại không có con. Dân tình đồn rằng. Bình cũng có những giấc mơ quái lạ như Út Nhỏ. Trong mơ không biết Nguyễn Ánh nói gì mà Bình đã đi … thắt ống dẫn tinh.
10 Tháng Mười 20141:45 SA(Xem: 43902)
Trong số mấy bài thơ chữ Nôm còn lại của Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ “Qua Đèo Ngang” là bài thơ gần đây được tranh luận nhiều nhất về chữ nghĩa, đặc biệt là về từ ngữ “cái gia gia” . Sự tranh luận này có chiều hướng phủ nhận quan điểm cũ của các tiền bối cũng như những người tin theo họ để bảo vệ cho cách đọc “cái đa đa”.
09 Tháng Mười 20142:59 CH(Xem: 32076)
Nào đâu phần mộ anh nằm Nào đâu tri kỷ tri âm…hỡi trời Cũng con thầy mẹ cả thôi Cớ chi mai mốt khóc người hôm nay
09 Tháng Mười 20141:04 CH(Xem: 29231)
Chính quyền Hong Kong đã hủy cuộc họp với lãnh đạo sinh viên đấu tranh dân chủ, theo dự tính diễn ra vào thứ Sáu 10/10.
08 Tháng Mười 20145:08 CH(Xem: 32712)
Đừng hỏi em về sự lựa chọn nỗi ngày rằng cơn mê đã tan và trời nhuốm tro mây đừng hỏi em về những hao gầy của mùa thiên di mỏi em chẳng lựa chọn được gì ngoài nỗi nhớ di dời
07 Tháng Mười 20145:09 CH(Xem: 30922)
Phần hai cuộc phỏng vấn được gửi đến quý vị sau đây. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu sẽ phân tích về các yếu tố cá nhân, tập thể; về vai trò của thủ lãnh trong đấu tranh, đặc biệt là đưa ra một nhận thức đúng đắn về việc “làm chính trị”.