- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TÌNH KHÚC THÁNG BẢY

16 Tháng Bảy 20186:51 CH(Xem: 25621)



Nơi Có Hoa Vàng - photo DH
Nơi Có Hoa Vàng - ảnh ĐH


 

tình khúc tháng bảy

tháng bảy mưa buồn hơn nước mắt
mắt lá nhìn ai suốt cõi người
ta đưa em về dòng sông cũ
tình cờ gặp lại tuổi hai mươi

 

tháng bảy sương gầy như dĩ vãng
gửi trăm năm sau lời tự tình
bàn tay đơn lẻ chờ tay nắm
từng giọt rơi vào cõi lung linh

 

tháng bảy nắng vương màu hư ảo
một đoá quỳnh hoa đã ngủ quên
cho đêm tỉnh mộng là hương sắc
là khúc nồng say chẳng nhớ tên

 

                                    NP phan

 

 

 

vẫn còn đâu đó

vẫn còn đó những sớm mai
khi ta ngồi đợi đêm dài phân ly
câu kinh vô tự sầu bi
cuối vườn hoa vẫn nhu mì đó thôi

 

vẫn còn đâu đó em ơi
chút hoang vắng, chút ngậm ngùi mênh mông
xin về nói với dòng sông
cứ xuôi về phía bềnh bồng, phiêu linh

 

vẫn còn đây chút yên bình
nghe trong sâu thẳm dáng hình hoang vu
xin cho năm tháng xa mù
vẫn còn đâu đó mùa thu dỗi hờn

 

                             NP phan

 

bầy sẻ trở về
 

1.
bố cục bức tranh đã bị phá vỡ
những mảng sáng tối
chuyển động
không theo một trật tự định trước
không một lời giãi bày

 

2.
sự câm nín đổ vỡ
trong một bình minh ngập tràn tiếng nấc
chiếc lò xo bị nén
đã bật lên
tạo một hiệu ứng lan toả
trong chiều kích bất định

 

3.
những mảng màu rơi xuống
chiếc mặt nạ trắng
vằn lên những tia nhìn hằn học
từ một liên tưởng khác

 

4.
có một đoá hoa hồng
ai đã bỏ quên sau khung cửa hẹp
em có buồn không
khi chẳng còn ai đoái hoài
sự vô vọng hồn nhiên
còn vẳng tiếng bi ai

 

5.
vẫn còn kịp bước em ơi
tiếng chim sơn ca đã vang lên đâu đó
hót mừng trời xanh
bầy sẻ đi hoang
cũng đã trở về

 

                              NP phan

 
chắc gì...

chắc gì trời đã mưa đâu
mà em đã vội che đầu, nghiêng vai
chắc gì hoa nở chiều nay
mà ta ngồi đợi bóng dài mái hiên

 

chắc gì có xứ thần tiên 
một mùa cổ tích, một miền hư không
chắc gì suối sẽ rời sông
gió kia rời bỏ cánh đồng cô đơn

 

chắc gì không nhạt màu son
khi không hoa lá dỗi hờn làm chi
chắc gì khi bước chân đi
một mai ta lại được về chốn xưa?

 

NP phan

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98824)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32257)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110663)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128067)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84045)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.