- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Du Tử Lê: 'văn Chương Cứu Rỗi Tôi Trong Những Ngày Luân Lạc…'

22 Tháng Sáu 20184:34 CH(Xem: 26245)
DuTuLe-Triet Tran
Nhà thơ Du Tử Lê -ảnh Triết Trần



Cũng như nhiều thi sĩ trong thời đại mình, thơ ông còn là phóng chiếu một giai đoạn đầy xáo trộn trong đời sống văn hóa của người Việt. Đầu tháng 6-2018, tuyển thơ Khúc Thụy Du của nhà thơ Du Tử Lê ra mắt độc giả trong nước.



NGUYỄN VĨNH NGUYÊN
: * Thưa nhà thơ Du Tử Lê, thơ của ông đã là nguồn cảm hứng cho nhiều nhạc sĩ nổi tiếng như Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Anh Bằng, Trần Duy Đức... phổ nhạc, tạo ra những tình khúc bất hủ.

Nhìn rộng ra, hình như đã có một thời đoạn, trong không gian văn hóa Sài Gòn, nghệ sĩ ở các lĩnh vực khác nhau đã có sự tương tác sáng tạo mật thiết để tạo ra những tác phẩm tinh hoa?

 

DU TỬ LÊ: - Vâng. Đúng như ghi nhận của ông: trong "không gian văn hóa Sài Gòn" một thời, các nghệ sĩ ở nhiều lĩnh vực khác nhau đã tìm đến sáng tác của nhau, hầu hợp thành những tương tác sáng tạo mật thiết. Ngay cả khi họ không hề thân quen, hay ít có cơ hội thường xuyên đi lại với nhau.

ta gọi nhau từ vực, vực khuya.

sớm mai thức, thức xanh: mưa. nắng.

ngọn cỏ đau /từ những thị phi/   

tôi trong tôi rụng: /mùa thay lá/

xót, xót rừng khô. /chim hồ nghi/

.

chia tay /như gió/ quên che mặt

ta gọi nhau từ vực, vực khuya

người trôi, trôi những ngày neo bão

đìu hiu /tôi/  một cõi hư vô.

.

cánh cửa. bức tường. thân thế, muộn.

vết răng găm xuống nỗi buồn, sâu

vai xuôi địa ngục hân hoan, cháy.   

ngọn lửa /vô tình / kiếp, kiếp sau? 

du tử lê

(Calif. Oct. 2017)

 

NVN * Ấy là bởi một "tâm tính văn nghệ" theo "kiểu Sài Gòn" nói chung, hay chỉ là từ những giao cảm, tình thân riêng có giữa những cá nhân?

 

DTL - Như tôi đã nói, cái mà ông gọi là "không gian văn hóa sáng tạo" đó không hề có từ những giao cảm, những tình thân riêng, mà nó là một trong những nét đặc thù của sinh hoạt văn học, nghệ thuật ở miền Nam trước đây.

Tôi thí dụ, trước khi soạn thành ca khúc Ngậm ngùi thơ Huy Cận, nhạc sĩ Phạm Duy không hề quen biết tác giả Lửa thiêng.

Cũng vậy, nhạc sĩ Phạm Đình Chương chưa hề gặp nhà thơ Quang Dũng đã rất thành công khi gom hai bài thơ Đôi bờ và Đôi mắt người Sơn Tây của Quang Dũng để làm thành ca khúc Đôi mắt người Sơn Tây...

Tuy nhiên, tôi cũng không loại bỏ trường hợp một số người làm thơ thuê (trả tiền) cho nhạc sĩ, để nhạc sĩ đó soạn thành ca khúc thơ của họ, dù giữa hai người có tình thân với nhau hay không.

Nhưng tôi chưa thấy một ca khúc nào ra đời trong hoàn cảnh như vậy được nhiều người biết tới; dù cho nhà thơ kia, sau đó, có bỏ tiền thuê ca sĩ hát hoặc làm thành băng nhạc...

Ít người biết rằng trước khi phổ nhạc bài thơ Khúc Thụy Du của tôi, thì tôi và nhạc sĩ Anh Bằng không hề biết nhau. Tôi từng kể, lần đầu tiên khi nhạc sĩ Anh Bằng tìm tôi, tôi đã hỏi: "Ông là ai, gặp tôi có việc gì không?...", trước khi chúng tôi có được với nhau cái giao tình phải nói là tốt đẹp trong tinh thần tương kính.

Sự kiện này cũng xảy ra cho tôi và nhạc sĩ Trần Duy Đức. Trước năm 1975, Trần Duy Đức ở Pleiku, tôi ở Sài Gòn. Anh đọc thơ tôi trên tạp chí Văn. Không hề liên lạc với nhau, dù qua thư từ. Anh soạn thành ca khúc, những bài thơ anh thích...

Mãi tới năm 1983, ở Cali, anh ấy mới tìm tôi và cho biết đã phổ thành ca khúc khá nhiều bài thơ của tôi, từ trước năm 1975.

 

NVN * 50 bài thơ trong thi tuyển Khúc Thụy Du lần này do ông chủ động chọn lọc, có thể thấy rõ hai nhánh quan trọng trong sự nghiệp thi ca của ông: thơ tình và thơ thế sự. Sự trở lại với người đọc lần này, bằng thi tuyển này, có ý nghĩa thế nào với cá nhân ông?

 

DTL- Thi tuyển Khúc Thụy Du của tôi là một nỗ lực rất đáng ghi nhận trong tình cảnh tế nhị của sinh hoạt văn chương Việt Nam hiện tại, mặc dù trước đây, hai tập thơ của tôi là Giỏ hoa thời mới lớn (2013) và Mẹ về Biển Đông (2017) từng được ấn hành trở lại trong nước.

 

Lại nữa, trong luận án tốt nghiệp văn bằng thạc sĩ bộ môn lý luận phê bình văn học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, tựa đề "Thơ Du Tử Lê dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật" (mã số 60 22 01 20), tác giả Trần Thị Như Ngọc cũng đã nhấn mạnh rằng cõi thơ Du Tử Lê còn rất nhiều lĩnh vực cần phải tìm hiểu, nghiên cứu thêm... thì hôm nay thi phẩm Khúc Thụy Du ra đời đem đến cho người đọc khía cạnh thơ thế sự bên cạnh nhánh thơ tình của tôi. Dù thoáng nhẹ, nhưng với tôi, nó vẫn là một gợi mở tiếp cận, rất hữu ích...

Du Tử Lê: Văn chương cứu rỗi tôi trong những ngày luân lạc… - Ảnh 3.

 

 

Bia sách Khúc Thụy Du

Bìa sách Khúc Thụy Du

 

NVN* Là một trong năm nhà thơ hàng đầu của Sài Gòn (bên cạnh Nguyên Sa, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Đức Sơn), và đến nay vẫn còn sáng tác khá đều (đăng tải trên trang dutule.com), xin ông chia sẻ về ý nghĩa của sáng tạo thơ ca trước đây và bây giờ có gì khác biệt, theo trải nghiệm cá nhân?

 

DTL- Tôi quan niệm, mỗi cá nhân trước khi sinh ra đã được Thượng đế chọn trước một nghề nghiệp hay công việc thích hợp. Điều mà chúng ta gọi một cách nôm na là năng khiếu hay "cái khiếu". Cá nhân, tôi nghĩ tôi sống sót được tới ngày hôm nay nhờ tình yêu văn chương.

Trước đây khi còn ở trên quê hương, tôi không thấy văn chương thực sự "cứu rỗi" tôi như những năm tháng tôi luân lạc xứ người... Vì thế, tôi tự nhủ, hãy viết, cứ viết cho tới ngày nào sức khỏe, khả năng không còn cho phép.

 

NVN * "Khả năng", có thể hiểu theo nghĩa nào, thưa ông?

 

DTL- Tôi sẽ nói rõ hơn một chút. Khi dùng hai chữ này, với tôi, nó mang ý nghĩa: ngày nào thấy mình không còn cái gì mới (nội dung hay hình thức) tôi sẽ ngưng viết. Tấm gương lớn nhất của tôi là sức làm việc của nhà thơ R. Tagore (Ấn Độ).

Ở được bền lâu với chữ - nghĩa, tôi thấy hình như tôi "chín" hơn nhiều so với những năm tháng trẻ tuổi.

 

NVN * Nếu có một cuộc đối thoại với người đọc trẻ hôm nay yêu mến thơ ông, điều quan trọng mà ông muốn chia sẻ với họ sau những bài thơ là gì?

 

DTL- Câu nói đầu tiên với họ là lời cảm ơn chân thành của tôi. Tôi sẽ nói rõ hơn với họ rằng, tôi e sẽ không còn có một Du Tử Lê hôm nay nếu không có họ.

Và, một điều nữa, quan trọng không kém là dù ở tuổi nào thì các bạn trẻ của tôi cũng hãy dành một góc (dù nhỏ) tâm hồn cho thi ca. Tại sao? Tại vì thi ca là phần đất tinh thần tốt nhất cho chúng ta nuôi dưỡng những mơ mộng trước cuộc sống thực tế ngày càng khốc liệt, lạnh lùng, tàn nhẫn như hiện nay.

Con người, ngoài nhu cầu vật chất, còn có nhu cầu tinh thần. Chính nhu cầu tinh thần kia cho chúng ta sự khác biệt, rõ ràng, dứt khoát nhất giữa chúng ta và loài vật.

NVN * Cuối cùng, một thi sĩ giàu có về thơ tình, một người sống trong kho tàng tình cảm đầy phong phú - có thể nói gì về tình yêu trong cuộc đời?

DTL - Tình yêu nói chung (không giới hạn trong tình yêu nam nữ), với tôi là một thứ tôn giáo. Thứ tôn giáo mà mỗi chúng ta là giáo chủ của tôn giáo đó. Kẻ giàu có nhất trong nhân loại, theo tôi, không phải là người nhiều tiền của nhất; mà là người có nhiều tình yêu nhất, dành cho đồng loại, thiên nhiên, thú vật.

Bởi vì ngay cả khi bạn giàu có như Bill Gates thì bạn cũng chẳng thể mua chuộc, hối lộ thần chết, để khỏi chết. Và khi chết, bạn cũng chẳng thể mang theo tiền bạc bạn có. Tất cả mọi thứ thuộc về vật chất, bạn đều buộc phải bỏ lại.

Cái bạn bỏ lại tốt đẹp, được mọi người nhớ, nhắc chính là tình yêu mà bạn đã có, đã cho mọi người khi còn sống. Nói khác đi, đó là thứ tiền tệ hay tài - sản - tinh - thần mà ngay thần chết cũng không thể tước, đoạt được của bạn.

NVN * Xin cảm ơn ông.


NGUYỄN VĨNH NGUYÊN *thực hiện

 

Du Tử Lê sinh năm 1942 tại Hà Nam. Ông là tác giả của 70 tập thơ, văn xuôi. Ông học Đại học Văn khoa Sài Gòn, tu nghiệp báo chí tại Indianapolis, Indiana (1969). Giải thưởng Văn chương toàn quốc tại Sài Gòn năm 1973 (tập Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972).

Thập niên 1980-1990, thơ ông xuất hiện trên Los Angeles Times và New York Times. Thơ ông được dịch trong tuyển tập Understanding Vietnam (liên Đại học Berkeley, UCLA, London ấn hành; là sách giáo khoa về văn học Việt Nam cho nhiều đại học tại châu Âu).

Ông là một trong sáu nhà thơ Việt Nam thế kỷ 20 có thơ dịch trong tuyển tập World Poetry - An Anthology of Verse from Antiquity to Our Time (W.W. Norton New York, 1998). Ông từng thuyết trình về sáng tạo thơ ca tại một số đại học ở Mỹ, Pháp, Đức và Úc. Ông hiện cư ngụ tại Garden Grove, Nam California (Mỹ).

 

Nguồn:  Tuổi Trẻ Online

https://tuoitre.vn/du-tu-le-van-chuong-cuu-roi-toi-trong-nhung-ngay-luan-lac-20180622101448293.htm

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Mười Hai 201411:41 CH(Xem: 32248)
Tân ngồi đối diện với viên sĩ quan mang quân hàm đại úy của quân đội nhân dân, anh lơ đãng nhìn khuôn mặt khắc khổ của cán bộ trước mặt, đang chăm chú đọc mấy tờ giấy vở học trò mà lướt mắt nhìn qua anh biết là tờ khai lý lịch của anh, tay áo trái được giắt vào thắt lưng vì tay trái anh ta cụt mất từ vai. Từ những ngày đầu tiên vào trại, tất cả trại viên phải miệt mài viết bản tự khai về lý lịch, viết đi viết lại…
15 Tháng Mười Hai 201412:09 SA(Xem: 36344)
Thương em nửa tháng mười hai U huyền nhuốm bệnh rối bời giấc xuân Mắt hoen lệ ngọc vương buồn Môi run khép mở cội nguồn linh thiêng
15 Tháng Mười Hai 201412:01 SA(Xem: 33877)
khi tôi đứng hát cùng lê uyên bỗng nhớ tới lộc cùm cụp râu mép giọng khàn khào theo em xuống phố trưa nay
14 Tháng Mười Hai 20146:01 CH(Xem: 32180)
Khi đứng một mình trong mù sương, không có một bàn tay, một bờ vai, một tiếng nói bên cạnh để khẳng định phương hướng, hay ngay cả mùi hương hoa cỏ mục để biết tọa độ của không gian và thế giới nơi mình đang đứng, người ta luôn có đôi chút phân vân: - Có những con đường không, bên ngoài mù sương?
14 Tháng Mười Hai 20145:54 CH(Xem: 30625)
dăm ngón tay tháng ngày đặt hờ lên da thịt hằn học kỷ niệm lần mò tìm lại những dấu vết vất vưởng hạnh phúc
14 Tháng Mười Hai 201412:57 SA(Xem: 29504)
Các nhà lãnh đạo cộng sản rất sính chứng minh tính khoa học trong các suy nghĩ, lời nói, việc làm của họ. Mỗi khi tung ra quyết định gì, các lãnh tụ không chỉ khẳng định đó là điều duy nhất đúng, mà còn phải đúng trên khắp địa cầu, trong mọi thời đại, và ở tất cả mọi nước.
13 Tháng Mười Hai 20142:47 CH(Xem: 32957)
Bài viết chỉ là hồi tưởng với những kỷ niệm rất riêng tư về một người bạn tấm cám Nghiêu Đề, với mối giao tình hơn nửa thế kỷ; người viết không ở trong giới hội hoạ nên cũng không dễ dàng để viết một hoạ sĩ tài hoa, sáng tác tuy ít nhưng đã để lại dấu ấn lâu dài trong lãnh vực nghệ thuật tạo hình của Việt Nam, qua một giai đoạn đầy sáng tạo trong những năm 1960-1970 với Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam mà Nghiêu Đề là một trong những thành viên sáng lập với cá tính nổi bật. (Ngô Thế Vinh)
11 Tháng Mười Hai 201412:10 SA(Xem: 31992)
Chỉ vì cái mùi này mà tôi đánh mất một tình bạn đẹp nhất, mà có lẽ cả cuộc đời này tôi chẳng bao giờ có được. K đã nhiễm bệnh, nôn mửa sau khi từ nhà tôi trở về. Còn chúng tôi thì không. Hằng ngày chúng tôi vẫn sinh sống, vẫn ăn uống, tắm giặt bằng nguồn nước này.
10 Tháng Mười Hai 20141:56 SA(Xem: 29474)
Tôi bắt đầu sợ. Tôi thét lên một tiếng nhưng âm thanh không thể thoát khỏi cổ họng. Mồ hôi tôi túa ra lạnh buốt. Tôi dừng lại, đưa tay sờ lên mặt mình.Da mặt tôi nhão nhoét và khi ngón tay tôi khẽ chạm vào thì từng miếng da oặt èo, ươn ướt chảy xuống y như lớp phấn hóa trang.
10 Tháng Mười Hai 20141:48 SA(Xem: 32003)
Khoảng mùa hè năm 1985, Bửu Ý vào chơi Sài Gòn. Ở thành phố này, thời gian của anh thường dành cho, quanh quẩn, với những người bạn thân Đinh Cường, La Quang Thanh, Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Văn… Trong một lần ngồi với nhau, uống rượu, nói nhiều chuyện lan man từ trưa đến chiều, bỗng câu chuyện bất ngờ chuyển đề tài về vợ con.