- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Tháng Sáu Và Thơ Nguyễn Đăng Khương

13 Tháng Sáu 20185:24 CH(Xem: 25514)

Cô độc- ảnh ĐH
Cô độc -ảnh ĐH



KHI ĐÁM MÂY NÍN KHÓC

Mở tĩnh lặng lụa là hoàng hôn vắt ngang cầu vồng định mệnh
người người lấn chen nước vỡ tung hiện hữu
rệu rã chai lì bỏ mặc, lỗ tai đen, lưỡi cứng phân trần

 

Ta lạc lỏng với lí trí bơ vơ 
gương mặt cây mang nỗi buồn tận gốc
lá cháy theo ánh chớp hư hao

 

Bầy mối khuấy động thân dán ép
cánh xõa dính vào nhau gãy rụng
hoa trên mặt đất gục đầu

 

Con ngươi trong mắt thuyền thu giữ xác trôi sông
một kiếp quạt về hơi gió lạnh
đám mây ấy nín khóc mở ra bao biến cố
lớn theo đêm tiếng sấm mãi dội về.



MẶT ĐẤT KHÔNG CÒN CÂY

 

Phơi vết gãy cốt tủy sợi chỉ hiệp sĩ nằm đường quan tái
tất cả buông xuôi họ không còn hô hào nhân dân
điều ấy để dành cho Nguyễn Trãi

trong cuộc họp tôi phản bội chính miệng lưỡi của mình 
hoang mang giộng đầu
đồng phục thẳng thóm

thế là trơ trẽn đến
theo bóng mình
bắt đầu cất bước…

 


BÊN KIA KHÔNG LÀ BỜ SÔNG


Cho ngày sinh không còn ta

Sau cái hôn sâu là hôn mê
Phải làm cơn mưa vàng
Cho nàng ấy

 

Là cồn nên không phải bờ sông
Mắt ta luôn lầm tưởng
Là trăng như ảo ảnh
Tuổi hư vô

 

Bên kia không là khổ đau
Cứ xuống thuyền và sang bên đó
Màu mỡ phù sa

 

Tuổi thơ bơi suốt
Chìm bên này nghĩ về bên ấy
Thì ra bên kia nữa
Mới là bến bờ cần đến…

 

SẼ KHÔNG CÓ CON ĐƯỜNG NÀO CHO NGƯỜI ẤY TRỞ LẠI

Án tử được viết sẵn trên cây độc
không cần nghĩ nữa muốn chạy tội hãy hỏi bọn chúng
đừng hỏi tôi

 

Sẽ ngủ mãi trong kim đồng hồ
họ mang trăng vào sâu huyệt mộ
không phải đêm dối trá hiện hữu

 

Nếu đúng như sự thật móng tay mọc lưỡi rắn
bọn ấy chẳng bao giờ biết bay
trừ vài chiếc lá úa trở mình

 

Nghiệp chướng cấp ngang cổ lôi đi
không thấy lịch sử
chỉ thấy lịch bại

 

của thân xác ngày càng rệu rã
kiếp sống bí ẩn mất tích.

 

SẠCH NỖI BẤT AN

 

Người thợ già quên cái đầu 
sau khi rời khỏi công trình
ai đó muốn đổi mới chữ 
múa trong rỗng tận cùng quỹ đạo vô nghĩa
của cuộc sống

 

muốn cuộn tròn âm thanh đêm
trong bàn tay giả trá
linh hồn cá chó heo gà vịt
đang điều khiển thế gian

 

máu đóng cục khô khan
trên bàn tay chế độ
cái đầu sẽ quay về
khi nghị trường ngủ sạch.

 

NHÀ THỜ

Khóm trúc bách hợp đứng một mình mong ngày trổ bông
dòng nước không nghĩ mình ô nhiễm
chỉ miên man
tháp chuông treo hàng hàng ánh mắt nguyện cầu
âm thanh rơi rơi rơi

tôi là tên mạt hạng
bị vứt bên lề tôn giáo
không của nhà thân thích
đi tìm kiếm tình người
biến mất
khi cánh cửa khép lại

chỉ còn lời xua đuổi
của người bảo vệ
nở từng chùm trên khóm trúc bách hợp 
ở sau lưng…



NGÀY MAI


Hàng mi từng chờ đợi
lướt qua màn đổi thay
đôi mắt nhòe vô vọng
sau gương

 

Sự thật dấu trong rác
khoe sắc ngày xa
sao nhăn nheo ánh sáng
thổi tắc lửa linh hồn

 

Ngày sinh
em theo tôi vào cánh rừng phi lao
mái tóc em rì rào
hơi thở tôi thều thào

 

nhìn nhau mà không hiểu
đi đâu mất bầu trời
với tay vặn bớt gió
có chút gì mong manh…

 

Nguyễn Đăng Khương
Bến Tre - 2018


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 158255)
D o thời gian quá dài của thời Bắc Thuộc, nhiều người thường cho rằng Nho Giáo đã được người Trung Hoa truyền bá mạnh mẽ vào nước ta qua chính sách đồng hóa của họ. Điều này không hoàn toàn đúng. Sự truyền bá này chỉ diễn ra một cách giới hạn trong ít thế kỷ đầu của kỷ nguyên Thiên Chúa Giáo và rất yếu ớt trong những thế kỷ kế tiếp. Các nhà nghiên cứu về lịch sử, tư tưởng và văn học Việt Nam thời cổ gần đây hầu như đều đồng ý về nhận định này...
30 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 70084)
H ọ rao bán thánh thần và bán Mọi hoang vu trên thế dương này Bán hình hài cõi âm cùng với khói Vờn bay sau ảo giác lụi tàn
30 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 62502)
“… (Bệnh viện) Ung Bướu VN đã làm một điều quá tàn nhẫn với em là chuẩn đoán sai và phẫu thuật cẩu thả. bây giờ, mỗi khi nhìn xuống ngực mình là em rớt nước mắt. không biết nó đã cứu em hay đã giết chết em bằng 1 cách nào đó. em rất muốn gặp 1 người phụ nữ mất ngực để hỏi xem bằng cách nào mà họ vượt qua nỗi đau đó mà sống yên vui. em chưa thể...” ...Từ chỗ nằm gần như suốt ngày đêm, thư của Trang khiến tôi bật dậy..
18 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 73238)
L TS: Về quê xưa gặp người cũ là bức tranh tình cảm thơ mộng. Tuy nhiên, với vài trang viết ngắn Nguyễn Văn đã đưa câu chuyện thường tình của một thời đại phân ly bỗng mặn nước mắt và phũ phàng như những cơn mưa miền Trung. Chúng tôi trân trọng giới thiệu Tóc Mai Ngày Cũ , một sáng tác mới của Nguyễn Văn với quí độc giả và văn hữu của Hợp Lưu. Tạp Chí Hợp Lưu
15 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 53155)
Lời người dịch.  Đứa con gái đồng hoang (La fanciulla della Pampa) dịch từ nguyên bản Ý ngữ là một trong bảy truyện ngắn trong tập truyện Sette donne intorno al mondo (Bảy người phụ nữ vòng quanh thế giới) của Arnaldo Fraccaroli, một nhà văn kiêm nhà báo và diễn viên hí viện Ý vào thời đầu cho đến giữa thế kỷ 20.
08 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 33258)
Đ ã 40 năm trôi qua, kể từ mùa Xuân-Hè rực lửa 1972. Trận đánh còn to hơn Điện Biên Phủ 1954 này—thí dụ như sử dụng tới hơn 90,000 quân, so với 40,000 trong trận Điện Biên Phủ—chưa được nghiên cứu tường tận. Một trong những lý do chính là tài liệu ; chính xác hơn, thiếu tài liệu khả tín, và quá nhiều cung văn hay đào mộ. Trận chiến Quốc-Cộng 1945-1975 là một trận chiến bị ô nhiễm nặng hệ tuyên truyền ...
14 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 77751)
M ùa xuân vừa chạm ngõ đã nghe buồn qua tay em đang làm chi đó? ngày trôi như dấu ngày
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 75530)
T a đuổi bắt ước mơ cùng chân thật Đời không vui tiếc mãi một nụ cười Mùa xuân ơi em hiền như nắng mới Chạy loanh quanh cũng chỉ một vòng tròn.
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 76243)
C hẳng thể nào thay đổi được Dù nhiều lần anh tự dối Bằng những câu thơ đêm anh viết vội Ôi chao, xuân thênh thang như cánh quỳnh hoa Sao đêm lại buồn như thế...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 56319)
Con đường thơ của Nguyễn Lãm Thắng có nhiều bước chuyển. Sau “Điệp ngữ tình”, “Giấc mơ buổi sáng” (333 bài thơ thiếu nhi), anh thử nghiệm, gieo hạt giống thơ của mình vào thế trận khác: thế trận đời. Thế trận này đã đánh dấu tiếng nói riêng cho “họng đêm” [ *] trong hành trình sáng - tạo - thi ca của anh. Anh gần như đoạn tuyệt hẳn cái nhìn trong trẻo của “Điệp ngữ tình”, cái hồn nhiên thơ trẻ của “Giấc mơ buổi sáng” để ném vào “họng đêm” cái nhìn từ góc độ người mù và “có thể nói nhiều về điều không thể nói”.