- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

BIẾN KHÚC GIAO MÙA

28 Tháng Tư 201811:53 CH(Xem: 40746)



TranhPhamDuyQuynh
tranh Phạm Duy Quỳnh




gửi lại tháng tư

 

xin gửi lại một chút buồn trong mắt

biển chẳng vui từ thuở vắng chân người

trăng son rỗi nằm nghe đời tất bật

tiếng hát ai xanh mướt điệu u hoài

 

xin gửi lại một hoàng hôn thấm mệt

chút lòng đau dâu bể vô thường

tháng tư vội và bông hoa nở vội

lời hẹn hò đã thấp thoáng mù sương

 

xin gửi lại một mùa vàng đã lỡ

cho trăm năm vẫn nước chảy qua cầu

đường dẫu vắng, xin em đừng ngả nón

cho ta đợi chờ một chút mưa mau

 

xin gửi lại một dòng sông hiền hậu

chẳng còn đâu bên lở với bên bồi

không hiểu nữa, chút nắng vàng da diết

đã về đâu hay khi tóc đã phai rồi

 

xin gửi lại tháng tư mùa hoa nắng

đừng nhắc làm chi lời trách muộn màng

xin gửi lại những buồn vui rất thật

cho tháng tư về trời đất thênh thang

 

NP phan

 

biến khúc giao mùa

 

chẳng còn lại gì

khi giấc mơ mùa xuân đã qua

con hoạ mi

đã không còn hót theo những giai điệu cũ

những giai điệu đã từng thất lạc

trong tiếc nuối ngỡ ngàng

 

chẳng còn lại gì

ngoài con đường gầy guộc

trở mình trong cuộc phù sinh

lay lắt hoàng hôn

hắt hiu đêm gợi nhớ mùa

 

chút thinh lặng cũng tan biến

vào ngày thôi nôi của biển

những cánh hải âu chập chờn

không nói gì về những cuộc tồn vong

những chuyến hải hành

không hẹn trước

 

chẳng còn lại gì

khi chút hừng đông nhạt nhoà vụt tắt

chiếc lá buồn

nhỏ giọt nước mắt xót thương

cho niềm tin cạn kiệt

vào ngày vắng bóng mặt trời

 

lay lắt một giấc mơ giao mùa

lặng lẽ đến

trầm ngâm đi

chẳng còn lại gì

ngoài cuộc tàn phai

 

NP phan

 

khi trở lại

 

khi trở lại cùng nỗi buồn sâu thẳm

em đã về rồi

sao tôi còn ngồi đợi

một cơn mưa vu vơ

đã từng rơi xuống miền quên lãng

 

con dế mèn trong bóng râm vô thức

cứ mãi than khóc một mình

bằng giai điệu rền rĩ

tôi cuộn tròn thương xót

trong lời ca xanh

 

không hiểu sao tôi lại lạc lối

ngay trên triền rêu của tuổi thơ

ngày bong bóng mưa vỡ tan

không còn gì ngóng đợi

 

khi trở lại cùng đôi tay trống rỗng

em đừng trách tôi

sao không lượm lặt

những mảnh vỡ của nụ cười

hiếm hoi

còn sót lại

của một đêm trăng

cong niềm nhớ

                   

                            NP phan

 

mặt trời đen

 

ngày sấp ngửa chờ mặt trời gầy

ám dụ

con sói xám

mang mặt nạ người

hí hửng

chờ con tốt qua sông

 

bầy chim thiên di

đã một đi không trở lại

đâu đó

những đứt gãy

thành vết sẹo

ngóng mặt trời buồn

 

bài kinh nhật tụng đã cũ

những con chữ tội nghiệp

xác xơ

thiên đường xa lắc

nào đường quang

nào bụi rậm

khóc

mặt trời đen

 

NP phan

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Giêng 202511:51 CH(Xem: 6723)
Với chính sách thiếu nhất quán và luôn “xoay trục”, với tổng số đầu tư không đáng kể, trong suốt 50 năm qua kể từ sau 1975, Hoa Kỳ gần như không có động thái tích cực và hiệu quả nào ngăn chặn sự bành trướng lấn lướt của Trung Quốc – không chỉ trên lưu vực sông Mekong – mà cả Biển Đông. Để có thể đối trọng với Bắc Kinh, dĩ nhiên, Washington cần có một tầm nhìn chiến lược, chấp nhận một cái giá tương xứng phải trả hầu có thể phục hồi ảnh hưởng đã có bấy lâu trên Bàn cờ Sông Mekong. "NGÔ THẾ VINH"
28 Tháng Giêng 20259:42 SA(Xem: 9390)
Nguyen Chi Trung’s poetry rises like a river in flood, from a deep unthinkable and unfathomable abyss, in Filomena Ciavarella’s words[iii]. The same fascination held by the Ganges, a symbol of the East, blending itself into Trung’s soul. The genesis of As I Step Down (henceforth, AISD), a poem of ten stanzas following the “Sixth-Eight” words metrical pattern, is closely and Romantically linked to that holy river: “I dreamed to come one time in my life to its border and to boatflow over it”[iv]. Like a vision in a dream, it all came true in winter 2015/16.
27 Tháng Giêng 20253:51 SA(Xem: 7663)
Yosano Akiko (1878-1942) là nhà thơ, nhà cải cách xã hội và nhà nữ quyền tiên phong Nhật Bản. Bà được ngưỡng mộ như là nữ thi sĩ lớn nhất nhưng gây tranh cãi nhất của Nhật Bản thời hiện đại. Bà đóng góp một phần lớn trong việc cải cách thể thơ tanka phổ biến với lịch sử trên 12 thế kỷ thành một thể thơ hiện đại.
27 Tháng Giêng 20253:16 SA(Xem: 6731)
“Yen Bay, Quel est vocable qui rappelle qu’on ne bâillone pas un peuple qu’on ne le mate pas avec le sabre du bourreau - Yên Bái, đây là cái điều nhắc nhở ta rằng, không thể bịt miệng một dân tộc, mà người ta không thể khuất phục bằng lưỡi kiếm của đao phủ” (Louis Aragon).
27 Tháng Giêng 20253:02 SA(Xem: 5695)
"Thời gian tựa bóng chim câu. Nó đi đi mãi không chờ đợi ai..." Bây giờ là những ngày cuối cùng của năm. Tôi chuẩn bị đón năm mới tại Sài Gòn thành phố mới của con và cháu Ngoại.
27 Tháng Giêng 20252:38 SA(Xem: 6743)
Tết này anh về nhé / Để thăm lại quê nhà / Thăm bạn bè một thuở / Cùng nghiên bút bên nhau /
26 Tháng Giêng 202511:01 CH(Xem: 5527)
rất em / trắng / ngọc. cười / cõi thơ chàng sáng đẹp trời đêm ngâu / biếc xanh lời trúc mầu / ánh tóc và nguyền sánh cõi đau tình cùng / hát lời nhau cạn mời chung khúc / cầm đêm se sợi vĩ ứa mù tim /
23 Tháng Giêng 20257:32 CH(Xem: 8704)
Ngày đã gần về cuối năm / Em hỏi anh đã ở đâu trong suốt năm rồi / Vầng trăng anh gởi cùng xao xuyến / Tình yêu có răng cắn đi mất nửa
21 Tháng Giêng 202510:14 CH(Xem: 7046)
Người sinh ra và lớn lên ở Huế cũng như khách thăm Huế đều có cùng cảm nhận tương tự về tầm nhỏ nhắn, cảnh quang núi sông thơ mộng, điệu sống êm đềm trầm mặc của xứ nầy; nhưng khác nhau là tâm lý đòi đoạn (Emotional Fragmentation in Psychology) mà chỉ có những người Huế rặt chân quê mới trải nghiệm “nắng cháy da cháy thịt, mưa héo úa tâm hồn” của vùng đất quê huơng độc ngự cảm quan từ thời thơ ấu. Nguồn tâm lý nầy là khởi điểm của dòng cảm nhận: “Huế là quê hương đi để mà nhớ; chứ không phải ở để mà thương”!
20 Tháng Giêng 20251:51 SA(Xem: 7986)
Trong văn học thế giới có những bài Thơ nổi tiếng, văn học sử thường gọi là Thơ đánh dấu thời đại. Bất kỳ độc giả thơ nào quan tâm đến Thi Ca trên thế giới có lẽ đã từng nghe hoặc đọc một số bài Thơ này, dưới dạng bản dịch hoặc bản gốc. Và thậm chí nếu người ấy đọc một bài Thơ hay, họ sẽ nhận ra rằng bài Thơ đó chỉ có thể được viết ra trong khoảnh khắc cảm hứng.