- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ TRẦN VẤN LỆ

23 Tháng Tám 20179:51 CH(Xem: 29927)
2514216_Tangoulis-Misty-Scapes-6-710x701
Photo - Vassilis Tangoulis


Bài Thơ Đẹp Nhất

 

Hôm nay...nắng, mưa, không biết!

Trời buồn như ngày hôm qua

Bầy chim tôi đâu?  Biền biệt

Chúng đang còn ở rất xa?

 

Mở đầu bài thơ ngơ ngác

Bỗng chiếc lá vàng…Đã Thu?

Lá biết lá rụng về đâu?

…như áo qua cầu gió thổi?

 

Tôi không bạn bè để nói

Những điều nghĩ ngợi sáng nay

Bạn bè chắc cũng không đợi

…tôi rồi như chiếc lá bay?

 

Hôm nay…nắng, mưa, không biết

Học trò lên xe đến trường

Lại thêm một năm học nữa

Đời còn mãi mãi dễ thương!

 

Cái buồn dành cho người lớn

Những kẻ “sinh bất phùng thời”

Uy nghi hay là nhỏ mọn

Nghĩa chi đâu nữa cõi đời…

 

Nắng, mưa cũng là cơn bệnh?

Mà không mưa, nắng, thì sao?

Con bướm bay ngang bờ giậu

Chỗ nào bướm đậu?  Chiêm bao?

 

Câu thơ tôi cầm không chặt

Phải chi là tóc, vuốt ve

Mân mê được dòng nước mắt

Thơ còn mấy chút tình quê?

 

Quê Hương, cây bòng, cây bưởi

Quê Hương, bụi trúc, bờ tre

Quê Hương, nhà tầng cao ngất

Quê Hương, bầy ngựa bỏ đi…

 

Được ngồi bên gốc đa nhỉ

Để tôi đếm ngói trên Đình

Để đọc cho người yêu quý

Bài thơ đẹp nhất chữ Mình!

 

Trần Vấn Lệ

 

 

 

Tứ Tuyệt

 

Tứ Tuyệt:  Bài thơ chỉ bốn câu

Hai mươi tám chữ một tâm tư

Em xinh hồi đó năm mười sáu

Trăng vẫn tròn trăng muôn kiếp sau…

 

Tứ Tuyệt:  Bài thơ tiếp nối thêm

Bài  nào thì cũng chỉ vì em

Vì thương vì nhớ mà trăng tỏ

Tranh thủy mặc lồng Nguyệt trước hiên!

 

Em, buổi chiều Trăng, em – sáng Nguyệt

Tóc vờn mây lụa áo thêu hoa

Em dang tay ngọc thành chim núi

Mười bảy không ngờ em biệt xa…

 

Từ đó con sông…sông Tứ Tuyệt

Bốn câu mà lạnh buốt muôn trùng!

Em, chim về núi xanh màu lá

Hoa nở vì em…Hoa Nhớ Nhung!

 

Anh cúi đầu hôn hoa quỳ vàng

Anh cúi đầu hôn…hôn Đơn Dương

Hôn chiếc xe Lam nằm xếp xó

Hôn ga xe lửa…tưởng em còn!

 

Bài thơ Tứ Tuyệt nằm phơi nguyệt

Mai nắng anh cầm phơi trái tim

Anh ngó chữ xưa nhòe giấy cũ

Vẫn còn đẹp lắm, nhé, thưa Em!

 

Trần Vấn Lệ

 

Khi Trái Tim Còn Đập

 

Em nói nhỏ:  “Em thương anh lắm”.  Anh bị lãng tai, nghe tiếng mất tiếng còn.  Ngó ra trời, lúc đó hoàng hôn.  Anh quay lại, hôn em đắm đuối…

 

Ngó lên trăng, thấy cây đa thằng cuội.  Trăng thấy hoài, trăng mấy tuổi rồi trăng?  Và Cuội ơi, sao lại cứ là thằng?  Lên Ông đi!  Lên Cụ đi!  Cho tôi nhờ một tí!

 

Kìa, cán bộ, mới mười lăm, tuổi nhí cũng bắt tù: gọi chúng ông bằng Ông!  Tuổi mười lăm là tuổi còn đi lông nhông, xưa anh thấy má em hồng, chưa làm thơ thương nhớ…

 

Bây giờ anh, sĩ quan đi ở đợ, có ra gì mà em nói thương anh?  Hai trái tim vàng, một túp lều tranh, bài thơ tình, cảm ơn em gợi ý!

 

Anh hôn hai con mắt em, hai con mắt kiều mỵ.  Anh hôn sóng mũi em, cái mũi cao như ngọn núi Lâm Viên.  Em vẫn như ngày nào, em vẫn còn duyên.  Anh quên mất anh là người viễn xứ…

 

Chưa bao giờ anh nghe câu tình tứ như chiều nay…anh nghe được từ em!  Anh để tay lên ngực: anh còn trái tim.  Anh để tay lên vai em:  hoàng hôn đang tới…

 

Em em à, hãy nghe anh nói;  “Anh yêu em đến hơi thở cuối cùng như lời thề anh nói với non sông, là tấm lòng, anh trải đây, nhật nguyệt!

 

*

 

Đó, bữa nọ mình đi ngang Phan Thiết, ra Phan Rang, về Ngoạn Mục, Dran…đi tới Lạc Dương, đi tới Suối Vàng, ngả lưng vào sườn núi Lâm Viên nhìn mây trắng bay trên đầu núi…

 

Cảm ơn em bốn mươi năm chờ đợi.

Cảm ơn em còn Tổ Quốc, anh về…

 

Trần Vấn Lệ

 

Khói Quyện Trầm Hương

 

Hôm nay em nói em đi Chùa, em sẽ ăn trưa ở đó trưa, ăn cho được nhẹ lòng ham muốn, cho thấy đời không có thiếu, thừa…

 

Em muốn hồn nhiên như lúc nhỏ níu tà áo Mạ nép lưng Ba, em quỳ tay chắp Nam Mô Phật…lòng tự nhiên bừng một đóa hoa…

 

Em nói dễ thương như tiểu thuyết để anh mặc sức diễn thành thơ.  Chúng ta rồi sẽ như chim sẻ ríu rít bên nhau trước bệ thờ…

 

Em nói líu lo như chim rừng hôm nào về đậu ở Dran, áng mây Ngoạn Mục trùm Eo Gió, hoa anh đào nở rực sáng Xuân…

 

Em nói như là chuông thánh thót, ờ em hôm nay em đi Chùa, Sư Ông sẽ tặng phong bì đỏ, em cúi đầu, em ấp úng thưa…

 

Ôi em, em vẫn là cô bé, vẫn nhé như trăng tháng Bảy Rằm, xá tội vong nhân, đời hạnh phúc với người kề cạnh kẻ xa xăm…

 

*

 

Hồi tối anh mơ thấy dọc đường, một o xinh lắm áo mù sương, anh đưa tay hứng vầng trăng bạc rồi gọi âm thầm em-cố-hương…

 

Em nói nữa đi, em cố quận, con đò, bến cũ, bóng cây đa…Mái tranh quán lá ngày mưa bão, khói quyện trầm hương anh thiết tha!

 

Trần Vấn Lệ

 

 

Ý kiến bạn đọc
01 Tháng Bảy 202012:45 SA
Khách
Chao Ban thi-si. Toi gap Ban trong hoan canh nghiet-nga o tong trai tu-binh so 8, o xa Ham Tri,BinhThuan 1977-78,
cung 1 khoi uoc do 280 nguoi.. Anh duoc lam viec nha, lua nhung giai cua khoa lang; va toi co trao doi voi anh vechu
"giai"....Chac lau qua,co con nho khong Ban? Men chuc Ban va Quy quyen khoe, hanh phuc...
27 Tháng Tám 20173:28 SA
Khách
Tôi nhớ ông là lính sư đoàn 23 BB hồi đó là Trần thức lệ có đúng khg? Tôi có nói chuyện với ông ơ bv2dc Kon Tum nếu khg lầm ,
27 Tháng Tám 20172:12 SA
Khách
Anh Tran Van Le
Doc tho anh ma nho Dalat vo cung,cam on Anh da cho toi nhung rung dong cuoi doi
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 37051)
D ohamide là một tên tuổi quen thuộc trên báo Bách Khoa trước 1975, chuyên khảo về lịch sử và văn minh Chàm. Đã xuất bản năm 2000: “Dân Tộc Champa: Hành trình Tìm về Cội Nguồn”. Xuất thân Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và tốt nghiệp M.A. Đại Học Kansas, Hoa Kỳ. Lớn lên ở miệt Hậu Giang Châu Đốc nên rất am tường về hệ sinh thái Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là bài điểm sách thứ hai của anh Dohamide nhân dịp CLCD BĐDS tái bản lần thứ 3.
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 34585)
e m đừng hỏi tôi một thứ tình yêu mỏng như giấy kẹp thời buổi lơ mơ hàng họ giấy má tái sinh hầm cầu những khuôn mặt người từ đâu hoang mang đại để kim rãi đường mũi dùi cắm sâu vào họng nựng nịu lũ đầu têu hí hửng cá độ hung tàn
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 29338)
...nhắc đến cuộc vượt thoát của những cựu lãnh tụ sinh viên Thiên An Môn, người ta không khỏi bồi hồi nhớ lại những cái chết ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh chỉ mới hai tháng trước. Ngày 18/4 năm 2014 đã có những người Duy Ngô Nhĩ tị nạn, tuyệt vọng tự sát tại cửa khẩu Quảng Ninh. Hình ảnh thi thể của họ bị vất nằm ngổn ngang trên những chiếc xe lôi đã đem đến cho chúng ta cái cảm giác bất nhẫn, thương tâm.
04 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 33431)
A nh đang làm gì sao chưa ngủ Em biết anh đang yêu Như vòng tròn tự vẽ Như cởi truồng tắm với vòi sen Em không ghen sao anh lại sợ Một bề mặt phi lý của đêm...
03 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 31934)
c ứ sống như đã sống cứ rầu như đã vui cám ơn người dăm mống lân la. đủ dập dìu
02 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 35290)
Lê Văn Hiếu lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, thơ của anh ray rứt như những câu chuyện buồn trải dài từ rừng cao nguyên đến vùng sóng biển…Chúng tôi hân hạnh giới thiệu những thi phẩm của Lê Văn Hiếu đến cùng quí văn hữu và độc giả Hợp Lưu… (TCHL)
01 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 45883)
Bài viết của Tiến sĩ Sử học và Tiến sĩ Luật học Vũ Ngự Chiêu "Nhìn Lại Vấn Đề Hoàng Sa" trên cả hai bình diện sử học và công pháp quốc tế. Bài nghiên cứu được viết vào năm 2009 và đã đăng trên Hợp Lưu báo in cũng như trên trang nhà của Hợp Lưu. Dù nhiều năm đã trôi qua nhưng tính thời sự vẫn còn rất mới ... Chúng tôi xin post lại bài viết để gởi đến quí bạn đọc và văn hữu Hợp Lưu. TCHL
01 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 32993)
Ở khúc nhạc nào cho em đây Những dở dang cùng buổi chiều vàng Nghe mưa mây cũng buồn u uất Ta nợ tình em một dịu dàng…
01 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 36007)
Lần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Lưu, Minh Thùy sống và làm việc tại Âu Châu. Truyện của Minh Thùy sống động và lôi cuốn người đọc từ những dòng đầu tiên. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu truyện "Terminal, miễn phí!" cùng quí văn hữu và độc giả Hợp Lưu. (Tạp Chí Hợp Lưu)
01 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 34935)
T ôi nhận công việc làm thợ sơn trong một hãng sửa chữa tàu sông nằm sát bên hồ Michigan. Thực ra tôi chẳng có chút kinh nghiệm nào trong việc này. Sếp tôi, ông Anthony, cứ nhất định là tôi sẽ làm được. “Dễ thôi mà!” Ông nhìn tôi sau một hồi rồi bảo thế.