- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ, CÂY BÀI CHỦ LẤP LÁNH CHỮ, NGHĨA CỦA ĐẶNG PHÚ PHONG.

14 Tháng Tám 20171:54 SA(Xem: 23673)
 


MTVOMVHS

Sau khi thành công với tác phẩm “Bên kia con chữ và nghệ thuật”, (nhận định, phê bình văn học), nhà văn Đặng Phú Phong đã trở lại với thi ca, qua thi phẩm “Mai tôi về ở mãi với hoang sơ”.

Tôi không biết “Mai tôi về ở mãi với hoang sơ”, là thi phẩm thứ bao nhiêu của Đặng, được ấn hành? Chỉ biết dường như thơ mới là cây bài chủ của cuộc trường chinh chữ, nghĩa, càng lúc càng lấp lánh nơi tác giả này.

Tôi trộm nghĩ, bất cứ ai, nếu từng dõi theo đường bay thi ca của Đặng Phú Phong, đều sẽ dễ dàng nhận ra rằng:

-Với thời gian, Đặng không chỉ làm mới thơ ông bằng những liên tưởng hay, ẩn dụ mới. Như: 

“bàn tay ấy ngón dài vươn mây trắng

ta trang nghiêm xưng tụng mãi trên đời”

“con đường đó tôi đi trơn trượt

bình an xin níu hộ tay người”

“bước chân chim mở ngỏ một linh hồn”

“em tôi trơ lạnh xuôi vai nhỏ

sinh tử đôi bờ đuổi bắt nhau”

“tiếng chim gáy ban trưa nghe thống thiết

phố Hội An thoáng chốc hóa mung lung”

(Mà), ông còn cho nhịp đi của thơ ông những nhịp chỏi (như syncope trong âm nhạc) hoặc ngắt lại dòng chảy của thi ca, để trong một câu thơ, có thể có nhiều hơn một mệnh đề, bằng những dấu chấm...

“con đường dài thương quá dấu chân. chai.”

“chỉ cho ra một nụ cười

chỉ sông. chỉ biển. chỉ người khuất xa

chỉ cho em sonata

chỉ đời cô tịch cho tà dương soi”

(trọn bài)

Họ Đặng cũng cho thấy tinh thần tự giác cao độ, khi ông không lạm dụng dấu chấm để chia lìa một từ kép khỏi ngữ cảnh mà, tự thân chúng vốn có tương quan hữu cơ. Tôi quan niệm chúng ta chỉ có thể chẻ chữ để thêm rõ tính phong phú của ngôn ngữ Việt mà thôi.

.

Tôi vẫn có xu hướng quý, trọng những tác giả càng ăn ở bền lâu với văn chương (nói chung), càng cho thấy sức sáng tạo sung mãn của họ - - Hơn là những tác giả có những khởi đầu huy hoàng… Để rồi với thời gian lại là những lập lại! Nó tố cáo sự cùn mòn hay tắc nghẽn, giới hạn của trí tuệ, tài năng tác giả đó!!!

Với tôi, Đặng Phú Phong, ngược lại. Càng lúc, ông càng cho thấy nỗ lực đào xới từng sào-đất-ngôn-ngữ, để đãi lọc quý kim.

Ông vẫn xây dựng thơ ông trên những cảm quan, rung động nhẹ nhàng (không tập chú vào những hình ảnh tân kỳ mà, vô cảm, vô nghĩa). Nhưng thơ ông lại xác lập những kết luận, gần gũi định đề (không đòi hỏi chứng minh).

 Ông viết:

“Lấp lánh dòng sông nghìn vương miện

nàng tặng tôi rồi cắm cúi ra đi”

Có người sẽ cất tiếng hỏi thi sĩ lấy đâu ra nhiều “vương miện” thế từ một dòng sông?

Nhưng những ai quen thuộc với trò chơi, chữ nghĩa, hình ảnh thì, chẳng những không ngạc nhiên mà, còn thích thú khi nhận ra, con sông trong thơ Đặng có hằng ngàn vương miện vì, dòng sông đã lưu, nhận hằng hà sa số những vì sao từng “ký thác” đời chúng nơi dòng chảy…

Có bất ngờ chăng là:

“Nàng tặng tôi rồi cắm cúi ra đi”

Đây mới  là lúc nhiều câu hỏi cần được cất lên. Những câu hỏi mang tính cật vấn, như:

“Nàng” đây là ai? Người con gái vắng mặt hay dòng sông?

- Sự thực, ai trao (vương miện) Và:

- Ai đã cắm cúi ra đi?

Trên đây là những câu-hỏi-chìm thường thấy nơi một câu thơ lạ hoặc, được ghi nhận là hay!.!

Cũng thế, với mấy câu thơ tiếp theo, tuy không mang đến cho người đọc, những câu-hỏi-chìm. Nhưng tôi nghĩ, chúng cũng không cần phải luận giải phức tạp mà, chỉ bằng vào trực cảm, hốt nhiên, ta cũng sẽ nhận ra rằng:

“…cuối cùng là khoảng trống

núi biếc, sông dài đứng quạnh mông

thượng đế cũng thành cây cỏ dại

lấy ai mà nói có hay không?”

Hoặc:

“tôi cởi tôi

chợt ngẩn ngơ xa lạ

tôi cởi tôi

tĩnh lặng ngó vô thường.”

Những câu thơ trên, cho thấy Đặng rất thấm nhuần triết lý Phật giáo, khi trực ngộ được cái “ngã” và sự vận hành tĩnh lặng của cái “không”…

.

Tuy nhiên, “Mai tôi về ở mãi với hoang sơ” của Đặng Phú Phong, không chỉ mang đến cho tôi nhiều liên-ảnh rất thơ hay, những trực cảm gần với định đề mà, ở thi phẩm mới nhất này, tác giả còn cho tôi những bài thơ xót, nặng tình người. Đậm tính nhân bản. Như bài “người đàn bà đêm Giáng sinh”.

Đó là một bài thơ kiệm lời của họ Đặng. Nhưng mỗi con chữ lại như một lượng hóa chất cực độc, hất thẳng vào mối tương quan bất nhân giữa con người và con người: Xưa nay, vốn được ma mị bằng rất nhiều phấn son, mặt nạ: Mặt nạ cười. Mặt nạ nhân đạo. Mặt nạ từ bi, bác ái Thượng Đế…

 

“người đàn bà

với cái check cuối cùng trong tay

đi như kẻ mộng du

ra khỏi sở

trên con đường có những cửa hàng thật sang trọng

qua những biệt thự nhiều triệu dollar

đi hàng giờ

gót giày  vang lên những nốt nhạc thống thiết

*

“người đàn bà nhớ cảnh

ông chủ rất lịch sự cúi mình giao tấm check

bằng lời lẽ thật văn minh: rất tiếc, rất tiếc…

ngày mai là Giáng sinh!

nàng rơi nước mắt.

*

“người đàn bà đón 2 con

về căn apartment tồi tàn

như những miếng giẻ rách

đặt nhẹ nhàng hai gói quà có tên hai đứa trẻ

dưới cây thông  còn thơm mùi gỗ

ba mẹ con có một bữa tối ngon lành

hai đứa trẻ mở quà

reo vui

ôm cổ mẹ hôn những nụ hôn hạnh phúc

*

“đến giờ ngủ

người đàn bà đóng tất cả các cửa thật kín

hôn thật lâu hai con

nàng đi đến bếp

mở gas.”

(trọn bài).

.

Chỉ với một bài thơ kiệm lời kể trên, chỉ với những câu thơ tôi đã trích từ “Mai tôi về ở mãi với hoang sơ”, giữa cảnh “chợ-trời-chữ-nghĩa” hiện tại, tôi không nghĩ chúng ta còn thấy nên chờ đợi gì thêm, nơi trí tuệ, tài năng một người có nửa đời làm thơ như Đặng Phú Phong.

 Và, có dễ cũng vì thế mà, họ Đặng đã chọn:

-Mai tôi về ở mãi với hoang sơ? 

Du Tử Lê,

(Calif. Mar. 2017)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 60038)
Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ qua ba giai đọan trong vòng ba năm tới và chế độ của nó sẽ cáo chung vào năm 2016, theo tạp chí Frontline của Hương Cảng, một tờ báo tập trung phân tích tình hình chính trị Hoa lục.
19 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 40143)
Chưa khi nào, từ lúc vung khẩu hiệu Hữu nghị Việt-Trung, Đảng cầm quyền ngậm đắng nuốt cay 16 chữ vàng như lúc này. Bao nhiêu khiếp nhược quỵ lụy dâng đất dâng thác với ôm hôn thắm thiết, vô ích. Đàn áp dân biểu tình chống Tàu để chứng tỏ hòa hiếu, vô ích. Gửi sĩ quan Việt sang cho Bắc Kinh tập huấn, ưu tiên các dự án thầu cho công ty Trung quốc, ngay cả chấp nhận điều kiện mai hậu nguy hiểm: cho phép Hoa kiều sinh sống đông đúc không cần chiếu khán trong các đặc khu, vẫn vô ích .
19 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 31600)
C ửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng được Nxb Văn Nghệ phát hành tại Hoa Kỳ lần đầu tiên năm 2000, đây là lần tái bản thứ ba ở hải ngoại nhưng là lần đầu tiên có sự hợp tác của một nhà xuất bản trong nước.
15 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 29854)
Lúc này, đám đông xuất hiện ở các con đường đã nhiều hơn. Họ đang cần cái gì đó để giải tỏa, cần một cái gì đó để đập phá, thể hiện sức mạnh của mình. Vừa chạy vừa điểm lại các sự kiện, Văn nhắc tôi rằng phần lớn những người có vẻ như chỉ huy, hướng dẫn mọi người, đều chạy trên các xe có biển số 36 – số Thanh Hóa. Tôi sực nhớ đến một người bạn ở Bình Dương đã nhắn tin nói với tôi về các cuộc bạo động xảy ra, một cách buồn phiền rằng “người Bình Dương không tệ như vậy, phần lớn các người gây bạo loạn đều đi xe số ba mươi mấy”. Quả là như vậy thật. Những người chạy trên những chiếc xe có số như 36, đều trang bị kỹ lưỡng bằng ống sắt, xà beng, cờ trống… như một cách có tính toán trước.
15 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 29621)
L úc 10g sáng ngày 14/5, Tôi cùng 2 người bạn là Thiên Văn và Phạm Thy quyết định chạy xuống khu Gò Vấp, gần Lái Thiêu, khi nghe nghe tin các công ty ở khu Tân Thới Hiệp bắt đầu có đình công. E rằng sẽ có đập phá và bạo động, chúng tôi không dám mang theo nhiều máy móc, chủ yếu là mang theo sự liều lĩnh, để tìm hiểu vì sao lại có những chuyện đập phá và cướp bóc như trên các trang mạng xã hội mô tả.
14 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 34517)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Hoàng Hải Lâm, sinh năm 1979, hiện đang sống và làm việc tại Quảng Trị, Việt Nam, đã có một số truyện ngắn đăng trên báo Văn nghệ, Lao động, Tiền Phong.... Với lối viết lạnh, khô khốc, truyện ngắn “Sông Tô Châu” của Hoàng Hải Lâm như vết cắt sâu về nỗi bất hạnh và đớn đau…Xin mời quí bạn đọc cùng chúng tôi đi vào không gian truyện "Sông Tô Châu". (Tạp Chí Hợp Lưu)
12 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 35891)
N hấn chìm nó xuống biển, lũ tàu đỏ Lũ âm binh, một lũ cáo chồn Bây sẽ chết dài và chẳng mồ chôn Lũ tàu đỏ, bầy quân dòi bọ.
12 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 35006)
C on cá Lớn cai trị ao lớn, con cái Nhỏ cai trị ao nhỏ, hai ao riêng biệt rành rành từ ngày hình hành nên trái đất nhưng con cá Lớn muốn chiếm cái ao nhỏ nên gọi tướng quân cá Quả( miền Nam hay gọi là cá Lóc) vốn là vị tướng hung hăng đem quân sang đánh chiếm.
07 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 37285)
đ ứng đợi. cuối đường mình em mây nghiêng. chiều vàng phụt tắt nửa khuya trăng gấu bên thềm tàn mộng. khói bay dờ dật
06 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 33640)
M ùa xuân rồi sẽ không về nữa Son phấn theo người lũ lượt trôi Mười năm như thể không hương lửa Mười năm không thấy nắng trên đồi.