- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VUA

12 Tháng Năm 20163:10 SA(Xem: 28859)

    

DAU LENIN
Đầu tượtng của tượng Lenin sau khi bi giật sập ở Nga.-ành Internet




Đầu đã không còn. Đấy là khi Vua sờ soạng lên cổ, thấy trống không. Cần cổ vẫn lồi lên và cụt ngủn như khúc gỗ. Những hầu cận của Vua phần lớn đã bỏ mạng bởi cơn giận dữ vì mất đi cái đầu. Cái phẩy tay quyền phép đã hủy diệt mọi thứ quanh Vua. Ngài khổng lồ như trái núi, bàn tay bằng với năm dãy núi ghép lại. Tiếng của Vua không thể vọng ra. Không thể nghe, cũng không thể nhìn thấy gì cả. Trước mặt chỉ là khoảng đen vô tận. Đôi bàn tay từng xua đi bóng tối bao phủ ngàn năm nay quờ quạng trong bóng tối. “Tìm đầu cho ta…”- Vua muốn hét lớn để quân lính dưới trướng nghe thấy và phụng mệnh. Cũng chẳng thể viết ra cái chiếu chỉ đó được vì Vua không thấy đường. Cơn giận dữ không dứt mỗi khi sờ lên cái cổ cụt giờ đã liền thịt. Sấm sét giáng xuống và thiêu cháy những bộ hạ. Cung điện vàng ngự trên mười tầng trời sập từng mảnh. Máu quân lính nhuốm đỏ cung điện.

  “Cái đầu mất từ khi nào?” – Vua tự hỏi mình trong im lặng và tiếp tục im lặng.

    Vua không luống cuống, dễ vấp ngã như kẻ phàm mù lối. Vẫn thế đứng thẳng, bất khuất của đấng toàn năng, Vua đi quanh cung điện. Tiếng chân giẫm như núi lở, chẳng hụt lấy một nhịp. Quân lính chạy trốn.

 

    Vua đi xuống. Vẫn đi theo một hướng vô định. Vua có thân bất diệt, không món vũ khí nào có thể đâm thủng. Lũ quỷ từ lâu đã bị quét sạch, vậy chắc chắn việc mất đi cái đầu không phải tại chúng. Nhưng nếu một toán lính ô hợp từ lâu mang lòng phản trắc? Có thể lắm chứ nhưng chúng sẽ làm gì với cái đầu. Chúng không thể hủy nó đi vì chính chúng sẽ tan biến. Ý nghĩ về việc nhét cái đầu vào một cái rương hoặc bao bố xem chừng có lý hơn. Nhiều khả năng cái đầu đã rơi xuống cõi dưới. Phải rồi, dưới cung điện, dưới chín tầng mây là một thế giới khác. Chính nơi này Vua gieo mầm sự sống và ngày ngày theo dõi từ trên cao. Đấy vốn là vùng đất được bóng tối tôi luyện nhiều năm. Cái đầu dù rơi xuống đâu cũng là đại họa. Trước khi trở thành một phế tích cổ, cái đầu sẽ tàn phá mặt đất, xóa sổ mọi thứ trên đó bằng cú va chạm gây động đất.

 

    Vua đứng một lúc. Mấy ngón tay quờ quạng trên cần cổ và cơn phẫn nộ lại bùng lên như cơn hồng thủy. Đất đai vỡ tung, cây cối bị bốc hết rễ, hàng chục ngôi làng bị san bằng, chẳng ngọn núi nào đủ chắc để kìm chân Ngài.

 

    Con người gọi Vua và cầu cứu. Ngài không nghe thấy và tiếp tục san phẳng mọi thứ để tìm lại cái đầu. Mặt đất hoang tàn. Các vương quốc bị tuyệt diệt trong một dấu chân. Xác chết la liệt khắp nơi. Quân lính nhìn thấy những cái tay vùng vẫy hướng lên cổng trời. Mắt phàm không thấy được cung điện. Người của cung điện thấy hết, và nhìn lên cao hơn. Thảm cảnh khiến quân lính phải chắn hết cổng trời, hạ mặt trời xuống để dương gian mãi say sưa trong đêm tối.

    Người chạy, va vào nhau, va vào núi đá, rơi xuống đầm cá sấu, hoặc chôn thây dưới một rãnh hốc khổng lồ hình dấu chân. Sóng biển luôn cuộn trào. Sóng vỗ cao ngàn trượng. Mọi kiến trúc bị táp đổ sau một đợt sóng. Mỗi lần thủy triều rút đi, thứ đùn lên mặt cát chỉ là một đống đổ nát lổn nhổn gạch đá, cốt thép, thân cây gẫy, và những mảnh tử thi trương thối.

 

    Vua vẫn điên cuồng vì mất cái đầu. Một cái đầu khổng lồ lạc lối trong hàng ngàn cái đầu vô tội. Bóng tối dày như bức vách và thăm thẳm kéo dài thành cái giếng không đáy. Thứ màu tối đen đủi như ngọn đuốc mù dẫn đường Vua đi hết dãy mê cung này đến dãy mê cung nọ. Mọi con đường bị bịt kín bởi núi rừng, nhà cửa hoặc lãnh thổ đều bị san phẳng thành đống hoang tàn. Tưởng rằng đã đi rất xa, và sẽ nhanh chóng lần được manh mối về cái đầu thế nhưng Ngài chỉ luẩn quẩn một chỗ như con mèo mắc vào cuộn len. Bức màn bóng tối vốn chỉ đe dọa. Lúc này, màu tối như cái miệng cười khoét rộng hai mang tai và sâu hoắm như lỗ huyệt. Còn Ngài, lại tiếp tục dẫm đạp mọi thứ cản đường. Cái đầu quyền quý, vương miện của chín tầng trời như mặt trăng dưới hồ, hiện hữu nhưng chẳng thể sở hữu. Đôi tay Vua có thể tạo lửa và đốt cháy tất cả. Ánh lửa sẽ chiếu tới cung điện, nơi ngai vua bỏ trống. Vua không thấy gì ngoài sự tối thui trùng điệp như lãnh địa không mặt trời. Vua gầm lớn. Không tiếng vang. Vua im lặng và chậm chạp đi.

    Ngài ngồi xuống. Mặt đất lõm sâu thành hồ cạn.

 

    Quân lính tìm được đầu của Vua và rụt rè dâng lên. Cặp mắt bật mở. Vua có thể nhìn thấy, bắt đầu nghe và nói được. Quân lính đang quỳ dưới chân và miệng tung hô vạn tuế. Cái đầu Vua đang trên tay, giờ chỉ cần gắn lên cổ.

  “Sao ta vẫn không thấy gì?” – Vua nói.

 

    Vua dùng quyền năng để tạo ra một ngọn lửa. Ánh sáng tỏa rộng rồi tắt ngay đi. Quanh Ngài cảnh vật hoang tàn như vừa trải qua một trận động đất lớn nhất thế kỷ. Không có tiếng người, chỉ có xác người. Đâu đó trong màn đêm thăm thẳm vẫn vang lên tiếng cầu cứu. Lời khẩn cầu, và tiếng nguyền rủa một con quái vật không đầu.

    Bầy chó hoang nghe thấy tiếng vọng và thu người cho một cú vồ sát thủ. Tiếng người biến mất trong tiếng gầm gừ nhai xương rôm rốp.

  “Lại tối om.”- Vua nói.

  “Mọi thứ sáng lại ngay thôi ạ. Chỉ cần còn Vua.” – Quân lính nói vậy.

  “Ta có lỗi.”

  “Đức Ngài không có lỗi.”

  “Ta có lỗi.”

  “Vua không có lỗi.”

  “Tại sao…”

  “Vua.”

    Ngài im lặng. Vạn vật ngừng chuyển động trong cái im lặng chậm chạp.

    Đầu được tra lên cổ. Không vừa. Vua xoay để khớp. Vẫn không vừa. Vua phủi lớp đất bẩn dính trên cổ và gắn đầu lại. Vẫn không vừa. Đúng là đầu Vua, cổ Vua. Đâu phải cổ lớn hơn hoặc đầu to ra. Đầu khớp vào cổ nhưng không ăn vào nhau.

    Vua im lặng. Cái đầu vẫn trên tay. Cái cổ cụt trơ ra, phẳng lỳ.

    Thêm một lần gắn đầu, và không vừa. Quyền phép không giúp gì được.

    Quân lính vẫn quỳ dưới đất. Họ không thắc mắc gì và chỉ đợi lệnh bề trên.

  “Vua là ai?” – Ngài hỏi quân lính

  “Ngài là Vua.”- Quân lính nói.

  “Ta không phải Vua.”

  “Ngài là Vua.”

  “Ta không phải Vua.”

  “Ngài chính là Vua.”

  “Vua…”

  “Là ngài.”

  “Vua, ha, ha, Ngài Vua…”

    Tiếng cười chấn động cả đất trời. Sấm sét nổi đùng đùng. Biển cuộn trào sóng. Chợt vang lên một tiếng rất lớn. Nghe như tiếng xương vỡ, nghe như tiếng núi lở, cũng nghe như tiếng sụp lở của đất…Quân lính vẫn phủ phục dưới đất. Có vẻ vì quỳ quá lâu nên chân họ đã lún xuống và liền vào mặt đất. Họ không thấy gì ngoài một vật khổng lồ đi xuyên vào bóng tối. Họ thấy như bóng tối rách toác ra, và họ cũng thấy như bóng tối đóng khép lại như cổng thép nghìn cân.

    Lúc trời đất hé nhá nhem, quân lính thấy đầu Vua lăn lóc dưới đất. Một cái đầu vẫn to lớn với cặp mắt đóng chặt.

  “Vua…”

  “Ai là Vua?”

    Quân lính loay hoay. Ai cũng đã rút chân đứng thẳng nhưng đều đi lòng vòng. Chân họ bước loạng choạng, ngoặt bên này, rẽ bên kia, có lúc lại xoay mòng mòng như bị bị gió cuốn. Không còn Vua. Họ đi tìm Vua. Họ được phép bay. Họ đi tìm cái phất tay bảo rằng bay đi. Và rồi, họ quỳ gục sát đất, thấp hơn cả cái đầu khổng lồ. Tất cả cùng khiêng cái đầu lên cung điện. Quân lính đặt đầu vào ghế ngai bỏ trống.

    Tiếng tung hô vạn tuế. Mặt trời được kéo lên.

    Ngày hôm sau, một trang sử mới…

      

   

TRU SA

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78311)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100321)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81251)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192203)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84745)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114714)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 84733)
III. TUYÊN CÁO CHUNG 16/6/1963: Do áp lực Mỹ, từ giữa tháng 5/1963, Diệm đã gặp lãnh tụ Phật Giáo để thảo luận về 5 đòi hỏi ngày 10/5. Tuy nhiên, chế độ chỉ muốn kéo dài thời gian để vô hiệu hóa dần cuộc tranh đấu.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 96340)
IV. GIỌT NƯỚC LÀM TRÀN LY: Sau khi Nolting rời Việt Nam, anh em Diệm-Nhu quyết chào đón tân Đại sứ Lodge bằng vài món quà ngoạn mục. Hai món quà lớn nhất là cuộc tổng tấn công các chùa trên toàn quốc và công khai tiếp xúc với sứ giả Hà Nội.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 92800)
Cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1963 là đề tài còn gây nhiều xúc động và tranh cãi. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có nghiên cứu sử đích thực nào về đề tài này. Một trong những lý do là thiếu sử liệu. Tài liệu văn khố chưa hoàn toàn giải mật, và số người được tiếp cận tư liệu văn khố Đệ nhất Cộng Hòa không nhiều.
05 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 100362)
( Người sống sót từ trận bom nguyên tử Hiroshima: Bà Tomiko Matsumoto ) LTS: Trần Huyền Sâm sinh năm 1973, hiện là Giảng viên Khoa văn trường Đại học Sư phạm Huế. Tác giả cuốn Tiếng nói thi ca (Nxb Văn học, 2002), giải thưởng Hội nhà văn Thừa thiên Huế 2003, và cuốn Lý luận văn học phương Tây - Tự sự học kinh điển (Nxb Văn học, 2010). Lần đầu tiên cộng tác với Hợp lưu.