- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TRĂM NĂM MỘ KHÚC MÙA HOA

11 Tháng Năm 201611:01 SA(Xem: 28405)
HON PHU TU- anh INTERNET
Hòn Phụ Tử Nay Còn Đâu? photo Internet




Trăm năm chỉ chớp mưa nguồn

 

Sá chi một bóng bên trời

Mà con sóng vỗ mấy lời trầm luân

Quờ tay hứng kiếp phong trần

Để nghe dâu bể xoay vần nỗi đau

 

Tro tàn bay tới nghìn sau

Nghìn sương khói thả bạc màu hư vô

Gừi cho khói sóng sông hồ

Lời ru từ buổi giang hồ tay trơn

 

Gửi tình mấy nhánh cô đơn

Rã rời tay hái chập chờn giấc mơ

Thoắt sông thoắt biển tình cờ

Phận người như gió vật vờ thoảng qua

 

Còn ai trong cõi ta bà

Chỉ nghe tiếng vọng mưa xa ngậm buồn

Đường trần gối mỏi tay buông

Trăm năm chỉ chớp mưa nguồn, đành thôi…

 

 

 

Mộ khúc

 

Đưa tay sờ vết nhăn

Bỗng nghe đời đã tận

Buồn rã rời chiếu chăn

Chợt hay mình lỡ vận

 

Thắp một bờ nến cháy

Trên nhánh sầu trăm năm

Nghe cõi ngày hấp hối

Đã lăn qua chỗ nằm

 

Tiếng mưa sầu thiên thu

Buổi về chong mắt ngó

Thấy đôi hàng kinh thư

Chạm hiên trời hạnh ngộ

 

Chập chùng mưa dựng mộ

Trong cõi sầu mênh mông

Hình như đời tuyệt lộ

Trôi theo dấu muôn trùng

 

Tôi ngồi chiều cuối gió

Nghe cõi ngày nắng phai

Thấy bóng mình vụn vỡ

Chìm hun hút sông dài…

 

 

Mùa hoa cúc

 

Có một mùa thu về qua ngõ

Nắng thơm hương cúc trước sân nhà

Lãng đãng mây bồng bềnh hiên gió

Ngập hồn vương chạm khói sương xa

 

Tôi gửi mùa thu vào hoa cúc

Mênh mang màu nắng ngã rơi chiều

Có con bướm trắng  nằm thổn thức

Nghe tình khẽ vọng khúc cô liêu

 

Gói cả làn sương thơm đầy gió

Bâng khuâng sông nước ngỡ mây trời

Hình như có hồn tôi trong đó

Khẽ khàng con sóng vỗ chơi vơi

 

Em có về không mùa thu cũ

Để tôi mơ một khoảng trời đầy

Có ngàn hoa cúc rơi đầy ngõ

Vàng lá hiên trời nghe nắng phai……

   

 

Nguyễn Minh Phúc

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười 201412:46 SA(Xem: 32595)
Không có mùa thu trên những con đường này Chỉ hai mùa mưa nắng Làm gì có mùa thu để đi trên những xác lá vàng trong công viên Chỉ là những ngọn gió chướng của ngày hè và mùa nước nổi vào tháng chin
12 Tháng Mười 20143:06 SA(Xem: 32257)
mỗi người mang một lý lẽ núp kín trong ốc hó hé bước ra ngoài sợ mặt trời úp chụp
10 Tháng Mười 20143:19 SA(Xem: 33500)
Sự phân biệt trong ngoài là tấm màn trên sân khấu Ác thiện đổi ngôi như thay nhân vật tuồng tích Trò chơi làm thượng đế và hành hạ yêu thương Bữa tiệc đã bắt đầu bằng cơn mê sảng của bầy côn trùng đêm thu
10 Tháng Mười 20143:11 SA(Xem: 34749)
phác họa nỗi đau không lời chiếc não bệnh tật nở ra trong màu xanh giả tưởng người đàn ông về nằm thu lu trên đám rêu chữ thì thầm bị rỗng ruột
10 Tháng Mười 20142:38 SA(Xem: 33318)
Hơn hai trăm năm, kể từ ngày đó, lần đầu tiên, con cháu Nguyễn Huệ kết duyên cùng con cháu Nguyễn Ánh. Hai người miên man trong vườn hạnh phúc. Nhưng lại không có con. Dân tình đồn rằng. Bình cũng có những giấc mơ quái lạ như Út Nhỏ. Trong mơ không biết Nguyễn Ánh nói gì mà Bình đã đi … thắt ống dẫn tinh.
10 Tháng Mười 20141:45 SA(Xem: 43872)
Trong số mấy bài thơ chữ Nôm còn lại của Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ “Qua Đèo Ngang” là bài thơ gần đây được tranh luận nhiều nhất về chữ nghĩa, đặc biệt là về từ ngữ “cái gia gia” . Sự tranh luận này có chiều hướng phủ nhận quan điểm cũ của các tiền bối cũng như những người tin theo họ để bảo vệ cho cách đọc “cái đa đa”.
09 Tháng Mười 20142:59 CH(Xem: 32032)
Nào đâu phần mộ anh nằm Nào đâu tri kỷ tri âm…hỡi trời Cũng con thầy mẹ cả thôi Cớ chi mai mốt khóc người hôm nay
09 Tháng Mười 20141:04 CH(Xem: 29200)
Chính quyền Hong Kong đã hủy cuộc họp với lãnh đạo sinh viên đấu tranh dân chủ, theo dự tính diễn ra vào thứ Sáu 10/10.
08 Tháng Mười 20145:08 CH(Xem: 32675)
Đừng hỏi em về sự lựa chọn nỗi ngày rằng cơn mê đã tan và trời nhuốm tro mây đừng hỏi em về những hao gầy của mùa thiên di mỏi em chẳng lựa chọn được gì ngoài nỗi nhớ di dời
07 Tháng Mười 20145:09 CH(Xem: 30894)
Phần hai cuộc phỏng vấn được gửi đến quý vị sau đây. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu sẽ phân tích về các yếu tố cá nhân, tập thể; về vai trò của thủ lãnh trong đấu tranh, đặc biệt là đưa ra một nhận thức đúng đắn về việc “làm chính trị”.