- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGHÌN TRÙNG XA CÁCH

27 Tháng Tư 201611:25 CH(Xem: 32422)
2514216_Tangoulis-Misty-Scapes-6-710x701
Ành- Vissilis Tangoulis

 


Sau 60 ngày ba tôi nằm bệnh viện , và sau ngày hôm nay, ngày tôi đưa tiễn đưa ba tôi, tôi muốn viết.

Tôi không viết cho tôi, cho nỗi mất mát của tôi.

Tôi không viết cho Người đã ra đi.

Tôi viết cho Người ở lại.

Tôi viết cho Mẹ tôi.

 

Đêm qua, đêm cuối cùng với ba tôi, mẹ tôi nói:

- Mẹ muốn tiễn ba đi bằng bài hát “Nghìn trùng xa cách”.

Tôi đã làm theo ý thích của mẹ tôi, đầu tiên chỉ vì muốn chiều chuộng mẹ tôi một chút. Những ngày này mẹ tôi đã buồn nhiều.

Khi 6 người âm công trong đồng phục trắng, vừa ghé khiêng áo quan của ba tôi lên vai, tôi vào playlist của iphone, chọn bài hát đã download từ đêm qua, và nhấn nút play.

Dòng nhạc đầu tiên vang lên đầy tràn không gian trống trải sau quan tài,

 

“ Nghìn trùng xa cách người đã đi rồi Còn gì đâu nữa mà khóc với cười

Mời người lên xe về miền quá khứ

Mời người đem theo toàn vẹn thương yêu”

 

Một cơn rùng mình chạy dọc từ trên đầu xuống đến chân, bất giác tôi không kiềm chế được nữa, nước mắt trào ra chan hòa trên mặt.

 

Lời bài hát trải dài, trọn quảng đường hơn 500m từ nhà, băng qua con hẻm chợ họp buổi sáng đông đúc nhộn nhịp , hai lần quẹo ngã tư là hai lần quan tài được hạ xuống cho ba tôi chào từ biệt hẻm chợ quen thuộc, là hai lần mẹ tôi đi liu xiu bên chị hai tôi , cúi đầu chào từ tạ người đàn ông của cả cuộc đời mình.

 

 “Trả hết về người chuyện cũ đẹp ngời

Chuyện đôi ta buồn ít hơn vui

Lời nói, lời cười

Chuyện ngắn chuyện dài

Trả hết cho người, cho người đi”

 

Khi ba tôi ra đi, nổi buồn đau của những đứa con chỉ là nỗi đau của một phần máu thịt phải rời chia, rồi nỗi đau đó cũng lành theo thời gian, và nỗi buồn đó còn có chỗ để neo đậu , neo đậu vào người vợ, hoặc người chồng, với những đứa con, neo đậu ngay cả vào những lo toan, trách nhiệm kéo người ta tiếp tục sống.

 

Chỉ có nỗi buồn đau của mẹ tôi là biết neo đậu vào đâu? Khi không thể neo đậu vào ly cà phê sữa hòa tan lẻ một mỗi sáng, không có ai để chỉ đơn giản hỏi:

- Ông uống cà phê chưa, tôi pha cho ông một ly nhé!

Hay là neo đậu vào chén cơm lẻ một mỗi buổi ăn, thay vì chia đôi đũa cho người ngồi bên cạnh, lại nâng ngang trán mà mời người ngồi nhìn mình đăm đăm, lặng lẽ sau khói nhang?

Hay là neo đậu vào ly trà nụ hoa cúc lẻ một mỗi buổi chiều, và lẻ một bình trà chiều một mình mẹ tôi ngồi uống cạn?

Hay là neo đậu vào không gian trống của căn phòng-không-còn-ba-tôi, chiếc giường nhỏ-không-còn-ba-tôi?

Nổi buồn ngay cả không thể neo đậu vào những chiếc áo chemise trắng của ba tôi, vào hàng nút áo đã bị cắt rời khỏi khuy áo, mà mới đó chỉ hơn 60 ngày trước, và suốt trong 60 năm chính tay mẹ tôi đã cẩn thận và âu yếm cài từng chiếc nút áo vào khuy áo?

 

“Trả hết cho người, cho người đi

Trả hết cho ai cả những chua cay

Ngày chia tay, lặng lẽ mưa rơi

Một tiếng thương ôi, gửi đến cho người “

 

Nếu ly biệt đến sau một cuộc hôn nhân trọn vẹn hạnh phúc làm người ở lại đau đớn một, thì ly biệt từ một cuộc hôn nhân trộn lẫn ngọt ngào với chua cay, hạnh phúc và sóng gió, những tổn thương thầm lặng giấu kín không thể chia sẻ, dù là “buồn ít hơn vui” (như cuộc hôn nhân của mẹ tôi) còn đau đớn gấp nhiều lần hơn, vì mẹ tôi đã sống trọn vẹn đến ngày cuối cùng của cuộc hôn nhân đó. Tôi tin là tình yêu của mẹ tôi, sau tất cả, là một tình yêu sâu sắc và bền bỉ, hơn tất cả những thể hiện mộc mạc giản dị thường ngày.

 

“Trả hết cho người, cho người đi

Trả hết cho ai ngày tháng êm trôi

Đường ta đi trời đất yên vui

Rừng vắng ban mai, đường phố trăng soi “

 

Lúc xe dừng lại ở BHH, mẹ tôi nhẹ nhõm nói:

- Bây giờ thì ba vui lắm, ba đã nghe trọn bài hát này.

 

Đêm qua có một cơn mưa rào nhỏ, sau tháng nóng nhất của mùa nóng Saigon. Bầu trời sáng hôm nay vừa trong xanh, vừa cao vợi , nắng thì dịu dàng.

 

Tôi cũng tin đường ba tôi đi trời đất trong trẻo và yên vui như thế.

Vì mắt mẹ tôi cười, miệng mẹ tôi cũng cười , long lanh. Tôi cũng tin, không phải mất mát này là mãi mãi, sinh ly tử biệt này là cắt chia vĩnh viễn , dù đau đớn này như đâm vào tim, cứa vào da thịt.

 

Thì tôi vẫn tin có một điều miên trường, vĩnh cữu , mãi mãi trường tồn.

Đó là tình yêu của người ở lại, cho một người đi xa.

 

“Nghìn trùng xa cách đời đứt ngang rồi”...

 

UYÊN LÊ

(Sài Gòn ngày 28-04-2016)

 

 

Nghìn Trùng Xa Cách (Phạm Duy- Thái Thanh) - Thu Âm Trước 1975

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Năm 201511:28 CH(Xem: 31400)
Trăng đang vỡ trên ngọn đồi ký ức Bóng tim tôi vướng nhánh giao mùa Tiếng hát ai vỡ tràn đêm đắng Tôi vỡ vô vàn trong ánh trăng xanh
14 Tháng Năm 201510:01 CH(Xem: 30468)
Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Nguyễn Việt Thanh với lối viết nhẹ nhàng và sâu lắng sẽ đưa chúng ta trở về nông thôn Việt Nam bằng những “Ao làng”, “Nắm lá ngày Đoan ngọ”, và lối đánh bắt cá độc đáo của rất ít người và bây giờ cũng không còn ai sử dụng nữa đó là “Bơi dể”. Chúng tôi trân trọng gởi đến quí văn hữu và độc giả những tản văn của Nguyễn Việt Thanh.
14 Tháng Năm 20159:40 CH(Xem: 34439)
Chúng tôi lên Thăng Long Tết Ất Mùi, mặt hồ Dâm Đàm mỏng như ý nghĩ khoa cử trong đầu Kiệt. Kinh sư đầu triều Lý mang sắc đẹp bán khai dữ dội của những cánh rừng bàng chưa phát quang. Kiệt hay đứng ở bờ nước, mắt dõi theo những cuống sen già trôi quả quyết về hướng Cấm Đình. - Nay mai đỗ đầu tiến sĩ thì ngồi nhà mát ăn bát vàng.
14 Tháng Năm 20159:34 CH(Xem: 30598)
Trong số mười người chúng tôi bị bắt bởi chiến dịch khủng bố mùa thu tháng 9 năm 2008 thì Ông Nguyễn Kim Nhàn là người duy nhất hiện vẫn đang còn bị tù đày. Tôi thường gọi những người dân oan như ông, như chị Trần Ngọc Anh, chị Phạm Thị Lộc, vợ chồng chị Cấn Thị Thêu... là “dân oan hóa dân chủ” vì họ đã không chỉ dừng lại ở việc đòi quyền lợi chính đáng cho bản thân và gia đình mình, mà đã tham gia vào các công việc, các phong trào đấu tranh vì Nhân quyền, Tự do và Dân chủ.
14 Tháng Năm 20155:55 CH(Xem: 33439)
Là những người viết văn đã nhiều năm tham gia Hội Nhà Văn Việt Nam (HNVVN), đã góp sức xây dựng Hội qua thời chiến cũng như thời bình, đã đau xót trước sự xuống cấp ngày càng nghiêm trọng của Hội trong những năm gần đây và tích cực góp ý với Hội để khắc phục tình trạng ấy; đến hôm nay, nhận thấy tình trạng suy thoái của Hội đã trở nên không thể cứu vãn nếu không có sự thay đổi nhiều điều căn bản trong điều lệ và tổ chức của Hội để Hội thực sự là một tổ chức nghề nghiệp tập hợp những người viết muốn xây dựng một nền văn học Việt Nam đích thực, tự do, nhân bản;
14 Tháng Năm 20155:36 CH(Xem: 33838)
Ngày 05.05.2015 nhà văn Võ Thị Hảo đã tuyên bố từ bỏ hội Nhà văn Việt Nam, cùng ngày tổ chức này gạch tên 9 nhà văn khác đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh trong phiên họp bầu đại biểu đi dự đại hội toàn quốc. Dân Luận (DL) đã trao đổi với nhà văn Võ Thị Hảo (VTH) về vấn đề mà chị coi là một vụ Nhân Văn Giai Phẩm mới...
14 Tháng Năm 20153:44 CH(Xem: 36618)
Trong phiên bỏ phiếu bầu đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc diễn ra ở TP. HCM ngày 5/5, lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam (HNVVN) đề nghị những người tham dự gạch tên chín người sinh sống ở TP. HCM và tham gia Văn đoàn độc lập. Những tưởng hành động này là "đòn giáng mạnh" vào các hội viên của Văn đoàn độc lập, tuy nhiên nó đã gây một hiệu ứng ngược khi hàng loạt những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng khác Tuyên bố từ bỏ Hội nhà văn VN (DL)
13 Tháng Năm 20155:54 CH(Xem: 30406)
Với Nguyên Ngọc và Văn đoàn Độc lập, vấn đề còn nguyên. Làm gì với tự do đã giành lại sau khai trừ rồi ly khai? Làm gì với mục đích độc lập tách rời ra khỏi Hội? Ra khơi, lên đường, hay lo ngại “phạm pháp” sẽ khiến nhòa nhòa trong vận hành của hệ thống? Tháng 5-1954, hai chữ “Độc lập” thét vang trong lồng ngực của năm mươi ngàn binh sĩ chiến thắng trận Điên Biên, để cuối cùng là một nền độc lập hà khắc trong toàn trị. Tháng 5-2015, “vì một nền văn học Việt Nam tự do, nhân bản” in đậm trên trang web của Văn đoàn Độc lập. Công chúng trông chờ câu trả lời.
13 Tháng Năm 20154:31 SA(Xem: 30689)
Qua tháng tư rồi Anh có trở về ngày bình thường Như đi bác sĩ, làm tình và các thứ Mình lại hẹn nhau mùa điên năm sau
13 Tháng Năm 20154:22 SA(Xem: 30415)
LTS:Cận cái chết, nhìn cái chết ... một tâm trạng đau buồn, ray rứt. Những ra đi vĩnh viễn, mất mát và bấu víu vào mất mát. Nuối tiếc. Trịnh Duy Kỳ đến với Hợp Lưu lần đầu với 28,5 với những cái trên. Xin giới thiệu đến độc giả.