- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Tạ Chí Đại Trường, Đời Thường

04 Tháng Tư 20161:28 CH(Xem: 28604)
mot khoang VNCH noi dai



Như một nén tâm hương tưởng nhớ anh Tạ Chí Đại Trường, 24- 3- 2016.



Năm 1964, lần đầu tiên tôi gặp anh Tạ Chí Đại Trường, sau khi chúng tôi rời trường Bộ binh Thủ Đức để về trường Quân Y học giai đoạn 2, ngành Hành chánh Quân y. Cùng thời gian này anh học cao học, chuẩn bị lấy bằng Thạc sĩ và đang sưu tập, nghiên cứu về tiền cổ. Anh từng cho tôi xem những đồng xu mà anh sưu tập được. Trường là người kín đáo, có lẽ do bản tính của anh. Ngày chọn đơn vị phục vụ, anh và tôi có tên sát nhau và đều cùng muốn chọn Đại đội Quân y Thủy quân lục chiến ở Thị Nghè. Với tôi chỉ vì muốn ở Sài Gòn, trong khi anh cần ở đây để học và viết cho xong luận văn Lịch sử nội chiến Việt Nam từ 1771 đến 1802, mà bấy giờ tôi hoàn toàn không biết. Anh thuyết phục tôi nên về Tổng y viện Duy Tân ở Đà Nẳng cho gần nhà. Không ngờ sự chọn lựa này đã đẩy chúng tôi mỗi người lao đao một cách chỉ vài năm sau.

Bẵng đi một thời gian dài, từ đó, chúng tôi không gặp nhau, mà cũng không liên lạc cho đến lúc tôi qua định cư ở Mỹ. Chúng tôi có người bạn thân chung là Nguyễn Mộng Giác, gặp gỡ nhau thường xuyên, có thể nói là hàng tuần, lúc tôi làm việc cho hãng Craftech ở Anaheim. Giác thường xưng hô với Trường là anh em, cũng như với anh chị Võ Phiến là chú thím. Tôi không hiểu sự liên hệ giữa những anh chị gốc Bình Định này như thế nào. Tôi thường chỉ nghe mà không bao giờ hỏi. Anh Trường lớn tuổi hơn anh Giác nhiều, nhưng anh rất hồn nhiên, ít nói; đã nói là có chút khôi hài nhẹ nhàng. Những ngày Nguyễn Mộng Giác còn khỏe, đã chở chúng tôi đi ăn sáng, uống cà phê ở quán Factory, đôi khi cùng ăn trưa ở một nhà hàng.

Tạ Chí Đại Trường sống giản dị. Anh âm thầm làm việc. Có lần anh nói với tôi về Ải Nam Quan, tôi giật mình, vì cả đời mình không nghĩ tới. (Những ý tưởng tôi không thể viết ra trong  bài tùy bút này, để  dành cho các nhà sử học, thế nào cũng có lúc họ nhìn ra.)

Gần như chỉ có nhà Nguyễn Mộng Giác là anh thường lui tới. Niềm vui đời thường của anh là đi casino. Anh Giác thường chở hai đứa. Sau này Giác không lái xe được thì cả bọn đi bus. Chúng tôi thích cái không khí của casino. Anh Trường chỉ chơi kéo máy và hồn nhiên kể chuyện thắng thua trên đường về.

Gần như các sách của anh từ Thần, Người và đất Việt đến Sử Việt đọc vài quyển, anh đều ký tặng tôi. Mấy năm trước, lúc anh nằm ở nursing home (hình), tôi và Đinh Cường vào thăm. Anh nằm gác tay lên trán, nói chuyện về sức khỏe. Anh cười, dù chỉ nhếch môi, nhưng tôi thấy là nụ cười an nhiên tự tại.

Nhớ lại, khoảng cuối năm 2004, lần đầu tiên anh Trường về Việt Nam, sau hơn mười năm đến Mỹ. Tôi cũng có mặt ở quê nhà, nhân dịp tết nguyên đán. Vào một trong những ngày đầu năm, anh điện thoại cho tôi hỏi địa chỉ, muốn đến nhà chơi. Tôi dành một buổi sáng chờ anh. Từ nhà ở An Dương Vương Chợ Lớn, đến nhà tôi đường Hồ Biểu Chánh Phú Nhuận, anh phải đi ba chuyến xe buýt. Bây giờ tôi không nhớ chúng tôi đã nói gì với nhau hôm đó. Chỉ thấy lòng vui. Ưu tư và đồng cảm. Quá trưa, tôi tiễn anh ra đầu hẻm. Nhìn dáng anh cao, gầy, khuất sau con đường chính.

Anh Tạ Chí Đại Trường, có những điều đến lúc mất nhau rồi, mới nhận ra mình đã kín tiếng, đôi khi thấy không cần thiết. Với Nguyễn Mộng Giác cũng thế. Bây giờ các anh đã bên nhau rồi. Quê hương lẫy lừng Bình Định với sông Côn, đầm Thị Nại, một vùng đất anh kiệt đang chờ đón anh về.

 

LỮ QUỲNH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 38970)
B ằng những dòng thật ngắn và đơn giản Du Nguyên đã tự giới thiệu về mình: Họ tên: Đậu Dung. Bút danh: Du Nguyên. SN: 1988, quê: Nghệ An. Hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội.Tòa soạn đã nhận được chùm thơ Du Nguyên như một món quà thi ca mà tác giả muốn gởi tặng cùng sự trân quí và đồng cảm đến với bạn đọc và văn hữu của Hợp Lưu … Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu những thi phẩm của người làm thơ mang tên Du Nguyên.
21 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 39048)
A nh thích sạch sẽ trinh nguyên Anh lăn lộn cào cấu trên thân xác em Chà xác, mân mê, bú mớm từng hơi thở, vi nước bọt, tế bào em Sau cuộc hoang luân anh cố gột rửa bằng hàng trăm loại dầu gội, sữa tắm, phấn hoa…
21 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 39388)
đ êm đã sâu rồi đôi mắt chong chong cũng nhường nhau mà khép lại chỉ còn em nhặt nhạnh lại mình rất lẻ
21 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 33705)
H oàng Cung Cambodia, tôi chết lặng trước tấm bản đồ xứ Miên. Bao gồm đất nước tôi, trãi dài từ Miền Trung xuống Miền Nam ngày xưa là đất của Cham Pa và Chân Lạp. Người Việt tôi khởi đầu từ nhà Trần, nhà Nguyễn đã mở rộng bờ cõi như thế này đây…
21 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 35015)
“ B ất cứ lúc nào bất cứ ở đâu” tưởng là kể chuyện tình, nhưng không tôi nghĩ khác. Dù chúng ta không bắt gặp những hình ảnh bắn giết trên chiến trường, nhưng bàng bạc trong từng chuyện là tâm trạng chán nãn, hỗn loạn, bất cần đời, sống không biết ngày mai của một lớp thanh niên, của một Sài Gòn trong thời chiến tranh.
20 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 35373)
L ịch sử dù có được viết lại Cũng không thể chối bỏ được rằng Sự thật không phải vậy Sự thật chỉ là phương tiện phục vụ Cho một sự thật khác
20 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 31432)
J . Maulpoix. nhận xét: Thơ là thứ đối tượng của ngôn ngữ khó khăn, một sự dũng cảm, một công việc vĩ đại và biến hóa, đề xuất hay bắt buộc, là sự cô đọng tối đa của sự kiện ngôn ngữ tập trung trong một không gian thu hẹp.
20 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 36775)
T rong ký ức em, trong giấc mơ về anh và lúc giật mình về cô gái mang giày đỏ Ừ quên, chuyện tình mình chỉ có thế Thôi, em giấu bầu ngực căng tròn sau chiếc áo ngực hình cánh bướm Em giấu bí mật đôi mình trong câu chuyện với người đến sau…
19 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 34658)
C hiếc xe hơi sang trọng hẳn chở một cán bộ quan trọng nào đó về xã tham quan hoặc công tác, anh Chấn nghĩ vậy và cuống quýt bắt con trâu cố vượt qua đám sình lầy để nhường đường cho xe ô tô. Anh Chấn lo sợ, mồ hôi đổ ra ướt đầm lưng áo.
18 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 35834)
T ôi đưa tin Nhà văn Phạm Viết Đào bị bắt lên blog Đưa tin mà vẫn không tin Một nhà văn bị bắt Cũng như tôi đã không tin một nhà báo bị bắt có tên là Trương Duy Nhất. Ôi đất nước tôi "Chơi công an đi bắt quân gian/ béng beng"