- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGÔI NHÀ HOANG

29 Tháng Ba 20162:32 SA(Xem: 30208)


Nhà Hoang


Phải đưa mẹ về quê! Ở thế này mệt mỏi lắm.” – Cô nói

   “Ấy dại! Ở quê có còn ai đâu, mới cả đưa mẹ về bà lại kể lể cho đám bần nông đó thì bẽ mặt.” – Anh nói

   “Anh tính thế nào thì tính chứ ở thế này không được đâu?”

   “Để sau đợt hàng này gom tiền xây thêm tầng 4. Vợ chồng mình ở tầng hai, thằng Duy ở tầng 3, thế là yên chuyện. Sáng thì em đi sớm, tối về thì vợ chồng mình cùng đi nhà hàng.”

   “Nhà mình mà cứ như nhà ai vậy.”

     Anh cười khì khì, anh tiếp tục xem vô tuyến. Cô vợ thở dài, cô cầm lấy tập kịch bản quan trọng mà cuối tuần đã bắt đầu bấm máy ra đọc. Phòng của cô nằm dưới phòng bà Tạ, trần nhà lại tương đối mỏng nên bà làm gì cô đều nghe rõ. Cô diễn viên xinh đẹp không thể chịu được tính cách khắt khe của bà mẹ chồng khó tính, cái khăn, cái áo hay thậm chí cái cốc uống nước dù đã cũ, hỏng nhưng bà vẫn một mực giữ lại và dù cô có cãi tới đâu, thậm chí len lén lúc bà cụ lên phòng để ném tất cả vào sọt rác thì sáng sớm hôm sau cô vẫn thấy nó ở một nơi nào đó trong căn phòng. Cô và mẹ chồng cãi nhau với đủ mọi lý do. Mọi cử động của cô đều bị bà Tạ nhòm ngó, chỉ cần cô sơ xẩy làm hỏng chuyện gì là ngay lập tức bà cụ xuất hiện và sau vài lời phê bình là cả một bài giáo huấn cổ hủ mà bà luôn nói rằng “ đạo làm dâu phải hiểu”.

*

     Thằng Duy học lớp 8, nó và bà Tạ cũng chẳng hợp nhau. Hễ bà ôm lấy nó thì nó lại lè lưỡi nói “Bà nội hôi rình.” Rồi thì nó phủi đít, chạy tót xuống nhà và vùi mình hàng giờ vào trò games online. Bà không bảo được nó.

     Chuyện gì trong ngôi nhà này hễ có chút xíu đả động tới bà cụ hom hem đấy là cô lại thấy khó chịu. Chồng cô bảnh trai và có ánh mắt phong tình nên cô không muốn thuê người làm. Giúp việc trẻ cô không an tâm còn người già thì cô rất hãi. Cô cáng đáng hết việc nhà, chỉ cần xong vai diễn là cô tất tưởi chạy về nhà, lo chu toàn mọi chuyện trong gia đình. Riêng chủ nhật cô xin nghỉ để quét dọn nhà cửa. Cô chưa lần nào làm anh phải cau mày, nhưng bà cụ khó tính kia thì có. Có lần bà Tạ đánh đổ bô nước tiểu cất trong gầm giường xuống sàn nhà, bà với tiếng gọi cô với giọng khẩn khoản và khi tức tốc chạy lên thì một mùi khó chịu ộc lên khiến cô buồn nôn. “Lau cho mẹ nhé. Mẹ nhỡ tay”. Cô bịt mũi, mùi khăm khẳm của nước tiểu để lâu ngày bốc sặc sụa khắp căn phòng. Cô oẹ một cái rồi chạy xuống buồng dưới, lát sau cô đi lên và cùng với sự cau có anh dọn hết tất cả. Anh nói :

   “Nhà có buồng vệ sinh riêng sao mẹ không dùng!”

   “Tao quen ở quê thế rồi ! - Con dâu gì mới nhờ chút việc đã bĩu môi rồi, rõ là...”

   “Thôi, lần sau mẹ vào nhà vệ sinh đi. Quê thấy rõ.”

   “Tiên sư mày ! Thế mày chui ở Hà Nội ra chắc.”

     Anh chẳng nói gì, hôm sau lén lén lúc bà cụ ra ngoài đem cái bô vứt đi. Bà Tạ biết nhưng cũng đành im lặng, từ hôm đó trở đi bà ghét anh ra mặt.

*

     Năm sau, thằng Duy lớp chín. Nó chơi games mải miết. Anh xây thêm tầng nữa, bà Tạ dọn lên tầng trên và côi cút trên đó. Nhưng dù là thế thì việc giáp mặt nhau vẫn khiến cô khó xử. Hàng tuần cô vẫn phải lên đó quét dọn và lần nào mùi bã trầu, rác và mùi khăm khắm của nhà vệ sinh lâu ngày không dội cũng khiến cô  cau mày. Cô đeo khẩu trang, cầm chổi quét còn ánh mắt thì cứ nhìn bà cụ đăm đăm.

     Bà Tạ bị đau gan cấp tính, bệnh rất nặng. Anh phải mua đủ thứ thuốc về. Bà uống nhưng mọi thứ đông trùng hạ thảo chẳng thể khôi phục được sức khoẻ đang ngày một héo mòn vì tuổi già. Bà Tạ ngày càng gầy, khuôn mặt co lại như quả dừa khô, các nếp nhăn ngày một nhiều, bà đi chuệnh choạng như người say. Đôi lúc bà ho ra đờm và lần nào bà cũng nhằm sàn nhà mà nhổ. Những bãi đờm đặc sệt dính nhơn nhớp khắp nơi làm cô cảm thấy khó chịu, cô nói khéo để chồng đưa bà cụ về quê nhưng không được. Bà phàn nàn về đủ mọi chuyện trong nhà, chỉ có thằng Duy là dám hỗn công khai với bà. Có hôm bà nhờ nó đấm lưng, nó ậm ờ rồi đấm một cái thật mạnh khiến sống lưng của bà như sụm xuống, rồi khi bà ngã xuống nó chuồn thẳng. Bà định đánh nó thì cô can lại. Cô trách con vài câu rồi bảo “ mày mà còn tới gần bà nội là tao đánh tuốt xác”. Thằng Duy “dạ” một tiếng rồi tót vào phòng, lát sau đã nghe thấy trong phòng nó văng vẳng tiếng kêu la, khua vũ khí.

     Bà Tạ nằm liệt giường, không cử động được. Chứng xơ gan ngày càng nặng và việc phẫu thuật lại trở thành vấn đề nan giải.

   “Hay đưa mẹ vào viện đi!”

   “Chỉ sợ mẹ không đồng ý.”

   “Ôi dào! Anh đặt một suất ở bệnh viện bác sỹ Triệu. Trọn gói luôn.”

   “Vợ chồng mình bận bịu, còn chuyện học hành của thằng Duy nữa. Cứ đưa mẹ vào viện, khi nào khoẻ thì đón về.”

   “Ừ! Cũng đúng.”

*

     Cô có chuyến du diễn ở Trung Quốc nên phải vắng nhà một thời gian, anh cũng lo cho chuyến hàng sắp tới nên việc đưa bà cụ vào bệnh viện trở thành biện pháp hữu hiệu. Bà Tạ liệt phải nằm một chỗ nhưng khi hai vợ chồng vào trình bày chuyện chuyển bà vào viện bà có thể nhìn thấy vẻ tự đắc của cô con dâu. “Ắt hẳn đây là ý kiến của nó, nó muốn tống mình ra khỏi nhà”. Bà trừng mắt lườm cô cho tới lúc cô ra khỏi phòng. “ Lát nữa bác sỹ sẽ tới đón mẹ, thôi tụi con phải đi rồi”. Cánh cửa được đóng chặt lại, ra khỏi phòng cô  bảo “Nhẹ cả người anh nhỉ”.

     Cô vào phòng thằng Duy, lấy một phong bì dày cộm đưa cho nó rồi bảo “Lát bác sỹ đến mày đưa cái này cho ông ấy”. Thằng Duy không ngoảnh lại, nó dán mắt vào màn vi tính chăm chú như đang khảo cứu công trình khoa học. “Tao và bố vắng nhà một thời gian, việc học hành ăn uống mày tự lo lấy. Đồ ăn đầy trong tủ không cần mua đâu”. Cô lấy trong túi ra hai triệu, đặt ở mép bàn, cô bảo “Cầm lấy đóng tiền học và...Làm gì thì làm”. Thằng Duy không nói gì, những con quái thú với đủ mọi hình thù vẫn cuốn hút nó hơn.

     Bà Tạ nằm trên phòng, bà cố gượng dậy nhưng không được. Từ ngày lên thành phố bà đâm ra lười nhác. Sự nuông chiều của con trai không khiến bà vui chút nào, vật chất đầy đủ khiến bà cảm thấy thừa thãi. Bà định gọi thằng Duy lên trò chuyện cho đỡ buồn nhưng ý nghĩ vừa mới manh nha đã lập tức biến mất. Bà thở dài, hai tay đặt lên bụng, bà cố ru mình vào giấc ngủ.

     Lát sau bà nghe thấy tiếng bấm chuông, bác sỹ đã tới vậy là thời gian tới đây bà lại phải nằm trong căn phòng xa lạ nồng nặc thuốc sát trùng.

*

     Căn phòng lâu ngày không có ai quét dọn trở nên bừa bãi và luộm thuộm. Thật chẳng rõ thằng Duy bày biện kiểu gì mà nhà của tan hoang như một bãi rác. Vỏ bánh, vỏ kẹo, mỳ tôm, hộp cơm nằm la liệt khắp nơi trong phòng, mùi xú uế quện đặc sệt. Anh cũng chẳng hiểu số tiền mà cô đưa thằng Duy nó đã làm gì mà hai tuần đã hết nhẵn. Nhưng dù sao thì cô vẫn cảm thấy vui vì bà cụ đáng ghét đó đã không còn làm phiền cô. Hôm sau chồng cô sẽ về và để tạo sự bất ngờ cô quét dọn nhà cửa thật sạch sẽ. Sau bộ phim “Nàng dâu hiền” cô được nghỉ hai tuần. Thời gian này dùng để nghỉ ngơi và làm việc nhà thì thật hữu ích.

     Cô quét dọn cẩn thận tất cả ngóc ngách trong căn nhà, dĩ nhiên là trừ tầng tư của bà Tạ. Trước khi bà cụ tới bệnh viện căn phòng đấy đã được cô quét dọn cẩn thận. Thằng Duy thì chẳng bao giờ lên đó nên chắc việc quét dọn cũng không cần. Hôm sau cô về và sau bữa lẩu thịnh soạn hai người đưa nhau vào phòng. Hai người quấn chặt lấy nhau như đôi trăn kì động dục. Chưa lần nào họ quan hệ thỏa thê tới mức không cần đóng cửa phòng.

*

     Anh định mua ít thức ăn vào viện thăm bà Tạ nhưng cô gạt đi. Cô nói “không cần đâu, mình đã đưa ngần ấy tiền cho ông Triệu, ông ấy là người biết chuyện, chắc chắn sẽ chăm lo chu đáo.” Anh ậm ừ nghe theo. Rồi anh nhìn thằng Duy, nó đang lục lọi đống bim bim ở tủ lạnh để mang lên phòng. “Hay mai đi học về con ghé thăm bà nội đi”.Cô vỗ mạnh vào vai anh rồi nói “Anh này, con nó còn phải học thời gian đâu mà...” Anh định nói thêm vài câu thì cô đã cười xoà rồi lấy lý do phải đọc kịch bản để đuổi thằng Duy lên lầu.

*

     “Anh Tuấn phải không. Tôi là Triệu, bác sỹ của bệnh viện...Thành thật xin lỗi anh hôm trước nhận lời anh tôi đưa xe tới đón bà cụ nhưng bấm chuông không ai mở cửa. Tôi định điện để hẹn lại thì có người ở viện bảo có một ca phẫu thuật cần có sự giúp đỡ của tôi. Sau đó tôi cũng bận quá nên không báo lại. Xin lỗi anh, chiều nay tôi tới đón bà cụ được chứ.”

*

     Anh lên phòng trên. Gõ cửa không ai mở. Tiếng cửa nín lặng trong tiếng xương chạm mặt gỗ, cốc cốc cốc. Anh lần chìa khóa, tra chìa và đánh rơi cả chìa. Nhặt lại chìa, anh mở khóa căn phòng. Chìa không rơi nữa vì đã cắm ngập ổ khóa như mũi tên. Cửa hé vào trong, anh nghe tiếng ruồi bay kéo trận. Vo ve vo ve….

 

 

 

Tru Sa

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 27905)
Sau thời gian dài lâm trọng bệnh, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, một cây bút lỗi lạc từ thời VNCH, đã thất lộc vào lúc 10:50 thứ Bảy, ngày 13/9/2014 tại nhà Dưỡng Lão (Nursing Home) Mission De La Casa trên đường Alvin, San Jose, California, hưởng thọ 74 tuổi.
14 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 33566)
SAN JOSE (VB) -- Nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc vừa gửi tin rằng, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đã từ trần tại San Jose lúc 10:30 giờ sáng Thứ Bảy 13 tháng 9-2014. Tin này thông báo từ chị Trương Gia Vy, vợ của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng và là người chăm sóc bên giường bệnh của nhà văn.
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 33736)
Dường như có rất nhiều người đến tưới rượu lên mộ Trịnh Công Sơn, nhưng chỉ là để nhớ một bạn nhậu chứ không phải nhớ tiếng đàn, tiếng hát của Trịnh. Anh, nhớ bạn, vào quán một mình, kêu một ly rượu đầy và một chiếc ly không. Lặng lẽ ngồi, lặng lẽ uống. Hết ly mình, đến ly bạn. Mà ly bạn chỉ có ngụm nắng tàn.
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 35311)
Đọc truyện Thái Bảo đưa người đọc vào những bất ngờ và con đường đưa đến những bất ngờ đầy những lôi cuốn đưa đẩy với các chi tiết được bố trí khéo léo xung quanh nhiều khúc mắc hấp dẫn.Thái Bảo viết phong phú, trải rộng từ Đông sang Tây, đi ngược về quá khứ, trở về hiện tại, đi sâu vào những giấc mơ ác mộng rồi quay về thực tại...Thái Bảo tốt nghiệp bác sĩ tại Việt Nam và hiện nay đang nghiên cứu khoa học, lãnh vực nano sinh hóa tại tiểu bang Florida, Hoa Kỳ. Hợp Lưu trân trọng giới thiệu các truyện ngắn đặc sắc của Thái Bảo đến quí độc giả và văn hữu.
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 31427)
“Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh?” là một tranh luận lâu đời giữa các nhà văn. Tại Việt Nam, câu hỏi này chìm khuất vào trong chiến tranh rồi chịu kiểm soát của Ban Tuyên giáo. Tại Nam Mỹ, dấn thân vẫn còn là nguyên liệu của sáng tác và Santiago Sylvester nhắc lại một lần nữa ý nghĩa cùng điều kiện của dấn thân. [Trần Vũ]
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 33825)
Khiếm khuyết lớn của dân tộc Việt là đã say mê khía cạnh chính trị của chiến tranh mà lãng quên khía cạnh thuần học thuật, quân sự của chiến tranh. Clausewitz nổi tiếng với mệnh đề thường xuyên được trích dẫn: "Chiến tranh là cánh tay nối dài của chính trị." Nhưng Clausewitz không viết duy nhất một mệnh đề này, mà soạn thảo tám tổng tập Cẩm nang Chiến tranh mà cho đến phút này vẫn chưa được dịch sang tiếng Việt, ngay cả tóm lược .
01 Tháng Chín 20141:42 SA(Xem: 32109)
Tôi người mộng du - nhập vào mộng du - bước xuống cánh đồng . Tôi từ cánh đồng - lội tìm Suối khe - ngược lên đồi núi .. Tôi nghe hương hoa , tôi nghe mùi vị gió , tôi nghe mưa , tôi nghe hơi thở là lạ lá Tôi bắt gặp con Sâu .
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 36707)
LTS. “Nghệ Sĩ Lưu Vong”, đó là nhan đề cuốn sách của Jane Katz, phỏng vấn các văn nghệ sĩ thế giới tới tỵ nạn trên đất Mỹ...Cuộc phỏng vấn Mai Thảo, được thực hiện ngày 10 tháng 07, 1980...Và sau đây là bản lược dịch của Tâm Bình từ nguyên bản tiếng Anh, trích từ cuốn sách Artists in Exile, American Odyssey của Jane Katz do Stein & Day Publishers, New York xuất bản 1983.
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 34720)
Gia đình chúng tôi có mười bốn anh chị em, gồm năm anh em trai và chín chị em gái. Anh Mai Thảo là người thứ năm trong gia đình. Hai người chị và một người em gái mất sớm. Tới năm 1975, chúng tôi còn lại là mười một người. Tính theo anh em trai, anh là con trai thứ ba. Anh cả tôi là Nguyễn Đăng Thiện, anh kế là Nguyễn Đăng Viên rồi đến chị Tuyết là người chị gái đã mất vì bệnh thương hàn năm chị hai mươi tuổi. Tiếp đến là anh Mai Thảo...
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 37188)
Tôi ít thấy ai yêu thơ như Mai Thảo. Thuộc rất nhiều thơ, đặc biệt thơ tiền chiến và thơ những năm đầu kháng chiến, Mai Thảo có thể nói chuyện về thơ miên man từ giờ này sang giờ khác, từ ngày này sang ngày khác. Dường như chỉ khi nói chuyện về thơ, Mai Thảo mới hoạt bát, sôi nổi, say sưa, gửi hết hồn mình trong từng tiếng trầm tiếng bổng. Ly rượu trên tay, đầu lắc lư, mắt lim dim, Mai Thảo nói về thơ với giọng vừa xúc động như khi người ta kể lại một mối tình đầu, vừa thành kính như một con chiên kể về cuộc đời của Người Cứu Thế. Với Mai Thảo, thơ là cái gì thiêng liêng, rất đỗi thiêng liêng, như một tôn giáo. Với Mai Thảo, thơ, "chỉ thơ, mới là ngôn ngữ, là tiếng nói tận cùng và chung quyết của văn chương"