- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Một hôm, là…Lời Đồn

25 Tháng Hai 20164:11 SA(Xem: 27603)



MOT HOM- AnhDMHanh
Photo Đặng Mỹ Hạnh



Một hôm, là…

Một hôm xé lớp ngọc ngà

Cất mơ mộng ở thiệt xa ngã đời

Đắp thân nắng úa mây rời

Bới cao mái tóc thường rơi giữa chiều

 

Một hôm chạy trốn thương yêu

Cất nhung nhớ ở thiệt nhiều đắng cay

Vá đêm bằng những cơn say

Giữa đồng nước mắt những ngày sắt son

 

Một hôm tháo mảnh eo thon

Cất son phấn ở thiệt tròn cái trăng

Thử đeo ngang gánh nhọc nhằn

Chờ tái sinh một trong ngần chính ta

 

Một hôm cố giọng ơi à

Cất sân si ở thiệt là rất đêm

Giã cho tim cứng môi mềm

Nâng niu cơn ngủ còn êm lúc này

 

Một hôm rồi cũng buông tay

Cất bao nhiêu ở thiệt đầy con sông

 


Chỉ những mùa xuân Lạnh

 

 

Chỉ mùa xuân này thôi
Là hết
Những mùa xuân
Lạnh
Sẽ sống cho mình
Cho kẻ yêu ta

 

Đã qua bao mùa cánh mỏng
Đủ đầy
Hương vị
Thôi làm gai
Cheo leo
Tủi phận
Hoài nghi

Mắt sẽ học
Rơi
Giọt buồn đúng nghĩa

Môi sẽ học
Nói
Tiếng lòng

Làm đàn bà
Yếu đuối…

 

 

Đã...

Anh và em đổ nát rồi
Đống hoang tàn đã thành mồi lửa, buông

Đã đòi nhau hết chuyện buồn 
Đã thôi lấn cấn giữa muôn chuyện đời

Dù nắng mọc dưới mưa rơi 
Thì ta cũng đã rối bời cuộc xuân

Anh và em hãy đơn thuần
Như hôm qua đã đơn thuần biết nhau

 

 

 

Màu Đời ngang mắt

 

Con kiến khoả thân
Gặm mẩu trăng tàn
Vụn rơi lên tóc
Ngọt mùi ve ru

 

Bờ kênh hờn không ngủ
Chờ giọt nước nảy mầm
Đêm xoay mình ôm nhớ
Đôi mắt màu mau quên

 

Lựa từng cơn tóc rụng
Cong như nẻo đường dài
Buộc môi vào gai góc
Bỏ rơi tiếng thở cùn

 

Thổi tay qua ngang mắt
Ta vẫn còn thấy ta
Trong một ngày còn sống
Đang cất tiếng khóc oà

 

 

Chỉ là sương mù trong mắt

Trưa Đà Lạt rớt xuống sáng Sài Gòn
Cổ treo khăn
Tay nắm chặt
Chân đều bước
Tưởng như chẳng thể xa
Nếu đông hoài như thế
Và lạnh hoài như thế
Kẽ tay sẽ cóng nếu hở một đường

 

Trưa Đà Lạt rớt xuống sáng Sài Gòn
Dã quỳ không có
Bất tử chẳng còn trông tan chợ

 

Chỉ sương mù
Trong mắt
Chỉ câu tình
Trong môi
Chỉ nụ cười
Trong gió
Chỉ là
Một giấc mơ
Khi ngày mai
Hết lạnh
...

Trưa Đà Lạt rớt xuống sáng Sài Gòn
Hai ly cà phê
Bỏ muối
Ngọt lừ !

 

 

LỜI ĐỒN.

 

Anh hái một cụm mây. Gắn lên váy em. Váy em màu trắng, mây cũng màu trắng. Nên chả ai thấy được, mỗi bước em đi hạnh phúc đong đưa đong đưa trên mông. Họ chỉ thấy em vừa đi vừa cười, té cũng cười mà khóc cũng... cười.

Hôm qua trời âm u. Áng mây chuyển màu chực khóc. Em cũng muốn khóc. Vì không biết làm thế nào giữ được hạnh phúc sắp rơi. Người ta nhìn thấy, trên váy trắng là những đốm xám. Trên khuôn mặt là những đốm xám. Xung quanh em là những đốm xám. Họ cười mai mỉa đi qua.

Hôm nay mưa. Anh tan vào mây. Mây tan trên váy trắng. Váy trắng tan vào da thịt em. Em tan vào nỗi nhớ. Nỗi nhớ tan vào nước mắt. Nước mắt tan vào mưa. Mưa tan vào người ta…

 

Du Uyên.

 

 

Ý kiến bạn đọc
21 Tháng Năm 20168:24 SA
Khách
Lâu quá không thấy thơ cô này nhỉ?
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 65735)
Đ àn chim với những con Rose breasted màu nâu nhạt, ngực đỏ;con Western King with fledgling cũng màu nâu nhưng cái cái ngực vàng hườm; con Red headed woodpecker mình gọi là chim gõ kiến có cái đầu màu đỏ, con Indigo Bunting tròn như con sáo quê nhà, nhưng lại xanh biếc như da trời. Tất cả bọn chúng, mỗi buổi sáng, theo nhau về ríu rít trong vườn nhà tôi...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 54249)
N guyễn Phi Khanh sinh năm 1355 và mất năm 1428[1] (có thuyết nói ông sinh năm 1336, mất năm 1408[2]), quê ở xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Tây (có thuyết nói ông còn có quê thứ hai ở Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương). Ông tên thật là Nguyễn Ứng Long, sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống võ tướng. Nhưng ông lại là người say mê văn chương...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 63411)
Tôi chìm vào một giấc mơ, giấc mơ có những sợi dây bé xíu đan vào nhau thành những mắt lưới. Tôi đi tìm một thế giới, nỗi đau oán thù bị xóa bỏ, chỉ còn tôi với thế giới ấy.
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 60107)
B ài này được viết theo lời yêu cầu của một số người trẻ trong đó nhiều người là sinh viên đại học nhằm bổ khuyết cho sự hiểu biết của anh chị em này nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung về vị vua cuối cùng của Nhà Nguyễn nhân dịp 100 năm năm sinh của ông cũng như về một giai đoạn lịch sử có quá nhiều góc tối hay góc khuất, luôn cả oan khuất và cũng nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ 2013 ...
06 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 70222)
Bây giờ đã bước sang một ngày khác một ngày như và không như mọi ngày không còn nợ nần nào để tính sổ không còn niềm vui nào để cho đi hay giữ lại nỗi buồn...
11 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 93521)
Cuộc Họp Báo Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền - 10/12/2012
10 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 90920)
S au hơn ba mươi năm kết thúc chiến tranh, những đề tài về chiến tranh dường như cũng biến mất trên văn đàn chính thống Việt Nam. Chúng đã đầu thai kiếp khác hoặc tìm cách trốn ra nước ngoài. Ngồi hong váy ướt, tập truyện mới nhất của Võ Thị Hảo hội đủ hai yếu tố: đầu thai kiếp khác mà vẫn phải chạy ra nước ngoài, tháng 7 năm 2012, tủ sách Thi Văn Hồng Lĩnh của Bùi Xuân Quang ở Paris, xuất bản.
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 94746)
Một trong những vấn nạn, nếu không phải nghi án, lịch sử cận đại còn gây nhiều tranh luận là vấn đề âm mưu ve vãn [flirtation] Cộng Sản Hà Nội của anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm (1897-1963) trong hai năm 1962-1963. Nhiều học giả thế giới đã cố gắng đưa ra những giải thích về vấn đề này. Người cho rằng anh em họ Ngô không còn biết lý lẽ [no longer be rational] nữa trước áp lực Mỹ. (1) Người cho rằng họ Ngô chỉ muốn blackmail hay chơi một ván bài poker với Mỹ. (2) Người cho rằng họ Ngô thực sự muốn nói chuyện với miền Bắc, (3) và nếu không có cuộc đảo chính 1/11/1963, Cộng Sản đã chiếm miền Nam vào cuối năm 1963.
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 93445)
Cuối năm 1961, đầu năm 1962, các viên chức VNCH liên tục thúc dục Pháp can thiệp và yểm trợ. Ngày 21/12/1961, Đại sứ Phạm Khắc Hy gửi thư cho Charles Lucet, ngỏ ý muốn liên lạc với Pháp. Hơn nửa tháng sau, ngày 7/1/1962, Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu gặp đại diện Pháp, xác nhận ý muốn liên lạc. Trương Vĩnh Lễ, Chủ tịch Quốc Hội, cũng tiết lộ với giới ngoại giao Pháp ở Sài Gòn là Nhu muốn Pháp tái khẳng định lập trường, vì Sài Gòn có cảm tưởng Paris đang nghiêng dần về phía Hà Nội.( 152)
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 98821)
Phần II II. NHỮNG THẾ LỰC CHI PHỐI BÊN NGOÀI: Chính sách hòa hoãn Mỹ-Nga, cộng với sự va chạm cá nhân với các viên chức Mỹ, cũng khiến họ Ngô tìm cách nới rộng hơn sự kềm tỏa của Mỹ. Phong trào chính trị đang lên trong thời điểm này là phi-liên-kết, và trung lập trong cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Nga, do Pháp và India đi hàng đầu. Ngoài ra, Trung Cộng thường tuyên bố theo đuổi chính sách “sống chung hòa bình” [peaceful co-existence], trong khi Mao đưa ra “thuyết” Thế Giới Thứ Ba, tức thế giới của các nước nghèo và cách mạng giải phóng khỏi ảnh hưởng các cường quốc.