- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VĨNH BIỆT HỌA SĨ ĐINH CƯỜNG

10 Tháng Giêng 20165:16 CH(Xem: 21046)



DINH-CUONG-bw2
Họa sĩ Đinh Cường (1939-2016)



Vô cùng thương tiếc khi nhận được tin :

Họa sĩ ĐINH CƯỜNG

Tục Danh: Đinh Văn Cường

Pháp Danh: QUẢNG THÁI

đã mệnh chung vào lúc 9 giờ 41 tối  ngày 07  tháng 01 năm 2016

(28 tháng 11 năm Ất Mùi)

 tại Fairfax, Virginia, USA

Hưởng thọ 76 tuổi.


TIỂU SỬ ĐINH CƯỜNG

     Tên thật là Đinh Văn Cường, sinh ngày 5 tháng 7 năm 1939 tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, xứ sở của đồ gốm và sơn mài, với trường Mỹ Nghệ Thủ Dầu Một do người Pháp thành lập từ 1901 [Thủ Dầu Một cũng là nơi hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí đã bị người Pháp giam an trí tại đây sau khi ra khỏi trại tù Sơn La]

     1951-1957 học sinh Trung học Pétrus Ký Sài Gòn.

     1963 tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế

     1964 tốt nghiệp Sư Phạm Hội Hoạ Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn

     1962 Huy Chương Bạc với bức Thần Thoại, Triển Lãm Hội Hoạ Mùa Xuân Sài Gòn

     1962 Giải Thưởng với bức Nhà Thờ, Đệ Nhất Triển Lãm Mỹ Thuật Quốc Tế Sài Gòn của Toà Đại Sứ Trung Hoa Dân Quốc

     1963 Huy Chương Bạc lần thứ hai với bức Chứng Tích, Triển Lãm Hội Hoạ Mùa Xuân Sài Gòn

     1969-1971 Uỷ viên Kiểm soát Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam

     1963-1967 Giáo Sư Hội Hoạ trường Nữ Trung Học Đồng Khánh Huế

     1967-1975 Giáo Sư trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế

 

     Đinh Cường đã sống ở Huế, Đà Lạt, Sài Gòn với một thời tuổi trẻ đi và sống lang thang khắp miền đất nước cho đến khi sang định cư ở Mỹ từ 1989, sống ở thị trấn Burke, bang Virginia. 

    

     Đinh Cường đã có hơn 20 cuộc triển lãm tại Việt Nam [qua nhiều thành phố Đà Lạt, Huế, Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang, Pleiku] và ngoài nước như Pháp, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Brésil, Tunisie, Ấn Độ, Singapore.

     Theo một brochure Triển Lãm Đinh Cường, tính cho đến 2005 Đinh Cường đã có 24 lần triển lãm tranh riêng và 21 lần cùng với các hoạ sĩ khác.

 

Sách đã xuất bản:

     Cào lá ngoài sân đêm, thơ, Thư Ấn Quán Hoa Kỳ 2014

     Tôi về đứng ngẩn ngơ, thơ, Quán Văn Sài Gòn 2014

     Đi Vào Cõi Tạo Hình I, tiểu luận hội hoạ, Văn Mới California 2015

 

(Tiểu sử Đinh Cường trích từ "Đi Vào Cõi Tạo Hình Một Đinh Cường Đốn Ngộ / bài viết của nhà văn Ngô Thế Vinh)

 

Tạp Chí Hợp Lưu và văn thi hữu

xin thành kính phân ưu cùng tang quyến.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98807)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32238)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110658)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128058)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84029)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.