- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LỜI GIỚI THIỆU TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NHẤT THỐNG SƠN HÀ.

01 Tháng Giêng 201611:15 CH(Xem: 27951)


ThongNhatSonHa

 

   Sau khi hoàn tất xuất sắc công việc biên soạn, xuất bản và ra mắt phần một Én Liệng Truông Mây của bộ trường thiên tiểu thuyết lịch sử  Tây Sơn Tam Kiệt, nhà văn Vũ Thanh đã miệt mài gần hai năm dài để hoàn thành tiếp phần hai Nhất Thống Sơn Hà mà quý độc giả đang có trong tay. Đây là tác phẩm đồ sộ đã được tác giả nghiên cứu thật tỉ mỉ, sâu rộng và diễn dịch qua hàng ngàn tài liệu lịch sử từ Việt Nam, Tây Phương và Trung Quốc để sáng tác nên bộ tiểu thuyết lịch sử này. Một tiểu thuyết lịch sử mà phần lớn những sự kiện dựa vào chính sử, được tác giả khéo léo hư cấu thêm những tình tiết để câu chuyện thêm phần hấp dẫn và lý giải những khúc mắc trong chính sử đã không làm rõ.

   Tiếp nối tinh thần cách mạng của Chàng Lía và điều kiện thuận lợi của xã hội Đại Việt sau khởi nghĩa Truông Mây vào cuối thập niên 60's của thế kỷ thứ 18, đã được mô tả trong phần một ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY, ba anh em họ Nguyễn ở đất Tây Sơn đã tập họp nhân tài, hào kiệt, đứng lên chống lại chính quyền Phú Xuân và chiếm được thành Quy Nhơn năm 1771, từ đó dần dần dẹp tan hai thế lực chúa Nguyễn Đàng Trong và chúa Trịnh Đàng Ngoài. Sau hơn 30 năm dựng nghiệp, nhà Tây Sơn đã thống nhất được đất nước sau khi đánh tan quân Xiêm La ở miền Nam, dẹp tan quân Thanh xâm lược từ miền Bắc, và phát triển đất nước trên mọi mặt. Chính sử, dù một số sử kiện đã bị nhà Nguyễn Gia Long sau này bóp méo, làm sai lệch, nhưng cũng không thể phủ nhận được những thành qủa vĩ đại của Nhà Tây Sơn đã để lại cho hậu thế. Ngoài tài cầm quân bách chiến bách thắng của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã được thế giới ca tụng là một thiên tài quân sự vĩ đại vào bậc nhất của nhân loại, vua Quang Trung còn là một nhà ngoại giao khôn khéo, một lãnh tụ có tầm  nhìn xa trong việc cải cách và phát triển đất nước. Thêm vào đó, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Vũ Thanh, ngoài thiên tài quân sự, Quang Trung Hoàng Đế còn được mô tả như là một nhà văn hóa lớn, người có tư tưởng cao thâm, với một tinh thần dân tộc tiến bộ; một nhà lãnh đạo rất am tường về tâm lý quần chúng, biết trong dụng nhân tài cho đất nước, biết  động viên để đoàn kết dân tộc thành một khối hầu tiến hành những công cuộc cải cách sâu rộng và giữ vững cõi bờ. Qua câu chuyện nhiều lần ra Bắc để mời cho được La Sơn Phu Tử ra giúp nước, Quang Trung đã chứng tỏ cho sĩ phu Bắc Hà thấy chủ trương cầu hiền của mình là quốc sách và là chiến lược hàng đầu để thu phục nhân tâm của cả hai miền sau hơn 200 năm đất nước bị chia đôi. Đối với Quang Trung, thống nhất đất nước không chỉ là thống nhất lãnh thổ mà cái chính là phải thu phục và đoàn kết được lòng mọi người dân. Có được một đại khối dân tộc thống nhất sau lưng, ông đã đứng thẳng người thách thức các nước lân bang, từ đó tạo nên một tinh thần và một hào khí Quang Trung uy nghi, lẫm liệt để lại cho cháu con hậu thế.

   Qua câu chuyện dài Nhất Thống Sơn Hà, Vũ Thanh đã không nhằm viết lại lịch sử mà dùng tư liệu lịch sử để lý giải những nguyên nhân đưa đến kết quả tốt đẹp trong quá trình mở cõi của dân tộc và những thành quả to lớn trong thời gian cai trị ngắn ngủi của nhà Nguyễn Tây Sơn. Bàng bạc trong gần 1.700 trang sách chia đều cho 4 tập, Vũ Thanh đã cho độc giả thấy rõ quá trình Nam tiến của dân tộc ta diễn ra hoàn toàn bằng con đường văn hóa và sự dung hợp đầy tình người. Tác giả đã nêu rõ tính ưu việt của nền Minh triết Việt có tự ngàn xưa, và với cá tính đặc thù của văn hóa Việt, người Việt đã sống Thuận rồi Hóa để rồi dung hợp với các dân tộc phương Nam. Với cái nhìn sâu thẳm vào tâm hồn Việt, tác giả đã khẳng định rằng: "Người Việt ta có một đức tính rất đặc biệt, rất quý, có thể gói gọn trong một chữ, đó là chữ Dung. Dung là chứa, là bao dung, là dung hòa, là trung dung. Cái gì mới nhập vào cũng được dung chứa, sự thù hằn do khác biệt mới lạ nào cũng được bao dung, rồi như tính cách của nước, chúng ta hòa tan, dung hợp mọi thứ, sau đó dùng làm của mình. Và cuối cùng là giữ một mức sống trung dung. Cho nên nhìn bề ngoài, xã hội Việt có cuộc sống rất hiền hòa, đa dạng, cả về văn hóa, tinh thần, tín ngưỡng, nhưng tiềm tàng bên trong là một sợi chỉ vàng nối liền những tâm thức của người Việt với nhau. Nhờ thế mà mỗi khi nước biến, ý chí tự cường bộc phát, sợi chỉ vàng kia đã cột chặt các điểm son tâm thức Việt lại thành một khối thống nhất, hùng mạnh, không gì phá vỡ nổi. Do đó mà Nguyễn Trãi đã mạnh dạn nói: "vận nước có lúc cường lúc nhược, nhưng anh hùng thì đời nào cũng có".

Bằng những suy luận hết sức logic, tác giả đã giải thích rất rõ ràng tại sao đã không có cảnh "nồi da xáo thịt" khốc liệt giữa ba anh em nhà Tây Sơn như sử gia nhà Nguyễn đã viết khi người anh cả Hoàng đế Thái Đức Nguyễn Nhạc tự thoái vị xuống làm Tây Sơn vương, trao quyền cho người em út Nguyễn Huệ được đăng quang Quang Trung Hoàng đế để có thể hiệu lịnh và đoàn kết dân tộc trong công cuộc đối kháng với quân Thanh xâm lược. Không những thế, ông còn lý giải một cách rõ nét sự hình thành lòng thù hận của Nguyễn Ánh đối với nhà Tây Sơn hầu giải thích một phần lý do vì sao khi lên ngôi vua, Nguyễn Ánh đã trả thù những người Tây Sơn một cách tàn khốc mà đến nay hậu thế mỗi khi nhắc lại vẫn phải chau mày. Qua Nhất Thống Sơn Hà, chúng ta nhận rõ mối tình giữa Ngọc Hân Công Chúa và Nguyễn Huệ không đơn thuần chỉ là việc cưới gả chính trị giữa kẻ thắng và người thua mà là mối nhân duyên ngàn dặm của đôi trai tài gái sắc, của sự tương thông tri kỷ giữa Hào Kiệt và Giai Nhân. Đặc biệt hơn hết, qua tài liệu từ bộ Cao Tông Thực Lục đời nhà Thanh, tác giả đã cho ta thấy câu chuyện về vua Càn Long, dù rất uất hận do thất bại nhục nhã trong việc xua quân xâm lăng Đại Việt, đã phải đổi thù thành bạn và dành cho vua Quang Trung tình cảm như cha con, tổ chức tiếp đón vô cùng long trọng, một phần là nhờ vị Hoàng đế Đại Việt khéo dùng tài ngoại giao, nhưng phần lớn cũng bởi cái anh khí lẫm liệt của vị tướng bách thắng Long Nhương ở nước nhỏ phương Nam đã uy phục con người và nước lớn phương Bắc. 

   Trong Nhất Thống Sơn Hà, Vũ Thanh đã xây dựng hình tượng và nhân cách của Nguyễn Huệ một cách hết sức khéo léo và thành công. Từ một thanh niên nông dân dù ít học, nhưng với cá tính giản dị, ham học hỏi, sống tận tụy, yêu thương, hòa đồng, dễ gần gũi đã giúp ông từ một tướng lãnh của "đám giăc cỏ" đã trở thành một nhà lãnh đạo đại tài trong giai đoạn đất nước nhiễu nhương. Bằng sự hình thành nhân cách từ thuở thiếu niên của Nguyễn Huệ cho đến khi trở thành Hoàng đế Quang Trung, Vũ Thanh đã nêu bật hết sức rõ nét "tinh thần Quang Trung", một tinh thần bất khuất, tự cường, không hề khiếp sợ trước bất kỳ thế lực thù địch nào, dù kẻ thù đó có mạnh đến đâu đi chăng nữa. Đặc biệt hơn hết là tinh thần bài trừ Hán học, cái học "hủ nho" đã đẩy dân tộc ta vào vòng lệ thuộc người Hán gần hai ngàn năm. Ông đã mạnh dạn dùng chữ Nôm để làm quốc ngữ thay chữ Hán. Khi phát hiện ra sự xuất hiện của chữ La tinh, ông đã nhìn thấy ngay lợi ích to lớn của nó trong việc tạo cho dân Việt một chữ viết riêng, tách khỏi hẳn ảnh hưởng của người Hán, con người sáng suốt này đã nhiệt liệt hưởng ứng và khuyến khích việc phát triển loại chữ viết mới này. Tên gọi dòng sông La Tinh ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, là một minh chứng nơi phát tích chữ viết Quốc ngữ La tinh của chúng ta ngày nay. Nó còn là dấu ấn thực tiễn ghi nhận tầm nhìn sáng suốt, sâu rộng của vị vua Quang Trung vĩ đại của chúng ta đã để lại một di sản to lớn cho dân tộc.     

  Tiếc thay, với định mệnh trớ trêu của dân tộc, với thù trong giặc ngoài, với những hoài bảo to lớn dành cho đất nước, với khối công việc đồ sộ đè nặng trong tim óc, nhà vua đã vắn số. Vua Quang Trung băng hà, công cuộc kiến thiết đất nước bỏ dở dang, nhà Tây Sơn sụp đổ, đưa nước Việt đến bao thăng trầm, tủi nhục, đau thương cho đến tận hôm nay. Nhiều nhà viết sử đã khẳng định chỉ cần Vua Quang Trung sống thêm 10 năm nữa thì Việt Nam đã có một Minh Trị Thiên Hoàng, đi trước Nhật Bản rất xa trong công cuộc chấn hưng đất nước.

  Đoạn Kết! Vũ Thanh tâm sự, ông đã viết bằng nước mắt. Và nỗi đau xé lòng của tác giả trải trên trang sách đã khiến cho chúng ta nhỏ lệ cùng với ông khi đọc đến đoạn nói về cái chết của vua Quang Trung: "Lời than vãn ai oán trong khúc bi ca Ai Tư Vãn không chỉ là tiếng nức nở của riêng Bắc Cung hoàng hậu Ngọc Hân khóc chồng, nó chính là tiếng nấc bi thương của toàn thể nhân dân Đại Việt trước sự ra đi đột ngột của vua Quang Trung, sự ra đi đã cắt đứt sợi dây neo con thuyền định mệnh của dân tộc vừa mới được nhà vua dùng nó để cột chặt toàn dân vào dải non sông mới được thống nhất. Người ra đi. Dây neo đứt. Giấc mộng "Nhất Thống Sơn Hà" vừa mới được thực hiện đã vỡ tan. Con thuyền định mệnh của dân tộc lại tiếp tục lênh đênh theo vận nước nổi trôi. Toàn dân Đại Việt, những người anh em trong cùng bào thai Mẹ Âu Cơ một lần nữa lại cảm thấy bấp bênh và lo sợ. Họ cùng nhau cất tiếng gọi Bố Lạc Long Quân trở về, như những người dân Âu Lạc tự thuở xa xưa vẫn thường gọi Bố mỗi khi có nạn lớn:

-  Bố ơi. Bố ở đâu, hãy mau về cứu chúng con".

   Lịch sử hơn 200 năm trước, nay đã lập lại, vì áp lực của nước lớn từ phương Bắc ngày nay một lần nữa lại đè nặng trên vai dân tộc. Nhất Thống Sơn Hà ra đời giúp người dân Việt đọc lại lịch sử thời Tây Sơn để phục dựng lại hào khí Quang Trung, để ngẩng cao đầu hãnh diện, để không bị khiếp nhược, không chịu nhục và dũng cảm đứng lên sẵn sàng chống lại ngoại xâm, giữ vững cõi bờ tổ quốc. Cha ông ta đã làm được, hậu thế chúng ta cũng sẽ làm được. Lịch sử nước Việt cũng có lắm kẻ bán nước như Lê Chiêu Thống nhưng cũng không thiếu những anh hùng như Quang Trung. Chiều dài 4.000 năm của lịch sử đất nước ta là bài học, là tấm gương soi cho hậu thế, bởi vậy người Việt phải thuộc sử Việt.

  Câu chuyện dài trong Nhất Thống Sơn Hà mà tác gỉa Vũ Thanh đã cống hiến chúng ta cũng chỉ dành nhắc lại một thời đại vàng son trong hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân Việt.

  Nhất Thống Sơn Hà mang một thông điệp rất rõ ràng: "Trách nhiệm giữ nước là của toàn dân, nhưng trách nhiệm đoàn kết được toàn dân là của giới lãnh đạo. Khi người dân một nước đồng thuận một lòng thì lo gì việc giữ yên cõi bờ và phát triển đất nước".

   Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả bộ truyện thứ hai của trường thiên TÂY SƠN TAM KIỆT tức NHẤT THỐNG SƠN HÀ, một bộ trường thiên tiểu thuyết lịch sử quý giá, hiếm hoi của dân tộc. Bộ truyện này sẽ mang lại cho quý độc giả nhiều cảm xúc đa chiều và sâu sắc, đặc biệt là trong bối cảnh đương đại của đất nước.

Horsham - Pennsylvania.

Ngày giỗ thứ 223 của vua Quang Trung:

29-7-Nhâm Tí (1792) - 29-7- Ất Mùi (11-9-2015).

Nguyên Lương

 

*** Mọi chi tiết liên quan đến tác phẩm xin liên hệ:

Vũ Thanh

3096 Bayberry Way

Margate, FL 33063

Email:  thanhquang57@gmail.com

ĐT:  954-684-1875.

*** Sách được AMAZON in và phát hành khắp thế giới.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Mười 20236:02 CH(Xem: 4854)
Sau mấy stt. của hắn trên MXH về chuyện vu cáo tồi tệ của vài vị “chức sắc” ở Hội Kiều học (Hội khoa học nghiên cứu Nguyễn Du & Truyện Kiều), cô con gái hắn - sinh viên năm thứ hai ĐH KHXH&NV vừa về tới nhà đã xộc tới bàn làm việc của hắn, với gương mặt đỏ bừng mà ngày thường vẫn lạnh như bà hoàng Băng giá, nó tức tối chất vấn, như hành hạ ông bố đã thất bại đủ thứ và đang khốn khổ đủ điều
16 Tháng Mười 20235:52 CH(Xem: 4654)
Tôi có duyên với chợ nên đi về cuối đường đời thì dấu ấn sâu đậm nhất trong tôi là cái chợ, nhớ nhất là cái thời còn buôn bán ở chợ nên đến bây giờ cả trong giấc ngủ tôi vẫn thường mơ thấy chợ, nơi ấy là nhà là kỷ niệm ăn sâu nhất không quên được.
16 Tháng Mười 20235:20 CH(Xem: 5133)
Nắng lạc lõng nắng tàn trên hè phố / Chiều bơ vơ chiều té xuống sông / Tôi im lặng tôi ngồi nghe sóng vỗ / Đời vô thường nên có cũng như không
16 Tháng Mười 20235:01 CH(Xem: 5643)
phương đông có quê hương là mặt trời / phương tây có thành phố đầy cổ tích / gửi về nàng chìm đắm / thanh thản những đóa hoa mộc lan / thì thầm điều to nhỏ / trong khu vườn hoang dã / ngơ ngác như mây mưa…
16 Tháng Mười 20234:35 CH(Xem: 5315)
Bay đi từ cánh đồng nào thân cò của mẹ / Chắt chiu hạt gạo đồng tiền / Mười đứa con nhân lên mười lần thương khó / Một trăm ngã nhọc nhằn vạn nẻo đắng cay
16 Tháng Mười 20234:16 CH(Xem: 4677)
Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng.(1) [trích Thông Báo của Cambodia gửi Ủy Ban Thư Ký Sông Mekong]
07 Tháng Mười 202311:06 CH(Xem: 5051)
...Mai Ninh, Trần Vũ, Lê thị Thấm Vân vẫn viết về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến đã qua. Trần Diệu Hằng với Vũ điệu của loài công, Mưa đất lạ và Chôm chôm yêu dấu vẫn là những tập truyện ngắn liên quan cuộc sống người tỵ nạn, đến tâm tình từ góc độ một người tỵ nạn. Lê thị Huệ với Bụi Hồng, Kỷ niệm với Mỵ Anh và Rồng rắn vẫn là những soi chiếu vào tâm tình những cảnh đời của nếp sống di dân qua hình ảnh cô sinh viên thuở trước và bây giờ. Nhưng người ta vẫn nhận ra đề tài về tính dục vẫn là nét trổi bật trong các truyện của các nhà văn kể trên (trừ Trần Diệu Hằng). Thứ văn chương với đề tài có xu hướng trổi bật về tính dục đã mở đầu như một thứ cách mạng tình dục trong tiểu thuyết. Trước đây thì cũng có Tuý Hồng, Lệ Hằng, Thụy Vũ... cũng đậm mà chưa đặc, chưa đủ mặn. Ai là người đánh trống, cầm cờ về đề tài này? Có thể là Trần Vũ, Trân Sa hay Kiệt Tấn, Ngô Nguyên Dũng, Hồ Trường An và nhất là Lê thị Thấm Vân. Truyện sẽ không viết, sẽ không đọc, nếu không có trai gái.
23 Tháng Chín 202310:53 CH(Xem: 7355)
Trong những thập niên tới—khi các văn khố hoàn toàn mở rộng—chúng ta mới có thể biết rõ ai là người Việt đầu tiên đã đến Mỹ và tiếp cận với nền chính trị Mỹ. Cách nào đi nữa, Bùi Viện khó thể là nhân vật này… /... Nguyễn Sinh Côn—dưới bí danh Paul Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc—có thể là người Việt đầu tiên đến Mỹ, và chắc chắn là người đầu tiên nghiên cứu hệ thống chính trị Mỹ… /... Phần tư thế kỷ sau, Nguyễn Sinh Côn—với bí danh Hồ Chí Minh—thực sự móc nối được với cơ quan tình báo chiến lược (OSS) Mỹ, được tặng bí danh “Lucius,” rồi bước vào Hà Nội giữa cao trào cách mạng 1945.[lvii] Mặc dù Liên bang Mỹ đã chọn thái độ “hands-off” [không can thiệp] khi liên quân Pháp-Bri-tên khởi đầu cuộc tái xâm lăng Việt Nam năm 1945, / ...cũng như thiết lập sự chính thống cho chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, qua cuộc bầu cử quốc hội 1946 và bản Hiến Pháp 9/11/1946...—đồng thời có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến kháng Pháp suốt 8 năm kế tiếp.
21 Tháng Chín 20232:50 CH(Xem: 6662)
Mùa thu trải ra trải ra / Từng bước chân trên ngọn cỏ khô / Có em chạy băng qua cánh đồng hoang tưởng / Nụ hôn vội một sáng ướt mưa / Có phải em và mùa thu / Chia tay và nỗi buồn có thật / Như mưa / Rơi xuống đời nhau.
15 Tháng Chín 202312:19 SA(Xem: 4768)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Anh Nguyễn Văn Cử, Pháp Danh Gelek Gamba / Cựu học sinh Chu Văn An và Trần Lục / Cựu Sĩ Quan Võ Bị Thủ Đức, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa / Sinh ngày 16 tháng 4 năm 1944 tại Hải Phòng, Việt Nam / Đã quá vãng ngày 22 tháng 8 năm 2023 / tại San Jose, California / Hưởng thọ 79 tuổi