- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

BA BÀI THƠ ĐA MI

17 Tháng Mười Hai 201512:10 SA(Xem: 30374)

DA MI
Thi sĩ Đa Mi















CÁI NẬM RƯỢU MÀU NGỌC

Yết giá mình bằng ba bài thơ
Đừng đòi nhau chùm hạt dẻ
Những bài thơ buồn như ngày Em Nắng Trời tạ thế
Hay cũng có thể buồn như hoàng hôn chú mục đồng bên sông

Yết giá mình một nậm rượu
Rượu không ngon
Nhưng cái bầu nậm xanh màu ngọc
Cứ kể là màu mắt trời cho
Đành vậy!

Bài thơ thứ nhất
Không có xiêm áo (hay là không cần xiêm áo
Vì lão mục đồng già xứ Lebanon nói
Hãy để da thịt người gần hơn với đất trời
Xiêm áo mà làm chi)

Bài thơ thứ hai
Cũng không có đôi hài màu huyết dụ
Mình cứ chân trần (đâu cần đi vào lịch sử
chỉ cần đi vào đời nhau)
Chạy thênh thênh buổi trung du
Em Nghé ọ gọi hoài mùa lạc mẹ

Bài thơ thứ ba
Con ngựa già còm cõi
Đã qua đời sau mấy muôn năm chinh chiến
Khi màu nàng ngự trên yên
Những bánh xe xưa mục rã chân cầu
Chỉ còn lại cái nậm rượu màu ngọc bích
Của trời cho em có lấy không?

 

TRÊN CÁNH ĐỒNG CHỮ TÔI

Thương như một nỗi buồn
những chữ hoàng hôn rưng rưng lạc mẹ
những chữ còng lưng đi còng lưng gánh còng lưng cày
chữ ròng mồ hôi
chữ sôi nước mắt

chữ chật chội tù muôn niên
chữ u u địa ngục
những chữ nào lê bước đi đày
rồi đột tử
chữ nào ôm chặt trong tim chôn sống chính mình
chữ nào đốt lửa tự hoại
đòi một mầm xanh
ôi chữ

Thương như cánh đồng tôi mùa đạo ôn
cây mạ non mục ruỗng rồi
chùm rễ trồi lên đòi dưỡng khí
chữ tôi suy dinh dưỡng
ốm và đói
(ngày trung bình đường trung bình chữ trung bình
nhàn nhạt những khát khao)
những người gieo chữ
lần khân tra hột giống buồn buồn
làm sao gặt được nguồn vui

Thương như thương vô chừng
chữ em tôi bươn bã
đạp xuống những thánh thần anh em bè bạn
chữ buôn may bán đắt
chữ trèo lên tới đỉnh để cao hơn đèo
(những đèo cao không quá tầm mắt nhìn)
em ơi...

Trên cánh đồng dân tôi
chữ nào cho ấm
chữ nào cho thương
chữ nào cho tiếng cười tươi như nụ cười
chữ nào vẽ một mặt trời
chữ nào no đủ mùa vụ
chữ nào chính đạo đè chết gian tà
chữ nào chữ nào
trả chữ cho tôi
trong triệu triệu mùa và màu hôn ám

Thương như tang lễ chiều mưa
ướt lướt thướt những người đưa tiễn
chữ ơi
chữ rụng
chữ rời
cả cánh đồng thôi
buồn hiu mùa gặt chữ

Ngày rằm
đưa chữ ăn chay...

 

 

QUYỀN LỰC (*)

Có cái loại quyền lực gọi là quyền lực ngó liếc
không phải
không phải
không phải anh được quyền liếc em

mà ngó quanh
liếc quanh
ta xử thế nào thì đẹp dạ quan anh quan em

Có cái loại tình yêu goi là tình yêu tập thể
không phải
không phải
không phải ta yêu tất thảy loài người
mà là ta phải yêu và ghét giống như quan anh quan em đang ghét và yêu

Có cái loại anh hùng gọi là anh hùng thời đại
không phải
không phải
thời đại nào chả rực rỡ anh hùng
ta anh hùng chỉ riêng thời đại ta rực rỡ biết đặt lợi ích thế giới đại đồng trước lợi ích riêng ta
ta anh hùng khi biết nhân nhượng biết im lặng biết nhẫn nhục chờ con cháu lớn lên thay ta mà đánh giặc

Có cái loại tài hoa gọi là tài hoa dân tộc
không phải
không phải
dân tộc nào mà chẳng tài hoa
chỉ bởi ta tài hoa quá đỗi tài hoa đi trước rất xa trí tuệ nhân tạo
nên ta chấp tất cả sự phát triển tiến hóa bay xa bay cao
đủng đỉnh mà đi tắt đón đầu

Có cái loại hạnh phúc gọi là hy sinh
không phải
không phải
cái mất mát chưa từng là khổ đau lịch sử
quá đỗi tự hào

Có cái loại tự hào gọi là tự hào tiên phối giống với rồng
không phải
không phải
con ngựa mần con lừa vẫn ra con la
người mần người đôi khi vẫn sinh ra con khỉ
nòi giống không cần cao
không cần to
không cần tốt
chỉ cần biết vỗ ngực tự hào cháu con trong một bọc trăm cái trứng

Có cái gọi là
và có nhiều cái gọi là
rất bát ngát
rất dài và rất xa
viết hoài không bao giờ hết!

 

ĐA MI

(*) Tựa Hợp Lưu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tư 200912:03 SA(Xem: 96453)
IV. NGÀY TÀN CỦA BẢO ĐẠI: Việc Diệm quyết định đánh dẹp Bình Xuyên, ngược lại chỉ thị “ôn hòa” của Bảo Đại, khiến Bảo Đại chẳng còn lựa chọn nào khác hơn phản ứng mạnh với Diệm. Tuy nhiên, phản ứng của Bảo Đại chẳng khác gì tiếng vạc kêu sương. Uy quyền của Bảo Đại chỉ là thứ uy quyền trên giấy tờ, với sự phê chuẩn của những thế lực sau lưng.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 76054)
Họ ngừng trò chuyện nơi đây vì xe đậu lại ngay trước khu chung cư năm tầng lầu. Đến nhà ông bà Mi-Sơ-Vanh rồi. Cả bọn lục tục ra khỏi xe. Lại nghe vang to rầm rầm tiếng cửa xe đóng mạnh.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 84738)
C. CHẤM DỨT LIÊN MINH MỸ-PHÁP: Ngày Chủ Nhật, 8/5, nhân Hội nghị Tam cường và Hội nghị Bắc Đại Tây Dương từ ngày 9 tới 11/5/1955 tại Paris , Dulles, Faure và Macmillan họp bàn về Việt Nam . Bộ trưởng Các Quốc Gia Liên Kết Laforest (3-10/1955) trình bày tình hình Đông Dương.
28 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 109919)
Hai Ông Hoàng Xuân Hãn và Phan Anh đã nói gì về Bảo Đại, Trần Trọng Kim và chính phủ của hai ông này? (Bài thứ hai Viết thêm về hai ngày 19 tháng 8 và 2 tháng 9, 1945)
25 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 98805)
Tháng Ba của người lính ấy thật ra chỉ 11 ngày. Nửa đầu quyển sách là nhật ký hành quân giản lược của 10 ngày, mở ra với vài ngày tiên khởi của một cái vòng luẩn quẩn, tiến dần đến việc từng ngày, rồi từng giờ từng lúc.
19 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 152079)
LTS . ...Dù lịch sử đã sang trang từ lâu, bài ký ức về Tướng Lê Nguyên Vỹ, cố Tư lệnh SĐ 5 BB–người đã chọn chết theo thành, và không nỡ bắt "con em người ta gửi gấm cho mình" chết oan uổng ở những giờ phút tàn cuộc của chiến tranh Việt Nam–là một trong những tài liệu hiếm hoi, có giá trị sử liệu. Hợp Lưu trân trọng giới thiệu tác giả Triệu Vũ với quí độc giả. Tạp Chí Hợp Lưu
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 87856)
Đầu Xuân Kỷ Sửu (25/1/2009) tôi khởi đầu việc hiệu đính phần tư liệu lịch sử Việt từ đời Ngô (938-965) tới đời Nguyễn (1802-1945). Đây có lẽ là lần hiệu đính cuối cùng, và khá tốn thì giờ vì việc chuyển đổi từ lịch Ta qua lịch Tây.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 88182)
Phần III. G. TÀI LIỆU VIỆT: Ngoài tài liệu Trung Quốc, sử quan Việt cũng sử dụng một số tư liệu trong nước.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 91397)
Phần II. Cần nhấn mạnh, mang quân xâm chiếm, chia ra quận huyện để đặt dân Việt vào “vòng lễ giáo” Hán tộc [ kiểu cho đào mộ tổ tiên Lê Lợi năm 1418 (Thông sử, 208 [truyện Trịnh Khả]), hay thiến hoạn thiếu niên Việt] , chỉ là hai trong những biện pháp lấn đất giành dân.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 99683)
Phần IV II. VIỆC NGHIÊN CỨU THỜI CẬN ĐẠI (1800-1975): Giai đoạn trước 1975, việc nghiên cứu sử học đã có nhiều nguồn tư liệu hơn để làm việc. Tài liệu đáng tin cậy nhất, dĩ nhiên, là tài liệu văn khố. Nhiều nhà nghiên cứu sử học chuyên nghiệp đã sử dụng tài liệu văn khố Pháp, Mỹ và Liên Sô. Mới đây, văn khố Hội truyền giáo Hải ngoại cũng đã mở rộng, sau nhiều thập niên “cho người chết ngủ yên.”