- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Lời nhà xuất bản

15 Tháng Mười Một 20152:57 SA(Xem: 44394)

 dh 2013

Sau một thời gian khá dài tạm ngưng xuất bản báo in của Hợp Lưu, chúng tôi quyết định sẽ theo chiếu hướng phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật truyền thông, để tái bản Tạp Chí Hợp Lưu in, đồng thời phát động việc ấn hành các tác phẩm có giá trị của các học giả và tác giả ngoài cũng như trong nước.

Tác phẩm được chọn để mở đầu hoạt động của Nhà Xuất Bản Hợp Lưu là biên khảo mới nhất của Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu và Bà Hoàng Đỗ Vũ, về một đề tài sôi động dư luận suốt bốn thập niên qua, tức vấn đề “tranh chấp biển đảo” Đông Nam Á. Nghiên cứu nặng về khía cạnh pháp lý này đã được sơ thảo năm 1999, bằng Anh ngữ, tức tiểu luận về khía cạnh Nhân Quyền trong bang giao Liên Bang Mỹ và Việt Nam từ 1975 tới 1995. Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu và bà Hoàng Đỗ Vũ cũng đã nhận học bổng Fulbright của Bộ Ngoại Giao Mỹ du khảo Việt Nam trong niên khóa 2004-2005, nghiên cứu về khía cạnh pháp luật của kế hoạch đổi mới (1986 tới hiện tại), đồng thời có dịp làm việc, thăm viếng từ bắc chí nam, qua sự trợ giúp của Đại học Nhân Văn Thành phố Hồ Chí Minh—tức Đại học Văn Khoa cũ của Sài Gòn, nơi Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu đã tốt nghiệp bằng Cử Nhân Giáo Khoa Triết Đông năm 1974, mặc dù đã bị động viên, tái ngũ sau cuộc Tổng tấn công Mậu Thân 1968.

Phần thứ hai của tác phẩm này là một nghiên cứu về tham tâm xâm chiếm Đại Việt của nhà Minh (1368-1644), đổi tên nước ta thành Giao Chỉ Đô thống sứ ti (5/7/1407-2/1/1428). Dựa trên tư liệu Trung Hoa, đặc biệt là Minh thực lục [Ming shi-lu], cùng các bộ quốc sử Lê, Tây Sơn và Nguyễn, Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu tóm lược những kỷ niệm buồn vui của hơn 20 năm chiến tranh kháng Minh (1407-1428), cùng thí nghiệm “đô thống sứ ti” [dutong tusi] mà nhà Minh đã áp dụng ở Đại Việt, cho tới năm 1647, khi Chu Do Lang, tức Minh Quế Vương, phong Thái thượng Hoàng Lê Duy Kỳ (Lê Thần Tông, 23/6/1619-27/11/1643, TTH 1643-1649,11-12/1649-2/11/1662) làm An Nam Quốc Vương, và rồi 20 năm sau, 1667, Ải Tân Giác La Huyền Hoa (Khang Hy, 1661-1722) nhà Thanh cũng phong Lê Huyền Tông (1662-1671) làm An Nam Quốc Vương, trả lại quốc thống cho vua chúa Việt. Trong bài phúng điếu Quang Trung, Ải Tân Giác La Hoằng Lịch (Càn Long, 1735-1796) cũng giúp khẳng định về tục lệ cống tượng người vàng [kimren] khoanh tay, cúi đầu mà vua Minh bắt các vua An Nam phải cống lễ, cùng với số quí kim vàng bạc lên tới 5,000-10,000 lạng (187 kilograms 500 tới 375 kg) mỗi năm. Trong nghiên cứu mới nhất này, sử gia Vũ Ngự Chiêu đã dùng phương pháp tỉ đối nhiều nguồn tư liệu gốc, trả lại sự thực cho lịch sử dân tộc. Đặc biệt, tác giả dành phần kết luận cho độc giả và hậu thế, hơn tiếm đặt những kết luận mà mỗi công dân Việt cần tự suy gẫm, tìm hiểu cho mình. Kết luận cần thiết vì tình trạng địa lý-chính trị giữa Việt Nam với Trung Hoa—hai nước láng giềng, nhưng nhỏ lớn khác nhau, và tham vọng làm chủ cả vũ trụ của Hán tộc. Chúng tôi cũng sẽ phổ biến những sáng tác văn chương có giá trị, với niềm tin không thể có sự trói buộc phi nhân, vô lý nào quyến tự do được sáng tác, và tự do thông tin.

Đa tạ sự yểm trợ của quí vị độc giả cùng văn thi hữu suốt hơn hai thập niên qua.

Tạp Chí Hợp Lưu

ĐÃ PHÁT HÀNH:

Sách có thể đặt mua từ hệ thống phát hành AMAZON theo đường dẫn dưới đây:

Nhuc Han Bien Dong Nam A -Kien Hay Khong Kien, tap 1 (Volume 1) (Vietnamese Edition) (Vietnamese) Paperback – November 11, 2015

by Chieu N Vu (Author)

http://www.amazon.com/Nhuc-Bien--Kien-Khong-Vietnamese/dp/1944372008/ref=sr_1_1?ie=UTF8&qid=1447811671&sr=8-1&keywords=NHUC+HAN+BIEN+DONG+NAM+A

 






Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 33103)
K hắp làng trên xóm dưới ai cũng biết chuyện về lão Hống. Lão có đến ba đời vợ, và không biết bao nhiêu người đàn bà đã sống chung chạ, nhưng rốt cuộc bà nào cũng sớm cuốn gói ra đi. Người ta bảo lão là con gà trống chuồng, có lần trong nhà lão chứa vài mụ đàn bà. Kể ra lão cũng tài, một mình cai quản hai mụ trên cùng một chiếc giường mà chẳng hề có chuyện.
20 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 31609)
C hồng Phi dậy từ sớm, để phần cho vợ một lồng cơm sẵn trên bàn để cô mang đi ăn trưa ở công ty. Như mọi sáng, cô xé lại khẩu phần ăn của mình là một mẩu bánh mì và ít thức ăn đem sang cho Miki. Rồi mới đi làm. Cũng như thường lệ, nó lại lẽo đẽo chạy theo chiếc xe máy của cô...
20 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 31313)
T ôi không phải là người đàn bà luôn chơi trò ú tim để đi tìm một tình yêu đích thực. Tuổi trẻ ai mà chẳng có một tình yêu dù nó có đẹp hay không thì đó vẫn là tình yêu. Tôi đã yêu. Yêu mê mệt. Yêu đắm đuối. Yêu trong cơn hoan lạc của tiếng sét ái tình bậm vào tôi. Tôi đã không thể dứt ra. Và cứ thế tôi trượt dài trong men say tình ái.
20 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 35465)
Ngô Tất Tố là một trong những tác gia nổi tiếng nhất của trào lưu hiện thực phê phán trong lịch sử văn học hiện đại Việt Nam. Những năm 30, 40 thế kỷ XX ông đã cho ra đời một loạt tác phẩm như tiểu thuyết Tắt đèn, Lều chõng , phóng sự Việc làng, Tập án cái đình , truyện ký lịch sử Trong rừng Nho, Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ, Lịch sử Đề Thám …
20 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 35255)
...biểu hiện của chứng vĩ cuồng, một chứng bệnh tâm thần có vẻ vô hại vì quá lắm cũng chỉ góp phần làm phong phú thêm vốn chuyện tiếu lâm, nhưng lại có thể trở thành rất nguy hiểm trong những điều kiện nhất định, khi nó nhiễm vào những người làm nghề viết lách...
19 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 35135)
M ột hiện tượng, tưởng rằng đã chết khi ông Osho tức Bhagwan Shree Rajneesh bị chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ trục xuất về Ấn Độ vào năm 1987, nay đang có những chỉ dấu sống dậy, không phải chỉ trong cộng đồng Oregon, Hoa Kỳ như trước đây mà là trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại và có thể ở cả trong nước qua một số sách do Osho giảng được Sư cô Thích nữ Minh Tâm và hội Osho International Foundation dịch ra Việt ngữ.
18 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 36881)
N hư buổi chiều vàng trong tiểu thuyết Những huyễn mơ làm người hùng áo vest Những chiến mã băng qua sa mạc Ta ra trận nơi không có quân thù
18 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 34017)
Đ ánh một giấc ngủ dài trên đất Mẹ Gối đầu lên mộng mị với quê nhà Trời tháng chạp hoang đường loài chim sẻ Người trở về còn vấy bụi đường xa.
15 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 36974)
N hìn vào một tập san quân đội, trông thấy sức mạnh của quân đội ấy...
13 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 35022)
Truyện của Phạm Ngọc Lương tỏa ra một không khí, thoáng tưởng dịu dàng, nhưng đọc kỹ thì thật sự kinh hoàng: pha trộn giữa điên và thực về cái chết. Ba cái chết: chữ chết, môi trường chết và đạo đức chết ...