- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THANH HIỆN

11 Tháng Mười 201511:40 CH(Xem: 31497)

 

 

Ngua va Em
Tranh Nguyên Khai



NHỮNG KÝ ỨC VỤN / MỘT THOÁNG GIỮA NGÀY

truyện ngắn Nguyễn Thanh Hiện

 

LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Nguyễn Thanh Hiện có lối viết truyện rất lạ như thơ xuôi, từ đầu đến cuối chỉ dấu phẩy, không chấm. Chúng tôi hân hạnh mời quí độc giả và văn hữu cùng đi vào không gian truyện của Nguyễn Thanh Hiện. 

Tạp Chí Hợp Lưu

 



nàng là một thứ dấu vết kiêu sa, kỳ bí, lãng đãng giữa chốn ký ức nghìn trùng, nằm bên ngoài mọi định mức,về dáng hình, về lời, về những biểu hiện cảm xúc, và về mức độ thâm sâu, một cách thâm nhập như buổi chiều hôm bỗng có tiếng kêu sương của con chim vạc lạc bầy, hay nửa khuya thức giấc bỗng thấy thế giới này đáng yêu hơn, tôi yêu nàng như cách thức kẻ lãng tử luôn cảm thấy cuộc hành trình của mình như một cuộc tình [chung thủy và dài lâu] tôi với nàng là rất đỗi xa vắng, và rất đỗi rất gần trong cảm thức, cái cách thức tôi yêu nàng như cách thức những giọt sương buổi sớm luôn mang lại sức triển nở cho lá, cho cây, hay như buổi chiều hôm bỗng nghĩ đến định mệnh của đám sao trời vừa mới được sinh ra, buổi trưa nàng bỗng gửi đến tôi bài viết về những con đường nàng đang trải qua, những con chữ có vẻ như muốn thừa kế cách thức gợi ý gợi hình của đám chữ hình nêm cổ sơ, em đang bước trên những nẻo đường luôn có sự rình rập của những kẻ ngông cuồng [của thế kỷ] một đám người đang phung phí hơi thở, phung phí chân tay [làm như chẳng phải là của bọn họ] phung phí ngôn ngữ, cái cách phung phí ngôn ngữ của bọn họ là miệt thị cha ông, những người đã tốn bao nhiêu trí não mới nghĩ ra được hệ thống lời [vô cùng thiêng liêng và phong phú] để cho ngày nay bọn họ đem ra sử dụng [bừa bãi]trong các cuộc ăn chơi đàng điếm, thế là em bắt đầu nhìn ra cái thế giới bọn họ đang cố công gầy dựng, hằng đêm là bọn họ tụ tập dưới trời  [suốt sáng] để tự ca ngợi mình, hay ca ngợi nhau, hay ca ngợi những thứ chẳng ra chi nhưng bọn họ cố bằng cách sử dụng những ngôn ngữ cường điệu và đầy âm thanh để biến những thứ ấy thành những thứ vĩ đại, hằng ngày là bọn họ chẳng chịu để yên cho người ta làm lụng, cái cách bọn họ ra rả [một cách hăng tiết và dai dẳng nếu không nói là đáng ghét] trong những lập thuyết, hay diễn thuyết, hay du thuyết…  là làm mòn mỏi trí tuệ nhân gian và ô nhiễm trầm trọng nền nhân văn  thế giới, cứ nghĩ đến cái thế giới họ đang muốn tạo dựng là em cảm thấy xót xa như ai cầm dao cắt bớt hiểu biết của mình, những con chữ có vẻ như muốn xác tín với tôi rằng những điều nàng viết cho tôi là quá thật trong cuộc sống đương đại, buổi trưa tôi bỗng đọc những thổ lộ bấy lâu nàng vẫn dấu kỹ, những gì nàng trải qua có vẻ là định mệnh, số mệnh, hay chỉ là sự hài hước của tồn tại [sự hài hước lẽ ra không nên có] hay đấy chỉ là thứ kiểu cách kệch cởm của thời đại, tôi nghe có tiếng con bò nghé lạc mẹ đang ù be ở phía cuối làng, tiếng khóc của con vật non nghe buồn như tiếng ngâm nga của những người hát rong thời cổ đại, và dường như là người làng tôi thì đang rất buồn vì những kế sách ngu xuẩn trong việc gieo trồng, buổi trưa, làng có vẻ như chẳng còn ai còn sống, nàng là một thứ dấu vết kiêu sa luôn đánh thức những năng lực thầm kín trong tôi, dường như đang có tiếng kêu cứu [thất thanh] của những kẻ thất bại trong cuộc chiếm đoạt thế giới…

 

 

giã 15PM  24/9/2015

 

 

 

 

NGƯỜI GÕ CỬA MÙA THU

 

 

 

                       viết tặng người đã cho tôi một khoảnh
                       trời văn chương thanh khiết

 

 

 

 

vào cái đêm mùa thu chết lịm những ký ức về những tháng năm chưa kịp xưa cũ, em đã đến gõ cửa nhà tôi, ở làng Cù tôi vào những đêm thu buồn như thế con giun con dế nơi bờ rào cũng muốn nói lên lời tâm sự, mà đang có ai hát trên đồng làng, như tiếng hát của thằng bạn nối khố của tôi, hay lại đang vỡ vụn một vùng ký ức bi thương, từng ngày thằng bạn nối khố của tôi  đi nhặt nhãnh những bi thương, em đã đến gõ cửa nhà tôi đúng vào lúc đang vỡ vụn những ký ức bi thương, cũng vào một đêm mùa thu, lũ dế gọi mùa khản  cổ nơi bờ rào, thằng bạn nối khố của tôi đã hát về những thứ khác với niềm vui, những thứ ở phía bên kia sự vĩnh hằng có tên là niềm bi quan, cả đời thằng bạn nối khố của tôi đi nhặt nhãnh niềm bi quan, niềm bi quan hôm trước, niềm bi quan năm trước, niềm bi quan ngàn năm trước, cũng vào một đêm mùa thu buồn như thế, thằng bạn nối khố của tôi đã bắt đầu hát khúc tự tình của loài giống. hát giữa đồng làng… ngàn năm mây bay qua dãy núi trước làng, ngọn chuối sau hè rách nát, tiếng chim cu nặng trịch mùi mưa bão, ngàn năm bờ cỏ, ai đi, cây lúa chưa kịp trỗ bông đã nghe thấy tiếng gào thét giận hờn của đất, thằng bạn nối khố của tôi đã rút ruột ra mà hát, và đêm hôm ấy bạn tôi đã gọp hết thảy những thứ ấy lại thành cái chết của mùa thu, mà như còn có ai đang la hét ầm ĩ trên những cây cầu bắc qua sự cần lao của loài giống, em đã đến gõ cửa nhà tôi vào lúc dường có tiếng la hét ầm ĩ ở trên những cây cầu bắc qua sự cần lao, ta sẽ tặng cho lũ các người áo mặc, giày dép, và sự tự do, những người có quyền lực đang la hét ầm ĩ trên những cây cầu bắc qua sự cần lao, những kẻ có những chiếc xe ngựa kéo bằng những con ngựa có thứ mồ hôi đỏ, hãn huyết mã  đương đại, tên của lũ ngựa, nhưng dường như lũ ngựa là đang đứng về phía những người đang cư ngụ ở dưới những cây cầu  bắc qua sự cần lao, những con hãn huyết mã đương đại là cứ chòm lên trong những thứ yên cương làm bằng thứ  kim loại chế tạo từ những mỏ quặng được đào lên vào một ngày mùa xuân có tiếng la hoảng của lũ ong hút mật, em đến gõ cửa nhà tôi đúng vào lúc dường có tiếng la hoảng của những kẻ cư ngụ ở bên dưới những cây cầu bắc qua sự cần lao, là em đã gõ cửa nhà tôi, nhưng tôi thì cứ tưởng là đám người mặt đen đến từ chốn tranh nhau quyền lực, nhưng lại là tiếng gõ cửa rất nhẹ nhàng  của em, nên tôi lại cứ tưởng là oan hổn của lũ người háo danh và ngu ngốc đã chết tự mấy chục năm về trước, em đã nhẹ nhàng đến, gõ lên cánh cửa nhà tôi vào cái đêm mùa thu chết lịm những ký ức về những tháng năm chưa kịp xưa cũ, ỏ trong nhà, khi đã điềm tĩnh lại, tôi biết là tiếng gõ cửa của em, vào cái đêm mùa thu chết lịm những ký ức về những tháng năm chưa kịp xưa cũ, tôi đã nghe bàn tay em chạm lên khung cửa nhà tôi, không nhìn thấy em, không nghe thấy tiếng em, nhưng cái cách nhẹ nhàng gõ lên khung cửa tôi lập tức nhận ra là em đã đến, kể từ hôm em nằm xuống cùng tôi trong áng văn chương thế kỷ để cùng lặng im đi vào giấc ngủ miên viễn, thì tôi hiểu tình yêu ấy đã xảy ra rất lâu, rất lâu, những nghìn năm trước, là chưa nhìn thấy em, chưa nghe tiếng em, nhưng là tôi đã quen với những lời chân tình rút ruột của em, những lời chân tình như thể là nghe theo thứ tiếng gọi thiết tha từ một miền nhân sinh kỳ dị, khi biết chắc là em đã đến, tôi cứ muốn gào lên, tôi đã yêu em bằng cả sức mạnh của thanh khiết, một ngàn lần thanh khiết, bỡi tình yêu của tôi và em chẳng còn là thứ của cải riêng tư, ích kỷ, bỡi đấy là cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên, kỳ bí, và định mệnh, tôi cứ muốn gào lên thế, nhưng là em đã không cho tôi nói, đặt ngón tay nhỏ nhắn của mình lên môi, em cứ ra hiệu cho tôi đừng nói, ngôn ngữ con người là chẳng thễ diễn nổi tình yêu định mệnh ấy, tôi biết, nhưng cuối cùng thì cũng chẳng thể cầm lòng được, đừng đi, em, cuối cùng thì tôi cũng nói ra được, lời ấy

 

Nguyễn Thanh Hiện

Giã, 2012-2015

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 92395)
N hạc sĩ Nguyễn Đức Quang, một trong những người sáng lập Phong Trào Du Ca Việt Nam hồi thập niên 1960, vừa qua đời lúc 4 giờ sáng ngày 27 tháng 3 nhật tại California, Hoa Kỳ, thọ 68 tuổi.
26 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 78436)
M ỗi lần trước khi trở lại miền Trung, điều tôi thường hỏi: ngoài đó bây giờ mưa hay nắng. Lần này cũng thế, người em tôi vừa từ Huế trở về sau hai mươi ngày công tác nói: trời đang nắng và thành phố đầy hoa phượng, hoa sen. Bây giờ ngoài đó mùa hè và tôi nhớ tới không khí oi bức trong những chuyến đi cũ vào những thời gian đầu mùa hè: hoa phượng đỏ trên những ngọn cây, hoa sen nở đầy trong hồ Tĩnh Tâm, chung quanh trường thành, những trái nhãn nhỏ sai trên ngọn cây trong Thành nội.
26 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 91080)
G he chòng chành giữa dòng nước, tôi sợ hãi ngồi bám chặt mạn thuyền, mắt láo liên nhìn trời đêm sáng lờ mờ ánh trăng mười chín. Chúng tôi ngồi dồn đống trong khoang thuyền. Hai tên đàn ông to người chèo ghe gõ nhẹ trên mui báo hiệu đã đến nơi tạm an toàn, chúng tôi có thể cử động đôi chút. Người chèo mũi vén tấm lá che mui nhìn vào.
26 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 81992)
C húng tôi tới thị xã Cẩm Phả vào hồi mười giờ sáng. Một cơn mưa bất thường ập xuống, làm như trời cũng cảm được lòng người, nhỏ những giọt nước mắt của trời để làm chất xúc tác cho những giọt nước mắt của người có dịp tuôn trào.
25 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 75326)
Ở mức độ cao hơn một tiểu thuyết khiêu dâm, Florence Dugas dẫn người đọc tiến dần đến chỗ thưà nhận nỗi đau và sự chối từ hiện hưũ, mà nguyên nhân bắt nguồn từ một tuổi thơ bất hạnh. Viết thẳng tay bằng một văn phong sống sượng - nhưng không trơ trẽn - Florence Dugas, với tự truyện Thống Muội , đã bóc trần mọi tình huống, gây xót xa, băn khoăn, trăn trở nơi người đọc. Là giáo sư kịch nghệ của hàn lâm viện kịch nghệ tại Pháp, cô cho xuất bản Thống Muội năm 1996, lúc 28 tuổi.
25 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 77639)
C uộc phỏng vấn Cổ Ngư, Thận Nhiên, và Đỗ Lê Anh Đào với những tiêu đề: "Trở về cùng nhịp thở đất nước; Thơ, con đường ngắn nhất ; Việt Nam, không chỉ là một cuộc chiến" đã được Hợp Lưu thực hiện...
25 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 81947)
"Tôi mang đất nước tôi trong tim như một chàng trai mang chiếc bào thai đôi. Đó là sự nối kết dị thường. Nối kết với quê hương tôi và vì vậy bào thai đôi này phải được che đậy, bóp nghẹt, công nhận và cũng đồng thời bị từ chối. Thế là ta mang nó như mang một đứa trẻ đã chết. Sự nối kết dị thường buộc tôi phải có mối quan hệ với một đất nước khác.
24 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 87897)
N gay sau khi tỉnh dậy, Aisawa đã đi tìm bố mẹ và những người thân của mình. Mỗi ngày cậu bé đều để lại lời nhắn trên giấy: “Con sẽ đến vào 11h ngày mai, xin hãy đợi con. Con sẽ đến vào ngày mai”. Những dòng chữ nhắn nhủ của cậu bé này đã khiến cho bất kỳ ai dù là cứng rắn nhất cũng phải rơi lệ.
23 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 84499)
B ắt chước nhà văn Song Thao, tôi dùng vỏn vẹn chỉ một chữ, làm tựa đề cho cuộc trao đồi này. Nhà văn Song Thao cư ngụ cùng thành phố với tôi, mặc dầu chẳng “cách hai đoạn đường dài”, mặc dù không “cách nhau một dậu mồng tơi”… nhưng gạt bỏ vấn đề địa hình nhiêu khê nọ, chúng tôi luôn gần kề trong gang tấc, bởi giản dị, chúng tôi cùng táy máy “vọc chữ” dưới ngôi nhà chung: Văn chương. Lần chuyện trò này, hình thành do hai điều: Thứ nhất, những người bạn phương xa của tôi vẫn thường dọ hỏi: Song Thao là ai? Thứ hai, cách đây mấy hôm, nhà văn chung “phường khóm” với tôi đã vừa in xong cuốn Phiếm số 9. Để câu chuyện đi gần với tinh thần “vui thôi mà” của cố thi sĩ Bùi Giáng, tôi tránh hỏi tới những vấn đề nặng nề, nghiêm trọng của tình hình đất nước. Hy vọng những người từng tủm tỉm cười khi đọc Phiếm, sẽ hay biết đôi điều về tác giả, vốn kín tiếng nhưng rất sung (hiểu ở nghĩa viết mạnh). Hồ Đình Nghiêm
22 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 117450)
H ình như tôi bắt đầu yêu anh. Rất mơ hồ, nhẹ nhàng. Thật lạ lùng khi tôi không muốn ngăn chặn sự phát triển của tình cảm âm thầm đó, mà như còn muốn vun đắp cho nồng nàn thêm. Tưởng vô tâm mà lại như cố tình. Tưởng đùa vui mà hóa ra lại đau đớn. Mà, đau đớn thật. Và vô duyên nữa. Cuộc đời đang bình thản êm đềm bên Matt tự nhiên bị xáo trộn, bị đảo tung mọi trật tự.