- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

KỲ ÁN NGUYỄN THỊ LỘ: SỰ THẬT VÀ THIÊN KIẾN.

22 Tháng Năm 20153:47 SA(Xem: 48217)

 

 

NguyenThiLo

Tượng Lễ Nghi Học Sĩ Nguyễn Thị Lộ

 

               Xung quanh câu chuyện Nguyễn Thị Lộ (NTL) và mối hoạ chu di của dòng họ Nguyễn Trãi quả đã không ít giấy mực bàn cãi, kể cả lý luận, nghiên cứu cho đến văn , thơ, kịch... đã có đến hàng trăm bài viết. Nhìn chung các loại ý kiến chưa thật thống nhất  và tính thuyết phục chưa thật cao (1). Chung qui có 3 loại ý kiến khi nhận định về NTL: loại  xem Thị là kẻ có tội trong âm mưu giết vua ,“tiến độc dược” hại vua . Loại  xem Thị là kẻ trong sáng vô tội, bị người vu oan giáng hoạ cần xoá cái án cũ khôi phục lại thanh danh. Loại nữa xem Thị là nạn nhân của một triều đại có nhiều bè phái hãm hại lẫn nhau , của thói tà dâm vua chúa và sự nhẹ dạ phù hoa đàn bà ( quan điểm này chủ yếu thể hiện qua một số tác phẩm văn thơ có tính hư cấu của một số trí thức - nghệ sĩ).

               Gần đây người ta có xào xới lại đưa ra những lý giải khiên cưỡng quá xa sự thật không  thoả mãn người đọc. Chẳng hạn cho rằng vụ án xẩy ra năm Thị Lô ngoài 50 tuổi, hay vụ án do hoàng hậu Nguyễn Thị Anh chủ mưu sẵn để hại vua chồng nhằm đem ngôi cho con trai , nhân có Thị Lộ theo đi thì ghép tội luôn vào để hại Nguyễn Trãi luôn thể…

                Chúng tôi xin được bàn thêm đôi điều về nghi án này với quan điểm không để tình cảm, thiên kiến lấn át sự thật.

          1- Về tuổi tác Nguyễn Thị Lộ:  NTL gốc gác bình dân, gia đình đi buôn chiếu (2) từ Thái Bình lên Hà nội. Nguồn gốc gia sự này là có thực vì hiện nay ở thôn Hải Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình vẫn còn nhà thờ của tộc họ Nguvễn Thị Lộ và nghề chiếu được xem là nghề truyền thống của làng. NTL kiến thức chủ yếu là tự học chứ không qua trường ốc đỗ đạt gì . Gặp , quen rồi  nhờ nhan sắc và tài ứng đối văn thơ, được Nguyễn Trãi đưa về làm thiếp lúc ở Đông quan. Sau này đựợc vua sủng ái  cho vào giữ chức Lễ nghi nữ học sĩ - một chức quan dạy cho cung nữ trong cung cấm , đây là chức nữ quan đầu tiên vua Lê giao cho một nữ nhân, trước thường giao thái giám .

         NTL gặp Nguyễn Trãi ở Tây hồ năm 16 tuổi, lúc Nguyễn đang ở Đông quan. Có hai loại ý kiến:

-            Một số cho rằng Nguvễn Trãi lấy NTL sau khi thắng giặc Minh, nếu vậy thì vụ án xẩy ra năm Thị Lộ khoảng 28 tuổi, Lê Thái Tông 20 tuổi ( lấy khi 16 tuổi sau kháng Minh thắng lợi 1430 , sống với Nguyễn khoảng trên dưới mười năm, lĩnh án năm 1442, như vậy NTL lúc xẩy ra vụ án Lệ chi nàng 28 tuổi ( xem thêm Hồn Việt sổ 79 tháng 3-2014 - Hội thảo Lịch sử nhìn lại dưới góc độ y khoa.)

-                Loại thứ hai cho là , NTL gặp Nguyễn Trãi trước khi vào Lam Sơn giúp Lê Lợi. Như vậy sau 10 năm kháng chiến, thêm mười mấy năm hoà bình, Nguyễn về hưu ở Côn Sơn, đến lúc này Nguyễn Trãi khoảng trên 60 còn NTL khoảng 40 tuổi. Nếu cho rằng lúc này Thị Lộ trên 50 tuổi thì Nguyễn Trãi phải trên 70 tuổi, không đúng với lịch sử .

                2- Về cái chết của Lê Thái Tông:  Có ba nghi án:

   +   Cho rằng NTL tiến độc giết vua, kết tội này do triều đình đưa ra một cách võ đoán chỉ bởi đêm vua mất chỉ có Thị Lộ hầu bên cạnh. Không nói rõ lý do vì sao Thị tiến độc dược , thuộc phe đảng nào?  Người có suy nghĩ một chút là thấy vô lý vì  vua Thái Tôn  là người đã đưa Thị Lộ vào cung, Thị mang ơn, lại nữa hàng ngày Thị và vua như sách viết , thường vui đùa thân tình , có tình cảm mật thiết, nỡ nào một người như vậy có thể giết vua! Trong thời gian nàng về Côn Sơn bên cạnh Nguyễn Trãi làm thế nào  có được liên lạc với người khác để nhận kế hoạch giết vua …? Nguyễn Trãi thì một công thần luôn đội ân sũng nhà vua.

 

+  Gần đây có ý kiến cho rằng:  Để thoát tội lỗi, để giành địa vị cho con, để diệt trừ các đối thủ đe dọa   ngôi vị ( trong đó có vợ chồng Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ), Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh lập kế giết vua, và đó là dịp vua về Côn Sơn, trú đêm ở Vườn Vãi. Một mũi tên đạt hai đích.

 “...Thuyền rồng của vua trên đường từ Chí Linh về Thăng long có bà Lộ đi nhờ theo. Thực hiện âm mưu, bọn thủ túc thân tín của bà ( Nguyễn Thị Anh)  đã hạ độc thủ đầu độc nhà vua rồi vu oan cho cho bà Lộ, ông Trãi giết vua”.(3)

         Nghi án này được đưa ra nhằm chiêu tuyết cho Nguyễn Thị Lộ, đổ tội cho hoàng hậu.Từ trước đến nay người ta chỉ mới dám nói vua bị cảm mất đột ngột, bè lũ chống đối trong triều đứng đầu là hoàng hậu Nguyễn Thị Anh lợi dụng vu oan cho vợ chồng - Nguyễn Trãi giết vua, nay tác giả mạnh dạn cho rằng NTA chủ mưu giết vua chồng. Có thể vậy không? Thứ nhất Thị Anh đang là hoàng hậu được vua sủng ái, con là hoàng tử Bang Cơ dẫu có lời này tiếng nọ nhưng đang được sắc phong Thái tử. Hoàn cảnh ấy có thể xui hoàng hậu ra tay hạ thủ nhà vua không?Khi vua ở bên Thị Lộ suốt đêm kẻ gian tiến độc vào rượu hay thức ăn khi nào? Hoàng hậu có đủ can đảm và tàn nhẫn thủ mưu giết vua chồng ? Phải chăng đây là hoàng hậu độc nhất trong Sử Việt làm cái chuyện tầy đình đó?

            + Đa phần nghiêng về nghi án thứ ba. Nói về cái chết của ông vua này,  sách “ Đại Việt sử ký toàn thư” viết: “ Tháng 8, ngày mồng 4,vua về đến vườn Lệ Chi huyện Gia Định, bỗng bị bện ác rồi băng. Trước đây, vua thích vợ thừa chỉ Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, người đẹp, văn chương hay gọi vào cung cho làm lễ nghi học sĩ, ngày đêm hầu bên cạnh. Đến khi đi tuần miền Đông về đến vườn Lệ Chi xã Đại Lãi trên sông Thiên Đức vua thức suốt đêm với nguyễn Thị Lộ rồi băng. Các quan bí mật đưa thi hài vua về, ngày 6 tháng 8 mới đến kinh sư, nửa đêm đem vào cung rồi mới phát tang. Mọi người đều nói Nguyễn Thị Lộ giết vua. Ngày 12 các đại thần là Trịnh Khả, Nguyễn Xí, Lê Thụ nhận di mệnh cùng với  bọn Lê Liệt, Lê Bôi tôn Hoàng tử Bang Cơ lên ngôi. Bấy giờ mới lên 2 tuổi. Lấy sang năm làm Thái Hòa năm thứ 1.”(4)

          Sau này các tác giả sách “ Các triều đại VIỆT NAM”  cũng ghi:

     “...Một trong những sự kiện bi thảm nhất dưới triều Lê là cái chết đột ngột ca vua Thái Tông và kẻo theo nó là vụ án oan nghiệt giáng xuống Nguyn Trãi và gia đinh ông vào tháng 8 năm Nhâm Tuẩt (1442) mà nguời đời vn gọi là vụ án Lệ Chi Viên (vụ án vuờn vãi). Ngày 27 tháng 7 năm Nhâm Tuât (1442) vua đi tuần miền Đông, duyệt quân thành Chí Linh, Nguyn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi của Nguyễn Trãi. Ngày 4 tháng 8 vua về đến Lệ Chi Viên (huộc huyện Gia Định ,nay thuộc huyện Gia Lương, Bắc Ninh). Cùng đi với vua có Nguyn Th Lộ, môt người thiếp ca Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi 40 đưc vua Thái Tông yêu quý vì sắc đp, văn chương hay, thường đưc vào hầu bên cnh vua. Khi về đến L Chi Viên, vua thc suốt đêm với Nguyn Th L ri băng hà. Lúc này ông mới 20 tuổi. Nguyn Trãi và gia đình bị án chu di tam tộc. (5)

         Nhiều ý kiến dựa vào  hai sách này cho rằng : lúc này Lê Thái Tông 20 tuổi (1423-1442),  NTL 40 tuối (thay vì 28 tuổi ) như vậy làm gì có chuyện quan hệ này nọ (!?). Lập luận này khó đứng vững , nếu ta không bị những quan niệm lễ giáo bảo thủ chi phối. Xin được bàn bạc một tý theo cách nhìn “y học”. Bình thường tuổi trên dưới 40 là tuổi người phụ nữ viên mãn về nhan sắc và xuân tình . Đó là về NTL, còn Thái Tông thì khỏi nói, mới 20 tuổi nhưng lúc này đã bốn vợ ( không kể cung nữ ), như vậy ông vua này không phải không ưa thích sắc dục - một việc bình thường cùa vua chúa. Đó là chưa kể, theo Đinh Công Vĩ, làng Tân Lễ quê  NTL con gái đẹp và trẻ lâu có tiếng, một người trong họ Nguyễn, hậu duệ của NTL, tương truyền 80 tuổi còn xuân sắc hơn gái 40 . NTL sinh thời lại là một người có nhan sắc “đổ quán xiêu đình” , với cái tuổi 40 của nàng trong những thời điểm vời xa nơi cung cấm, không khỏi làm cho nhà vua nảy sinh dục tâm. Như vậy ta thấy nếu quan hệ giữa vua Lê Thái Tông và NTL có xẩv ra thì không có gì là phi lý. Ngô Sĩ Liên trong  Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) ghi rằng: Vua thức suổt đêm với Nguyên Thị Lộ rồi băng. Cứ khách quan mà suy xét ta sẽ hiểu được thôi. Dân gian hằng bao năm nay xét đoán việc này giản đơn hơn chúng ta nhiều ! Đại đức Thích Đức Thiện thì nói rõ “ vua bị phạm phòng” (6).

              Về vấn đề nàỵ, trong bối cảnh hiện đại nhìn lại ,bỏ đi những yếu tố mờ ám hoặc thiên kiến, nhìn thẳng vào sự thật, có thể tham khảo thêm ý kiến một số nhà khoa học trong cuộc Hội thảo Lịch sử nhìn lại duởi góc độ y khoa – Tp HCM  Xuân 2014 (7) , các BS Bùi Minh Đức, GS Mai Quốc Liên, BS Nguyễn Văn Mười, Tiến sĩ vật lý Võ Văn Nhơn, các ông đều thống nhất, cho rằng :

-   NTL 28 tuổi ( hoặc 40, vẫn ở tuổi xuân tình ), Lê Thái Tông 20 tuổi có sự kích thích tình dục, ông ta làm việc quá sức để làm vừa lòng người đàn bà 28 tuổi thành ra tim đập yếu và bị đứng ( BMĐ).

-  Đêm đó Thị Lộ hầu vua cho đến sáng.  Lúc này Thị Lộ khoảng 28 tuổi, Lê Thái Tông 20 tuổi thì có chuyện đó dẫn đến kết cục như thế, đứng về tình dục học, tâm lý học tôi cho là bs Bùi Minh Đức rất có lý (MQL) .

           Về phương diện tâm linh chúng ta có thể tham khảo thêm chi tiết sau đây mà tác giả “Đại Việt sử ký toàn thư”  có kể lại: Ngày 27 vua đi tuần, về miền Đông duyệt quân ở thành Chí Linh Nguyễn Trãi đón vua  ngự chùa Côn Sơn, ở hương của Nguyễn Trãi. Vua đi thuyền vào sông Thiên Đức qua mộ Bạch Sư ở Cầu Bông xã Đại Toán thuyền không đi lên được. Hỏi người già, “phải dùng nghé non để tế thần , bấy giờ thuyền mới đi được”(sđd tr578). Hình như có một hiểm họa cho nhà vua được báo trước !

          3. Về mối quan hệ giữa Thị Lộ, Lê Thái Tông

            Về quan hệ nhà vua và nữ học sĩ, Trúc Khê tác giả cuốn “Nguyễn Trãi” viết: "Thị Lộ đã được gần vua khá lâu trước cuộc duyệt binh ở Chí Linh. Nàng được vời vào cung giữ việc dạy các cung nhân với chức Lê nghi học sĩ . Rồi nhà vua đã say mê nàng. Nguyễn Trãi tuy biết việc này nhưng chỉ đành bấm bụng và Thị Lộ cũng không thể có một thái độ nào khác là thụ động mối tình vương giả ấy. Nàng được lệnh về Côn Sơn để cùng Nguyễn Trãi lo việc đón tiếp sau đó nàng theo giá hoàn cung với nhà vua cùng một lúc.”

Trúc Khê khi bình xét quan hệ vua , Thị Lộ và Nguyễn Trãi, đã hạ một câu  …Rồi nhà vua đã say mê nàng. Nguyễn Trãi tuy biết việc này nhưng chỉ đành bấm bụng và Thị Lộ cũng không thể có một thái độ nào khác là thụ động mối tình vương giả ấy, không phải vô cớ. Tâm sự này Nguyễn Trãi  đã từng thổ lộ trong một bài thơ gửi cho người thiếp trong những ngày xa cách. Có lẽ lúc này Nguyễn ở Côn Sơn còn Thị Lộ đang ở kinh:

Loàn đơn ướm hỏi  khách lầu hồng

Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng

Ngoài ấy ví phỏng còn áo lẻ

Cả lòng mượn đắp lấy hơi cùng  (8)

Những câu thơ trách móc xa xôi người thiếp và bày tỏ nỗi nhớ nhưng băn khoăn của mình, khi ông bảo ngoài ấy thì “ đầm ấm” còn mình “lạnh lùng”, lại bảo nàng “cả lòng”  cho mượn “áo lẻ” ( thừa) “ đắp lấy hơi cùng”…

            Việc NTL được giữ chức LNHS tháng ngày quanh quẩn trong cung chắc gì thoát khỏi sự để ý, “tầm ngắm” của nhà vua ! Rồi việc cho NTL đi theo xa giá nghỉ lại ở Lệ chi viên cạnh vua suốt đêm không phải vô tình ? Nói về quan hệ Lê Thái Tông và Nguyễn Thị Lộ , sách “Đại Việt sử ký toàn thư” ( ĐVSKTT) có chép:

...Trước đây vua thích vợ của Thừa chỉ Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, người rất đẹp văn chương rất hay, gọi vào cung phong làm Lễ nghi nữ học sĩ . Ngày đêm hầu bên cạnh. [...] Trước là Nguyễn Thị Lộ ra vào cung cấm, Thái Tôn ( Tông) trông thấy thích lắm , cùng với Thị Lộ  cợt nhả , đến đây đi tuần về miền Đông, đến chơi nhà Trãi rồi bị bệnh ác mà chết, cho nên Trãi bị tội ấy... (sđd , trang 578)

     Cũng sách này, đánh giá chung về vua Lê Thái Tôn “ Cũng là vua giỏi thủ thành. Song, ham mê tửu sắc, đến nỗi thình lình băng ở ngoài, là tự mình làm vậy” ( sđd,  tr 538)

Dầu to gan đển mấy các sử gia phong kiến chỉ có thể làm lơ, nói bớt chứ tuyệt nhiên không thể dám nói xấu thêm cho vua chúa! Nhất là tác giả Ngô Sĩ Liên là người đồng thời, làm quan suốt ba triều vua Lê.

       Trần Thị Trường trong truyện ngắn  Ngày cuối cùng của dâm phụ (9) đã để cho NTL bộc bạch tâm trạng:...Dù có thế nào đi nữa thì thiếp vẫn là đàn bà nông nổi. Thiếp vẫn lộ mình ra để lọt vào tầm ngắm ca Nguyên Long. Thiếp vẫn ham hổ chức tước.

...Song song với tình yêu ấy ( với Nguyễn Trãi) thiếp cũng với  hoàng thượng. Hoàng thượng không ch là hoàng thượng còn cả ánh hào quang bao quanh. Thiếp cũng vn chỉ là mt người đàn bà. Thiếp yêu cả hai trong một. ( T.G gạch chân )

Điệp khúc “Thiếp vẫn là người đàn bà” mà tác giả để cho NTL nhắc đi nhắc lại như hàm ý nói rõ sự bé nhỏ mong manh của nàng trước uy quyền nhà vua, nhưng cũng gián tiếp cho chúng ta thấy nàng không phải là kẻ ngoài cuộc. Đáng thương và đáng trách cũng ở chỗ đó! Chính sự nông nỗi và sự phù phiếm của nàng đã góp tay cho tội lỗi đang mơ hồ bỗng trở thành hiện thực. (Đây là một tác phẩm có tính hư cấu, chúng ta không lấy các chi tiêt truyện thay cho sự thật lịch sử nhưng ta có thể qua tâm lý nhân vật được xây dựng để thấy cái nhìn, quan điểm của tác giả đối với lịch sử)

              4.Sự phán xét từ quá khứ: Đến đời Lê Thánh Tông ( Tư Thành ) con của hoàng hậu Ngọc Dao, vì ân nghĩa ngày trước Nguyễn Trãi và NTL từng giúp hai mẹ con thoát hiểm tránh sự truy sát của Chiêu Nghi hoàng hậu Nguyễn Thị Anh, sau này khi đã ở trên ngôi vua, câu chuyện đã được thời gian làm sáng rõ trắng đen phân biệt, nhà vua khôi phục quan danh cho Nguyễn Trãi. Câu nói “ Ưc trai tâm thượng quang khuê tảo ” là sự đánh giá sáng suốt  tâm hồn, công lao Nguyễn Trãi. Nhưng còn Thị Lộ thì sao? Tại sao Lê Thánh Tông không minh oan cho Nguyễn Thị Lộ - người có công không nhỏ với mẹ con vua ? Việc liên lạc cứu mẹ con Ngọc Dao, Tư Thành, phải nói công Thị Lộ có khi còn lớn hơn Nguyễn Trãi !

             Ở đây cũng cần đối chiếu cách đánh giá phân biệt của các vị vua sau Thái Tông như Nhân Tông, Thánh Tông đối với Nguyễn Trãi và Thị Lộ. Tât cả đều đánh giá cao tấm lòng trong sáng, đạo đức thanh cao và công lao to lớn của Nguyễn Trãi, rất gần với cách đánh giá của nhiều người dân bây giờ. Lê Nhân Tông (1443-1459) đã khẳng định lại công lao sự nghiệp của Nguyễn Trãi: "Nguyễn Trãi là người trung thành giúp đức Thải Tổ dẹp yên giặc loạn, giúp đức Thái Tông sữa sang thái bình. Văn chương và đức nghiệp của Nguyễn Trãi, các danh tướng của bản triều không ai sánh bằng" (10) . Năm 1464, sau khi chính sự đã ổn định vua Lê Thánh Tông (1460-1497) chính thức minh oan cho Nguyễn Trãi, ca ngợi “Tấm lòng Ưc Trai sáng như sao Khuê”, truy tặng tước Tán trù bá, ban cho con là Anh Vũ chức huyện quan, ngoài ra còn ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi.

Tuy nhiên đối với Nguyễn Thị Lộ cả hai đều không một lời minh oan, mặc dầu như trên đã nói NTL cùng Nguyễn Trãi từng là ân nhân cùa mẹ con Lê Thánh Tông . Án NTL vẫn không hề được xóa bỏ. Điều đó gián tiếp nói rằng , mẹ con vua Lê Thánh Tông coi chuyện dan díu giữa Lê Thái Tông và Thị Lộ là có thật, để xẩy ra cái chết của vua Thái Tông không phải NTL hoàn toàn đứng ngoài. Cũng cần nói thêm tuy minh oan cho Nguyễn Trãi về đạo đức và công trạng nhưng chỉ truy tặng tước bá (Tán Trù bá), thấp hơn tước hầu vốn được Lê Thái Tổ ban phong trước đó ( Quan Phục hầu ). Như vậy vẫn xem Nguyễn Trãi có phần “chịu trách nhiệm” về mối quan hệ người thiếp với nhà vua ! Điều này khớp với quan điểm của các nhà viết sử chính thống. Chính sử triều Lê chép kết tội Nguyễn Thị Lộ và Nguyễn Trãi phải liên luỵ,  kèm theo Lời bàn : Nữ sắc làm hại người ta quá lắm. Thị Lộ chỉ là một nguời đàn bà thôi, Thái Tông yêu nó mà thân phải chết, Nguyễn Trãi lấy nó mà cả họ bị diệt, không đề phòng mà được ư?" (Đại Việt sử kỷ toàn thư - sđd, tr 578).

Như vậy rõ ràng cả Nhân Tông, cả Thánh Tông, cả các sử gia đều xem có quan hệ giữa Lê Thái Tông và Thị Lộ và ngầm xem vì sự dan díu này mà vua băng hà, dù bị động hay chủ động Thị Lộ có phần trách nhiêm. Còn Nguyễn Trãi là một nhân cách, một đạo đức lớn, trong sạch tột cùng, nhưng trong con mắt nhìn cùa lễ giáo phong kiến Phương Đông cũng không thể hoàn toàn vô can !

             

              5- Sự minh xét hôm nay:   GS Phan Huy Lê trong một bài viết của mình có nhận xét:

 “ Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đi với lịch sử, đi với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột cùa vua Lê Thải Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liu thảm khốc cuộc đi của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trng tư liu quá it i lai b chính sử che đy mt cách có dng ý thì quả tht khó hi vong tìm ra đủ chứng cứ để phá v án bí hiểm này. Nhưng lch sử cũng rất công bằng. Với thời gịan và những công trình nghiên cứu ca nhiều thế h các nhà sử hoc, nhà văn hc, nhà tư tưởng, nhà văn hoả... lich sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những  cống hiến, những giá tri đích thc của ông trong lch sử cu ớc  và  dng nứớc trong lch sử văn hoá của dân tộc. ( 11)

Trên cương vị người đứng đầu ngành sử học nước nhà, với sự cẩn trọng cần thiết, GS nhận định như vậy là hợp lý, đặc biệt chân đung lịch sử Nguyễn Trãi. Nhưng về phần “nữ sĩ tài hoa NTL”, chúng tôi thiển nghĩ, trên phương diện tội nhân thì có thể bị vu oan nhưng về phía con người thì nàng quả thật khó mà xem là băng tuyết. Với những dữ liệu trên, bây giờ chúng ta suy xét lại vụ án NTL chắc đễ dàng hơn .Trước hết “cứ gọi con mèo là con mèo” như một câu ngạn ngữ , đừng né tránh sự thật. Rõ ràng Thị Lộ không thể xem là thủ phạm “giết” vua, nhưng cũng không thể là một nhân cách hoàn toàn trong sáng . Chỉ có thể xem sự nhẹ dạ, nông nổi, phút yếu lòng trước quyền uy thiên tử của nàng đã vô tình gây nên một kết cục bi thảm, và cái kết cục ngoài ý muốn này đã bị kẻ thù với những toan tính mưu đồ chính trị khai thác, lợi dụng . Bởi vậy việc bênh vực, đề cao Nguyễn Thị Lộ quá mức bình thường , thậm chí suy tôn là “danh nhân văn hoá”, quả thật là chưa công bằng với lịch sử. Nếu đem so sánh nàng với Huyền Trân công chúa, kẻ đã sang Chiêm kết hôn cùng Chế Mân để đem về hai châu Ô, Lý cho Nhà Trần và cao hơn là mối hoà hiều hai dân tộc, thì NTL khó sánh bằng, thế nhưng có lúc quá đề cao NTL, người  ta đã “lên án” Huyền Trân !

              6- Về phương pháp luận sử học: Vụ án NTL xẩy ra trong thời kỳ rối ren của lịch sử: nơi cung cấm các thế lực hoàng tộc rắp ranh tiếm đoạt ngôi vị, chốn triều nghi thì quan lại kết bè kéo đảng tranh giành quyền uy, trong gia tộc Nguyễn Trãi thì chìa lìa xa cách chồng vợ, Nguyễn Trãi cáo quan tâm sự đầy ẩn ức. Cái chết của vua bị bưng bít hoàn toàn, án tru đi khiến không ai dàm bàn bạc lưu trữ thứ gì liên quan...Sử ký thì chép ghi lập lờ. Đời sau chủ yếu là phỏng đoán suy xét, nhiều khen chê theo những động cơ khác biệt.

Quả thật đây là một vụ kỳ án, đầy éo le bi đát, không phải chỉ trong nước ta , mà khắp bốn cõi cũng khó gặp. Tính éo le , bi đát của nó được đẩy lên cao độ vì mối quan hệ của ba nhân vật quá xuất chúng , một vị vua trẻ tài hoa , một kỳ nữ quốc sắc thiên hương và một danh nhân tài cao đức trọng. Kết cục quá bi thảm không chỉ vì cái xã hội nhiễu  nhương đầy những gian tham mưu hại của bọn gian thần như bấy nay ta hiểu, mà còn vì sai phạm của con người dẫu họ là ai nhưng trong phút giây sa ngã hoặc vì nhu nhược trước cám dỗ trần tục mà đưa đến suy vong! Dẫu có là nạn nhân chăng nữa con người cũng phần nào chịu trách nhiệm trước số phận của mình.

          Một thời kỳ vì những thiên kiến chính trị, hoặc vì thiếu những dữ liệu chân thật, người ta đã đánh giá một số hiện tượng lịch sử có phần không thật khách quan. Để bảo vệ kỷ cương phong kiến chính thống, cũng như với động cơ chính trị mờ ám đã lên án NTL, ngược lại để cổ suý cho những kẻ bị áp bức lên án giai cấp thống trị, người ta lại bênh vực NTL thái quá . Cái vòng luẩn quẩn bao nhiêu năm, phỏng đoán chồng lên phỏng đoán! Ngày nay các nhà nghiên cứu văn hóa có một cách nhìn mới trên quan điểm khoa học mong phục dựng lại lịch sử như nó vốn có. Tuy nhiên một số vẫn bị chi phối bởi những quan  niệm cũ muốn che đi cái nét bình thường thậm chí “éo le” ở những nhân vật lịch sử, kể cả những người có công trạng, chỉ muốn người anh hùng, danh nhân là toàn bích, không chỉ họ mà cả những người liên quan cũng vậy. Trong sự phát triển của tư duy dân chủ - khoa học người ta đánh giá lại Gia Long, bình xét lại Hồ Quý Ly, Phan Thanh Giản... và ngay cả quan hệ Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ, nhiều nhà khoa học, nhả văn , nhà thơ , đã thông qua các luận cứ khoa học thể hiện cái nhìn khách quan của mình đối với lịch sử . Họ trả NTL về với cái bản diện chân thật cuả nàng, người phụ nữ tài hoa, mệnh bạc, vừa cao thượng vừa yếu đuối và cũng nhẹ dạ cả tin, đôi khi bị ánh sáng phù hoa lừa mị! Còn Nguyễn Trãi, nếu quả thật có nỗi đau NTL, thì ông không vì thế mà nhỏ đi, trái lại càng lớn hơn trong tâm khảm nhân dân ( trong lịch sử không ít vĩ nhân đều có những vấn đề đa đoan về gia đình) .

      Nhân câu chuyện NTL, chúng ta nhớ lại lời khuyên của giáo sư Hà Văn Tấn về phương pháp nghiên cứu lịch sử: “...Một nền sử học tự biểu hiện là Mácxít chân chính, chẳng những phải đặt cho mình nhiệm vụ khám phá chân lý của lịch sử mà còn phải tỏ rõ khả năng đạt được sự thật khách quan”(12). Bấy lâu, nhất là sử học trước ngày thống nhất , quá bị chi phối bởi chính trị, trở thành cực đoan , thiên kiến , nhiều quan niệm đều cố gắng kéo chân lý lịch sử về phía mình bất chấp “ sự thật khách quan”, nhưng thực là chân lý có giá trị phải được bảo lãnh bằng sự thật khách quan như GS Hà lưu ý, nếu không theo thời gian sẽ chứng tỏ là một ngụy tạo, một giả chân lý ./.

YẾN NHI

-----------

Ghi chú:

(1) Hội thảo về Nguyễn Thị Lộ tổ chức ở Hà Nôi 03-2003                                                    

 (2) Theo Đinh Công Vĩ - Tân Lễ quê gốc LNNHS Nguyễn Thị Lộ - Báo Văn nghệ 9/2003

(3)  Nguyễn Công Lý – Trở lại vụ án Lệ Chi viên –Tạp chí Xưa  Nay – số 448, thang 6, 2014, tr14).

 (4)  Ngô Sĩ Liên - Đại Việt sử ký toàn thư – NXB Thời Đại- Hà Nội 2013 - tr578

     ( 5)   Quỳnh Cư - Đổ Đức Hùng - Các Triều đại VN - NXB Thanh Niên, Hà Nội 2001. Trang 179.

 (6) Thích Đức Thiện - Những điều cần đính chính và xác minh về NTL & NT - Báo Văn Nghê sô 27/2003

 (7) Theo Hồn Việt số 79 - tháng 3 - 2014

 ( 8)  Nguyễn Trãi toàn tập - Thơ Tiếc cảnh, Bài X, NXB Khoa Học Xã Hội Hà Nội, 1976, tr464

             (9) Trần Thị Trường - Ngày cuối cùng cùa dâm phụ - Báo VN số 24/2003

(10) Nguyễn Trãi toàn tập, sách đã dẫn, tr. 246).

(11)   Tạp chí  Nhịp sổng - 2003

(12)    Hà Văn Tấn - Lịch sử sự thật sử học - Tạp chí Xưa  Nay - số 445, tháng 3/2014

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 20241:51 SA(Xem: 7731)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Nhà văn, Sử gia NGUYÊN VŨ - VŨ NGỰ CHIÊU Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN. Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. Hưởng Thọ 82 tuổi
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 13082)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
10 Tháng Mười 20244:15 SA(Xem: 542)
Tôi trở về Half Moon Bay / Đếm từng con sóng biển / Đếm từng nỗi ưu phiền / Lòng buồn như sương mù / Từ độ ánh trăng tan...
05 Tháng Mười 20244:58 CH(Xem: 1269)
NCT sinh năm 1948 tại Vũng Tàu, cha mẹ là người Hà Nội. Từ đầu những năm 1950er NCT lớn lên ở thành phố Sài Gòn, học tiểu học ở trường Bàn Cờ, trung học ở trường Chu Văn An. Năm 1967 ông từ chối những học bổng của những quốc gia khác, chọn học bổng quốc gia (VNCH) để sang CHLB Đức du học. Tại Viện Đại Học Stuttgart NCT học Triết học và Toán Học & Cơ Học Áp Dụng. Vào thời điểm đó những triết gia Đức có tiếng như Martin Heidegger, Karl Jaspers, hay Ernst Bloch đã hưu trí, ông đã làm luận án tiến sĩ ở Viện Cơ Học & Toán Học Áp Dụng. Ông là sinh viên trẻ nhất xưa nay có bằng Tiến Sĩ Kỹ Sư (Doktor-Ingenieur), vào năm 1977.
02 Tháng Mười 20246:16 CH(Xem: 864)
Chủ nghĩa phê bình văn học thời cổ điển ở phương Đông thường diễn ra trong các hình thức: Bình văn, bình thơ và ca xướng hay ngâm vịnh; trong lúc ở phương Tây thì hình thức khá phổ biến là diễn thuyết và tranh luận. Cái hay của văn chương chỉ trụ vào hình thức diễn đạt một phần; nhưng sự tinh túy lại là cái “thần” nằm trong góc khuất của cảm xúc và tư tưởng. Bởi vậy, khi nói đến những trường hợp xướng văn, bình thơ hay phê bình văn học đã có rất nhiều văn nghệ sĩ Đông Tây như Jacques Prévert, Francoise Sagan, Mark Twain… ở trời Tây hay Tô Đông Pha, Bùi Giáng…
02 Tháng Mười 20245:30 CH(Xem: 1020)
Những bài thơ dưới đây được tuyển dịch từ cuốn ”Một Trăm Bài Thơ Nhật” rất nổi tiếng của thi sĩ-dịch giả Mỹ Kenneth Rexroth với thơ của các thi sĩ Nhật qua nhiều thế kỷ. Trong cuốn này, dịch giả Rexroth đã nắm bắt được rất nhiều tích cách tinh tế của thi ca cổ điển Nhật Bản: chiều sâu của niềm đam mê chừng mực, văn phong sang trọng khắc khổ, và hình tượng phong phú nhưng cô đọng. (- Bạt Xứ)
02 Tháng Mười 20245:12 CH(Xem: 610)
Cách nay hơn chục năm, tôi đã viết: Luân Hoán, người kể chuyện bằng thơ. Tuy nhiên, ngay sau đó tôi đã nhận ra, bài viết chưa thực sự mở ra được hồn cốt, kiến thức và khối lượng sáng tác đồ sộ của ông. Vì vậy, hôm rồi, nhận được tập bản thảo: Nỗi Nhớ Quê Nhà Từ Montreal, do Luân Hoán gửi tặng, dù đang rất bận, tôi cũng dành thời gian đọc ngay. Một cảm xúc khác, Luân Hoán đã để lại trong tôi, khi đọc xong tập thơ dày đến 300 trang này. Thật vậy, Nỗi Nhớ Quê Nhà Từ Montreal như một cuốn hồi ký về tình yêu, cuộc sống chìm vào nỗi nhớ quê nhà được Luân Hoán viết bằng thơ: “càng già càng bớt nhớ nhà?/ quẩn quanh nhớ mỗi cái ta thật nhiều/ nhớ từ thời bé hạt tiêu/ phơi nắng giang gió thả diều, đi rông“ (Trí nhớ về chiều)
02 Tháng Mười 20245:02 CH(Xem: 860)
Chồng tôi bị bạo bệnh qua đời được vài năm thì tôi quyết định bán căn nhà cũ và văn phòng địa ốc của anh ấy để dời đi nơi khác, cố quên đi môt dĩ vãng đau thương. Tôi đã quá mệt mỏi với công việc làm ăn mà xưa kia anh ấy luôn gánh vác những phần nặng nhọc nhất. Chồng tôi là một người hiền hòa, hoạt bát rất lo cho vợ con, cho nên sự ra đi của anh ấy đã mang theo không những một chỗ dựa vững chắc cho mẹ con tôi mà cả linh hồn và thể xác của tôi.
02 Tháng Mười 20244:46 CH(Xem: 1046)
Đối với người xa quê, cứ đồng hương là thân nhau rồi, hà huống lại là nhà văn. Thường các nhà văn rất thích gặp nhau, có thể bàn với nhau những dự định sáng tác, động viên nhau khám phá thi pháp mới. Thân hơn nữa, đọc bản thảo của nhau, góp ý để sửa chữa tác phẩm tốt hơn, hay hơn... Tôi viết rất chậm, ba bốn tháng mới viết được một truyện ngắn. Còn Nguyễn Anh thì ngược lại, chỉ vài tháng đã có tiểu thuyết gáy dày như hòn gạch. Bao giờ viết xong anh cũng in ra, đóng thành tập, có bìa giả như một luận văn tiến sĩ, đưa tôi đọc, nhờ góp ý. Tiểu thuyết của anh là loại tình cảm xã hội nên hấp dẫn, tôi đọc một hai bữa là xong mà không thấy quá vất vả. Mới có mấy năm anh đã có hơn năm mươi đầu sách. Tác phẩm ra ào ạt nhưng anh vẫn chưa nổi tiếng trên văn đàn. Trong giới viết lách chẳng mấy người biết đến Nguyễn Anh.
02 Tháng Mười 20244:38 CH(Xem: 1247)
Như tuổi trẻ của chúng ta, hôm nay / Thứ hoàng hôn oằn mình rực rỡ / Đang chìm dần / Khuất vào nơi biển lạnh. / Bình minh rồi sẽ mọc / Nhưng không thuộc về chúng ta.