- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Vũ Thanh và trường thiên tiểu thuyết võ hiệp lịch sử Việt Nam: TÂY SƠN TAM KIỆT.

22 Tháng Ba 20154:02 SA(Xem: 28386)
EnLiengChanMay-VuThanh







T
ác giả Vũ Thanh tên thật là Võ Thanh Quang, sinh năm 1956 tại Tân Hội - Phước Hưng- Tuy Phước - Bình Định. Đang định cư tại tiểu bang Florida - Hoa Kỳ.

            Theo cách nói khiêm nhường của tác giả thì ông là một nhạc sĩ, thi sĩ và văn sĩ không chuyên, mang tính tài tử và cống hiến. Tuy vậy, những nhạc phẩm của ông đã được chính con trai ông là nam ca sĩ Quốc Khanh trình bày, cũng như Trường thi Hòn Vọng Phu với 2.466 câu thơ lục bát của ông được nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 2012, đã gây nhiều bất ngờ thú vị cho giới yêu thơ, nhạc. Và một lần nữa chúng ta sẽ hết sức kinh ngạc khi tác phẩm tiểu thuyết đồ sộ Tây Sơn Tam Kiệt của ông được nhà xuất bản Trẻ bắt đầu phát hành, dự trù sẽ dài tổng cộng gần 5.000 trang.    

                Tây Sơn Tam Kiệt của Vũ Thanh là bộ trường thiên tiểu thuyết võ hiệp lịch sử  gồm ba phần: Phần một: Én Liệng Truông Mây (1738 - 1770). Phần hai: Nhất Thống Sơn Hà (1770 - 1792). Phần ba: Gia Định Tam Hùng (1792 - 1802), kéo dài suốt giai đoạn lịch sử nước nhà từ năm 1738 đến 1802, tức giai đoạn cuối thời Nam – Bắc phân tranh đời Hậu Lê, với Chúa Trịnh Giang ở Đàng Ngoài, Chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong, rồi nhà Tây Sơn thống nhất đất nước cho đến khi Gia Long lên ngôi.

Trong phần Lời Mở Đầu, tác giả đã viết:

           "...Khoảng thời gian hơn sáu mươi năm đó, tuy rất ngắn ngủi trong dòng lịch sử bốn ngàn năm, nhưng lại là một giai đoạn lịch sử oai hùng và sáng chói nhất của dân tộc, đưa tên tuổi của nước Đại Việt vang khắp năm châu. Và vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ đã được liệt vào hàng vĩ nhân, một danh tướng bậc nhất của nhân loại, một vị tướng bách chiến bách thắng, chưa một lần chiến bại, do đó mà trong bài trống trận Tây Sơn không có hồi trống thu quân và cũng do đó mà nhân gian truyền tụng hai câu thơ:

Cổ kim bách thắng Long Nhương Tướng

Nhất thống sơn hà Bắc Bình Vương

           Dù vậy cũng không thể phủ nhận đó là một giai đoạn bi thương nhất của dân tộc và có không ít những sự kiện cũng như những vị anh hùng bị gạt bỏ ra ngoài dòng chảy lịch sử nước nhà.

           Một trong những vị anh hùng bị lãng quên trong lịch sử đó là chú Lía, người hiệp sĩ đã lãnh đạo cuộc đấu tranh của những người nghèo khó chống lại sự thối nát, bóc lột, bất công, quan quyền của triều đình Chúa Nguyễn. Ngày nay, cuộc đấu tranh oai hùng ấy chỉ còn được lưu qua lại hai câu thơ đầy thương cảm:

Chiều chiều én liệng Truông Mây

Cảm thương chú Lía bị vây trong thành

và một bài "Vè Chàng Lía” mà dân chúng yêu thương đã lén lút truyền miệng nhau..."

Cuối lời mở đầu, tác giả tâm sự:

                "Là người con của quên hương Bình Định đang lưu lạc xứ người, giở lại trang sử xưa, chúng tôi mong mỏi xới tìm những viên ngọc bỏ sót đã bị vùi lấp, đánh bóng lên, trả ánh sáng huy hoàng xưa cho họ. Việc làm này vừa như để vơi đi niềm trắc ẩn, vừa như để mua vui cho độc giả, nhất là lớp độc giả trẻ của nước nhà".

                Bằng cả tấm lòng, bằng một văn phong dung hợp giữa đông - tây, kim - cổ, tạo nên nét đặc thù, phù hợp với phong cách và tâm hồn Việt. Bằng sự dày công sưu tầm và nghiên cứu. Và bằng một bút pháp linh họat, Vũ Thanh đã vẽ lại trước mắt chúng ta một bức tranh sống động bối cảnh một giai đoạn lịch sử Đại Việt, vạch trần và tiêu diệt những âm mưu xâm lấn của ngoại bang, những cuộc đấu tranh chống lại áp bức, bất công của giai cấp lãnh đạo hai phủ chúa Trịnh - Nguyễn của những chàng Hiệp sĩ Việt và của những người dân đen cùng khổ nhưng bất khuất, dẫn đến việc thống nhất nước nhà sau hơn hai trăm năm chia cắt.

                Qua ngòi bút của Vũ Thanh, chúng ta sẽ tìm thấy ở đây những tinh hoa và nét đặc thù của võ thuật Đại Việt qua những trận đấu võ kinh thiên của các hiệp sĩ Việt với các cao thủ Thiếu Lâm Trung Hoa, những võ sĩ cung đình Xiêm La, và các kiếm khách xứ Phù Tang - Nhật Bản. Tác giả còn cho ta tìm thấy những thủ đoạn chính trị, những mưu lược quân sự của người xưa mà cho đến nay vẫn còn là những bài học qúi giá. Chúng ta cũng tìm thấy những huyền thoại nước nhà được sống lại một cách hào hùng xuyên suốt tác phẩm.

                Nhưng theo tôi, có lẽ điểm đặc biệt nhất, rõ nét nhất trong ngòi bút của Vũ Thanh là cách xây dựng những mối tình của trai gái Việt. Cách tỏ bày những yêu, thương, ghét, hận của ông rất Việt, thuần tâm hồn Việt, không pha lẫn với bất kỳ một nền văn hóa tâm linh nào khác, khiến khi đọc đến, chúng ta có ngay một sự cảm thông hết sức sâu sắc và tâm đắc. 

           Để bắt đầu cho bộ trường thiên, hôm nay chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc phần một của trường thiên tiểu thuyết Tây Sơn Tam Kiệt - tức: ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY, do nhà xuất bản Trẻ Sài Gòn phát hành.

Tác phẩm gồm 4 cuốn, tổng cộng 1.800 trang

Cuốn 1: Truyền quốc Ô Long Đao.

Cuốn 2: Trấn Biên thành nổi sóng

Cuốn 3: Những mảnh tình oan trái

Cuốn 4: Cờ nghĩa rợp Truông Mây

           ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY được khởi đầu từ âm mưu bá chiếm Cù Lao Phố - Trấn Biên (Biên Hòa) của một thương nhân người Phúc Kiến là Lý Văn Quang, với cuộc tranh đoạt đẫm máu thanh Ô Long Đao huyền thoại nước nhà, tạo nên những ân oán tình thù đẫm máu và nước mắt, cho đến khi cuộc khởi nghĩa Truông Mây của Chàng Lía bị dập tắt vì một sự phản bội đau lòng.

           Với cá nhân tôi, trường thiên tiểu thuyết võ hiệp lịch sử TÂY SƠN TAM KIỆT của tác giả Vũ Thanh là một vì sao, tuy mới mọc nhưng sẽ chói sáng trên nền trời văn học Việt Nam bởi giá trị lịch sử, giáo dục và văn học, được biểu hiện qua tính cách độc lập, mang bản sắc tâm linh đặc thù, thuần Việt của nó.

           Mời qúy độc giả tìm đọc để tự mình kiểm chứng.

           Trân trọng giới thiệu.  

 

BÁT VŨ

 

*** Sách có bán tại các cửa hàng chi nhánh của nhà sách Tự Lực California - Hoa Kỳ, hoặc order tại www.tuluc.com .

Mua sách online tại  AMAZON.COM

Bộ 4 cuốn, giá $60.00 USD.

Muốn mua sách với chữ ký tác giả xin liên hệ:  Vũ Thanh - 954-684-1875

Email:  thanhquang57@gmail.com  hoặc:  https://www.facebook.com/vuthanh2014

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 81395)
Từ xưa đến nay, tình mẫu tử luôn là đề tài sáng tác vô tận cho thơ ca nói riêng và văn chương nghệ thuật nói chung. Một cách tự nhiên, Nguyễn Xuân Tường Vy đã chinh phục độc giả bằng chính những dòng viết giản dị, chân thật về tình cảm muôn thuở ấy.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 90761)
Những ngày cuối cùng của cuộc chiến, tháng 4/1975 như vết nước mắt loang dài của miền Trung ngắn dần đi khi dân chúng di tản vào Nam kiệt sức đến không còn nước mắt khóc cho những xác người ven đường.
21 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 86954)
Ông Nguyễn Hưng Quốc là người rất xục xạo đã lôi ra được những vấn đề văn học độc đáo. Cũng trong một bài viết blog, ông đã phát giác ra là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp rất thích cái thứ chúng ta thường thả vào bồn cầu! Ông viết : “Trong các truyện ngắn, ông (Nguyễn Huy Thiệp) cho chữ (cứt) ấy xuất hiện khá nhiều, một cách trần trụi, hung hãn, đầy bạo động.
21 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 69665)
Nói như Viện Hàn lâm Thụy điển vào đúng 13 giờ thứ năm 07/10/2010, theo lời thư kí Peter Englund khi ông công bố giải văn chương Nobel 2010 trao tặng cho (Jorje) Mario (Petro) Vargas Llosa, là như sau. Nhà văn xứ Pêru này trúng giải nhờ đã: « Thể hiện và phác họa toàn diện cơ cấu quyền lực và hình ảnh sắc cạnh chạm khắc nỗ lực kháng cự, tinh thần phẫn nộ và thành bại của cá nhơn con người. » Về mặt nghệ thuật: « Ông là nhà văn đã triển khai thuật kể chuyện theo phong cách quả tình kì ảo. » Về mặt con người của mình: « Qua tác phẩm, ta biết ngay ông là một con người say sưa trong hành xử. Hễ thấy mình phản ứng rập theo bổn sắc ấy, ông tỏ ra hết sức rung động và lấy làm vui vô cùng. »
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 87447)
Tôi đi ở cho tộc Trần từ lâu lắm. Từ cuối đời Lý. Lúc Trần Thị chỉ vừa cắt nhau. Đêm tháo thai, sống cảnh sinh nở đầu đời nên tâm hồn tôi ngập kinh hãi. Máu từ cửa mình vợ Trần Lý chảy xối, bắn phun tung tóe như bát canh rau dền rơi vãi trên đất. Thứ canh đỏ thẫm, lợn cợn những nhau, thịt, chất nhờn. Trần Thị giẫy, vùng, đôi tay chới với cào cấu vươn tới trong động tác nắm tìm sự sống. Đã biết đi vào đời là đi vào khổ đau, nhưng tôi cũng không ngờ khổ đau to lớn tàn phá đến rách bươm cửa mình vợ Trần Lý. Mỗi cái quẫy mình là mỗi một vũng máu, trào ra, trào cho đến đầy thau. Máu bê bết chẳng khác một pháp trường.
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 85265)
Ngày 11/03/2011 , Bẫy rồng bộ phim Việt Nam (action movie) được chờ đợi nhất sau thành công vang dội của Dòng máu anh hùng sẽ chính thức được trình chiếu . Bộ phim được hy vọng sẽ tạo ra một diện mạo mới cho dòng phim action Việt Nam và chứng tỏ sự trưởng thành cũng như sức mạnh của một đội ngũ những nhà làm phim mới, trẻ và nhiều sức sáng tạo.
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 98929)
Tôi lên Mã Pì Lèng dạy học. Từ dưới chân núi, tôi cứ nhằm theo chòm bản thấp thoáng trong mỏm đá, tán cây mà leo lên. Trời nóng như đốt nương, vượt dốc, cổ họng khô rát, tưởng như mồ hôi đã cạn kiệt không thể chảy ra được nữa, thì bất chợt gặp một dòng nước từ trên núi chảy xuống, tràn qua cả mặt đường đá. Tôi hồ hởi phanh ngực áo, bỏ ca-táp, cởi dép rọ, đứng một lúc cho mát dịu lại, rồi mới thong thả rửa tay, rửa chân, xúc miệng ba lần, uống một ngụm, xong rồi mới lau mình, gội đầu...
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 84298)
Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương, sinh ngày 24/3/1916 tại quê ngoại, xã Phước Lộc, quận Sơn Tịnh, nhưng lớn lên tại quê nội thị xã Thu Xà, xã Nghiã Hoà. Hai nơi đều thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Mất ngày 17/1/ 1946, tại Thu Xà.
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 92871)
Nguyễn Thị Thảo An sinh ngày 03 tháng 2 năm 1960 tại Sài Gòn, tốt nghiệp đại học sư phạm Sài Gòn, hiện định cư tại Kennesaw Georgia, USA . Tác phẩm : *Tuyển Tập (in chung với 4 tác giả khác) *Bức Phù điêu Khắc Cạn (tập truyện, Văn Mới 2001)
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 85344)
LTS: Lê Vương Ngọc tên thật là Lê Đình Quỳnh, xuất thân là giáo sư tư thục Trung học các trường Hưng Yên, Hải Phòng thập niên 1950 và Sài gòn 1960. Ông nhìn vấn đề văn hoá như một “hobby” – Làm thơ, dịch sách, nghiên cứu, biên khảo nhiều về Phân tâm và Di truyền học – Theo quan niệm phê bình sáng tạo của Oscar Wilde…