- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Bọ Lập Và Rừng Cây

09 Tháng Giêng 201512:49 SA(Xem: 32987)
boLap-2-TranTriet
Nhà văn Nguyễn Quang Lập - ảnh Trần Triết (2013)





Có một cây là có rừng và rừng sẽ lên xanh…

Cách đây ít lâu tôi đọc một bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai với tựa đề “Hầu chuyện với anh Trương Tấn Sang” bài viết của ông xoay quanh hiện trạng của đất nước. Như một lời nói thẳng, nói thật, một lời tâm tình dựa trên câu nói mớm của ông Trương Tấn Sang khi tiếp xúc cử tri tại Sài Gòn. Ông Sang nói: “Chúng tôi sẵn sàng nghe những ý kiến cay đắng”.

Đúng như cảm nhận của ông Sang khi thốt ra lời nói trên. Ông Nguyễn Khắc Mai là một trong số những đảng viên CS thầm lặng, những người từng thiết tha với đảng, hết lòng với đất nước; và nay đã thất vọng, đã cay đắng lắm trước thực trạng xã hội và lối điều hành đất nước của lãnh đạo CS hiện nay. Ông Mai cố đem những lý luận Mác Lê và lời nói ông Hồ làm chuẩn, nhưng người đọc có thể thấu cảm được hết cả nỗi buồn, nỗi thất vọng của ông qua bài viết mà có đến tám lần ông nhắc đến chữ Cay Đắng.

Tôi nghĩ đến những đảng viên thầm lặng khác qua ông Nguyễn Khắc Mai. Những người ngày hôm nay, đi trên đất còn nghe được máu ấm của đồng đội mình trên mỗi bước chân qua. Tôi chợt thấy cảm thương những con người đã bỏ cả cuộc đời tin theo chủ nghĩa cộng sản và chạnh lòng nhớ đến câu nói của một nhà văn: “Lệ rơi, thật dễ để dùng ống tay áo lau đi, nhưng tôi phải làm thế nào để xóa vệt nước mắt khỏi trái tim mình?”

Nếu thật đó là tấm lòng của ông Nguyễn Khắc Mai, nếu thật sự tổ quốc không hề đánh mất họ, những người đã một thời lăn thân trong lửa đạn vì độc lập dân tộc, chắc chắn họ biết điều mình phải làm. Ông đã viết câu cuối trong bài tâm tình với ông Trương Tấn Sang như sau:

“Liệu chúng ta có thật tâm sám hối đặng cứu rỗi đất nước thoát khỏi tình thế hiểm nguy trước một Trung Hoa đế quốc, bá quyền nước lớn (mà Tập Cận Bình vừa tuyên bố), liệu có nhanh chóng thoát ra sự suy đồi, trì trệ, bảo thủ, lạc hậu hiện nay hay không…”

Liệu những đảng viên cay đắng như ông Nguyễn Khắc Mai có góp phần cứu nguy được vận mạng của đất nước đang chỉ mành treo chuông không? Tôi cho rằng họ làm được, câu trả lời nằm trong mỗi cá nhân của những Nguyễn Khắc Mai, và bằng vào quyết tâm phải hành động. Rõ ràng chúng ta không còn nhiều thời gian. Tình trạng nguy nan của đất nước không cho phép đợi chờ thêm nữa. Và cũng bởi vì quanh họ, những người dân tuy cô thế, thấp cổ bé miệng cũng đã bắt đầu từ lâu. Điển hình gần đây nhất là hình ảnh đáng phục của Bọ Lập cùng những bạn hữu của anh.

***

Ít ai biết Bọ Lập bị liệt hẳn nửa người sau một tai nạn. Ngay cả đến việc chuyện vệ sinh cho chính mình, anh cũng phải cậy dựa vào vợ con. Cũng ít người biết rằng anh đã một lần toan tự vẫn. Nhà văn Huỳnh Ngọc Chênh kể rằng: một hôm lựa lúc gia đình đi vắng, Bọ Lập đã lăn xuống khỏi giường, anh bò từ căn hộ tập thể của anh lên trên sân thượng. Anh định từ đó gieo mình xuống đất, tự mình kết liễu để tránh gánh nặng cho gia đình. May mắn, có người trong khu tập thể phát hiện và bồng anh xuống. Từ một người từng lâm vào những hố thẳm cuộc đời như thế, Bọ Lập đã vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn của chính mình để nghĩ đến nỗi khổ đau của người khác, để lo lắng về sự tuột dốc thảm hại của đất nước.

 

Biết được hoàn cảnh của Bọ, người ta thêm trân quý cảnh Bọ đi biểu tình chống Trung Quốc ngày 11.5.2014. Hôm đó, Bọ tự mình thuê taxi ra hiện trường tham gia với anh em. Lúc Bọ đến nơi thì đoàn biểu tình đã kéo đi xa rồi! Một mình, Bọ vẫn làm cuộc biểu tình dọc theo đường Đồng Khởi. Bây giờ nhớ lại, hình ảnh Bọ với đôi chân khập khiễng bỗng làm tôi ý thức ra mức quan trọng của TỪNG NGƯỜI ĐẤU TRANH trong tình cảnh hiện nay, đối với đồng đội và đối với việc chung.

 

Thật vậy, thử tưởng tượng năm1285, khi quân Mông Cổ xâm lăng ta lần thứ hai, Vua Nhân Tông đi thuyền nhỏ xuống gặp Hưng Đạo Vương, ngài hỏi rằng: “Thế giặc to như vậy, mà chống chọi với nó thì dân bị tàn hại, hay là trẫm chịu hàng để cứu muôn dân?” Nếu lúc đó câu trả lời của vị Quốc Công Tiết Chế khác đi, không phải là “ Bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu thần trước” thì liệu Đại Việt có còn trường tồn đến ngày hôm nay không? Hưng Đạo Vương đã dùng quyết tâm của chính ông mà bảo vệ được đất nước. Nếu như quyết tâm của một người có sức lan toả đến nhiều người như vậy và giúp cho quân đội của một đất nước nhỏ bé có thể đánh thắng một đội quân lừng lẫy thế giới; thì mỗi chúng ta với lòng thiết tha cùng vận nước, nếu đứng cùng nhau, chắc chắn không có bất cứ một cường quyền nào có thể huỷ diệt được dân tộc mình.

 

Một điều hệ trọng cũng cần được vạch ra: khi cuống cuồng "bắt khẩn cấp" một Bọ Lập đang liệt nửa người và phải đánh máy bằng một tay, lãnh đạo CSVN đã lộ rõ sự bối rối, yếu kém và lo lắng về mức độ chán ghét của dân đối với chế độ. Lo lắng đến mức họ không dùng Điều 258 - lợi dụng quyền tự do dân chủ - để buộc tội, mà phải dùng đến Điều 88 - tuyên truyền chống chế độ - để buộc tội anh. Bạn bè và dư luận khắp nơi lại càng chán ghét và căm phẫn khi nhìn Bọ bị công an lôi đi trong tình trạng không có thuốc men, không người giúp anh ngay cả trong việc vệ sinh hàng ngày. Đây là một hành động tàn nhẫn của lãnh đạo CS, chẳng khác gì một hình thức tra tấn nguội đối với một nhà văn đã cao tuổi lại bịnh hoạn.

 

Nhưng những hành động trấn áp để dằn mặt người chung quanh này, vẫn chỉ dẫn đến những tác dụng ngược, như những trò tương tự trong suốt mấy năm qua đối với Linh mục Nguyễn Văn Lý, anh Điếu Cày, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà báo Nguyễn Hữu Vinh, blogger Người Lót Gạch, v.v... Cứ sau mỗi vụ bắt bớ vô lý và hèn kém, phản ứng của giới đấu tranh dân chủ khắp nước đã không xẹp xuống mà càng đông người xuất hiện công khai hơn, hoạt động mạnh mẽ hơn. Đặc biệt với trường hợp của Bọ Lập. Sự bất nhẫn trước cái ác, cái bạo ngược vô lối của nhà cầm quyền đã dẫn đến hàng trăm bài viết, bài status trên mạng bày tỏ lòng yêu thương và kính trọng đối với Bọ.

 

Đáng phục hơn nữa, một số bạn hữu xót xa cho Bọ, đã không ngần ngại công khai tuyên bố sẵn lòng đi tù như Bọ, sẵn sàng lãnh còng đôi 88 cùng Bọ:

 

Facebook ‘Lô Đề VN’ đăng hình hai blogger Nguyễn Xuân Diện và Nguyễn Tường Thụy sát vai nhau với dòng chữ “2 tù nhân dự khuyết HN có trong danh sách gặp nhau rất vui vẻ. Đang tranh nhau xem ai được bắt trước, ai được bắt sau. Cả 2 đều muốn được bắt điều 79, 88”

 

Blogger Nguyễn Lân Thắng phát biểu: “Bất cứ blogger chính trị nào cũng có thể bị bắt bởi điều 88... chúng tôi đã sẵn sàng…!”.

 

Riêng Facebooker Hoàng Dũng còn đặt chỉ tiêu cho mình: “Phải thế chứ! Đã bị bắt thì phải bị bắt vì chính trị và hẳn phải là 79 hay 88 chứ! Ước gì mình được như bọ Lập. Có bác nào biết những tài liệu tàng trữ của bọ Lập là những tài liệu gì để rồi mà bị bắt không? Chỉ cho tôi để tôi tự nguyện giao nộp với”.

 

Chính lòng yêu thương Bọ trong tình trạng thể chất hiện nay và sự rành rẽ về khả năng hèn kém của lãnh đạo đã dẫn đến sự đồng tình trong giới đấu tranh rằng: dẫu mai này nếu Bọ có đuối sức trong tù, nếu Bọ cần phải về nhà uống thuốc, tịnh dưỡng thì chắc chắn sẽ có nhiều anh chị em sẵn lòng thế chỗ cho Bọ, và họ vẫn luôn thương quí Bọ hết lòng.

 

Đến lúc này, hình như mọi người đều đã nhận ra rằng nếu rụt lại trong im lặng chúng ta chỉ yên ổn tạm thời, nhưng cùng lúc chấp nhận cho nhà cầm quyền lại treo một cái mã tấu khác trên đầu mình. Và nếu rụt lại thì cũng sẽ rất có lỗi với Bọ, với những hy sinh cao quí của Bọ, của anh Ba Sàm, anh Duy Nhất, và bao người khác. Tôi tin rằng nhiều người âm thầm ngoài kia đang muốn được sống như Bọ. Họ thấy cần phải làm một điều gì đó với Bọ, cho Bọ, và vì Bọ. Ai cũng muốn được cùng với Bọ dũa cho mòn, cho đứt cái còng 88 này.

 

***

Bỗng dưng tôi nhớ đến cái ý niệm một mình trong bài hát “Một Đời Người, Một Rừng Cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn “…tôi vẫn nhớ hoài một loài cây, sống gần nhau thân mới thẳng, có một cây là có rừng và rừng sẽ lên xanh”. Tôi bỗng muốn cám ơn Bọ Lập, cám ơn đôi chân khập khiễng trong buổi biểu tình một mình của anh. Từ anh, tôi đã nhìn thấy một rừng cây đang lên xanh. Tôi nhìn thấy Hoàng Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Tường Thuỵ, Nguyễn Xuân Diện và nhiều, nhiều người khác nữa…

 

Và tôi nghĩ đến nỗi cay đắng của những Nguyễn Khắc Mai với một niềm hy vọng lớn lao. Nói cho cùng, nếu so sánh tương quan lực lượng giữa ta và giặc, thế hùng mạnh của Mông Cổ thời ấy và sự hung hãn của Trung Cộng ngày hôm nay… không có gì khác biệt. Rõ ràng, thắng hay bại, nhục hay vinh của một dân tộc tuỳ thuộc vào sự quyết tâm và sáng suốt của mỗi con người.

 

 

1-1-2015, khai bút cho một năm thật sự mới.

 

Nguyệt Quỳnh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 37052)
D ohamide là một tên tuổi quen thuộc trên báo Bách Khoa trước 1975, chuyên khảo về lịch sử và văn minh Chàm. Đã xuất bản năm 2000: “Dân Tộc Champa: Hành trình Tìm về Cội Nguồn”. Xuất thân Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và tốt nghiệp M.A. Đại Học Kansas, Hoa Kỳ. Lớn lên ở miệt Hậu Giang Châu Đốc nên rất am tường về hệ sinh thái Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là bài điểm sách thứ hai của anh Dohamide nhân dịp CLCD BĐDS tái bản lần thứ 3.
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 34585)
e m đừng hỏi tôi một thứ tình yêu mỏng như giấy kẹp thời buổi lơ mơ hàng họ giấy má tái sinh hầm cầu những khuôn mặt người từ đâu hoang mang đại để kim rãi đường mũi dùi cắm sâu vào họng nựng nịu lũ đầu têu hí hửng cá độ hung tàn
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 29338)
...nhắc đến cuộc vượt thoát của những cựu lãnh tụ sinh viên Thiên An Môn, người ta không khỏi bồi hồi nhớ lại những cái chết ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh chỉ mới hai tháng trước. Ngày 18/4 năm 2014 đã có những người Duy Ngô Nhĩ tị nạn, tuyệt vọng tự sát tại cửa khẩu Quảng Ninh. Hình ảnh thi thể của họ bị vất nằm ngổn ngang trên những chiếc xe lôi đã đem đến cho chúng ta cái cảm giác bất nhẫn, thương tâm.
04 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 33432)
A nh đang làm gì sao chưa ngủ Em biết anh đang yêu Như vòng tròn tự vẽ Như cởi truồng tắm với vòi sen Em không ghen sao anh lại sợ Một bề mặt phi lý của đêm...
03 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 31934)
c ứ sống như đã sống cứ rầu như đã vui cám ơn người dăm mống lân la. đủ dập dìu
02 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 35290)
Lê Văn Hiếu lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, thơ của anh ray rứt như những câu chuyện buồn trải dài từ rừng cao nguyên đến vùng sóng biển…Chúng tôi hân hạnh giới thiệu những thi phẩm của Lê Văn Hiếu đến cùng quí văn hữu và độc giả Hợp Lưu… (TCHL)
01 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 45883)
Bài viết của Tiến sĩ Sử học và Tiến sĩ Luật học Vũ Ngự Chiêu "Nhìn Lại Vấn Đề Hoàng Sa" trên cả hai bình diện sử học và công pháp quốc tế. Bài nghiên cứu được viết vào năm 2009 và đã đăng trên Hợp Lưu báo in cũng như trên trang nhà của Hợp Lưu. Dù nhiều năm đã trôi qua nhưng tính thời sự vẫn còn rất mới ... Chúng tôi xin post lại bài viết để gởi đến quí bạn đọc và văn hữu Hợp Lưu. TCHL
01 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 32995)
Ở khúc nhạc nào cho em đây Những dở dang cùng buổi chiều vàng Nghe mưa mây cũng buồn u uất Ta nợ tình em một dịu dàng…
01 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 36008)
Lần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Lưu, Minh Thùy sống và làm việc tại Âu Châu. Truyện của Minh Thùy sống động và lôi cuốn người đọc từ những dòng đầu tiên. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu truyện "Terminal, miễn phí!" cùng quí văn hữu và độc giả Hợp Lưu. (Tạp Chí Hợp Lưu)
01 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 34936)
T ôi nhận công việc làm thợ sơn trong một hãng sửa chữa tàu sông nằm sát bên hồ Michigan. Thực ra tôi chẳng có chút kinh nghiệm nào trong việc này. Sếp tôi, ông Anthony, cứ nhất định là tôi sẽ làm được. “Dễ thôi mà!” Ông nhìn tôi sau một hồi rồi bảo thế.