- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Ông Truyền Khai Mở Thời Kỳ Mới: Gác Kiếm Là Tự Sát

14 Tháng Mười Hai 201412:57 SA(Xem: 29608)

TranVanTruyen
Các nhà lãnh đạo cộng sản rất sính chứng minh tính khoa học trong các suy nghĩ, lời nói, việc làm của họ.

Mỗi khi tung ra quyết định gì, các lãnh tụ không chỉ khẳng định đó là điều duy nhất đúng, mà còn phải đúng trên khắp địa cầu, trong mọi thời đại, và ở tất cả mọi nước.

Chính vì vậy mà đất nước Việt Nam dù vào thời kỳ chưa có giai cấp công nhân vẫn bị nhồi nhét vào cho vừa cái khuôn "nhà nước công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo" đưa từ Liên Xô về vào thập niên 1930; dù không có cái gọi "giai cấp địa chủ bóc lột" trong xã hội và văn hóa Việt Nam vẫn phải rặn cho đủ con số chỉ tiêu địa chủ để hành hình trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất, rập khuôn Thổ Địa Cải Cách bên Trung Quốc vào thập niên 1940; dù chẳng có mấy đảng viên biết Khrushnev muốn gì bên ngoài các bài bản học tập và bức tường bưng bít thông tin của đảng CSVN vẫn có chiến dịch bài trừ các "phần tử xét lại" tại Việt Nam chỉ vì Mao Trạch Đông nhân danh chống chủ nghĩa xét lại tung chiến dịch loại trừ các đối thủ Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình,... bên Tàu.

Ai cũng tưởng ở đầu thế kỷ 21 này, kiểu bắt chước điên cuồng đó khó có thể xảy ra nữa, nhưng xem ra lịch sử cộng sản lại đang tái diễn.

Tại Trung Quốc, lãnh tụ Tập Cận Bình tung ra chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” từ khoảng giữa năm 2013. Khác với những chiến dịch chống tham nhũng để biểu diễn mà đời chủ tịch đảng CSTQ nào cũng có, lần này, họ Tập phá bỏ luôn cái qui ước bất thành văn đã có suốt từ thời Đặng Tiểu Bình. Đó là không đánh các ủy viên trung ương đảng sau khi họ đã về hưu, bất kể họ là ruồi hay hổ. Chỉ đánh họ khi còn tại chức.

Tập Cận Bình đánh mọi thứ hổ không thuộc phe cánh của mình dù tất cả các quan chức, theo các quan sát viên quốc tế, đều có mức tham ô chẳng kém gì nhau. Trong quân đội, đã có bốn "con hổ lớn" cùng bị khai trừ khỏi Đảng và cùng đi tù một lúc: các tướng Từ Tài Hậu, Lý Đông Sanh, Tưởng Khiết Mẫn và Vương Vĩnh Xuân; chưa kể Thượng tướng Quách Bá Hùng.

Các con hổ cực lớn khác bên ngoài quân đội bị làm thịt phải kể đến Bí thư tỉnh Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, và cựu trùm công an - an ninh, Ủy viên Bộ Chính Trị Chu Vĩnh Khang. Bạc Hy Lai cùng vợ con và nhiều thủ hạ đã ngồi tù từ nhiều tháng qua. Còn Chu Vĩnh Khang vừa bị khai trừ khỏi đảng ngày 5.12.2014 và đang chờ ngày ra tòa.

Điều đáng nói là phần lớn các con hổ bị lột da cho đến nay đều là tay chân đắc lực của cựu lãnh tụ Giang Trạch Dân. Nói cách khác, vòng dây thòng lọng của họ Tập đang xiết nhỏ dần quanh cổ ông Dân dù ông đã về hưu hơn 1 thập niên. Ngay cả Hồ Cẩm Đào, người tiền nhiệm của họ Tập, cũng không được ngồi yên. Ông Tập đã bắt đầu đánh các con hổ cao cấp thuộc Đoàn Thanh Niên CS, nơi được xem là hệ phái riêng của Hồ Cẩm Đào.

Thế là tại Việt Nam, luật bất thành văn tương tự cũng bất ngờ biến mất. Trong mấy thập niên qua, các cựu lãnh tụ từ Nguyễn Hà Phan đến Lê Khả Phiêu, sau khi bị thanh toán quyền lực xong và phải rút về hưu thì họ được để yên dưỡng già. Nhưng Trần Văn Truyền đã khai mở một thời kỳ mới, thời kỳ không tha cả các con cọp đã rụng răng.

Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền từng là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN trong nhiều khóa. Trong nhiều năm, ông từng hét ra lửa và từng có vô số quan chức lễ mễ đem quà đến tận cửa để xin ông "khoan hồng". Các manh mún tố cáo ông tham nhũng đều bị đánh bạt ngay và các thủ phạm bị "chăm sóc" tới tận xương tủy.

Nhưng nay, khi không còn vũ khí trong tay và các đồng minh lẫn đồng chí của ông đều bỏ chạy, ông Truyền loay hoay chống đỡ ngày càng yếu dần rồi chính thức đành chịu làm con dê tế thần đầu tiên.

Với cánh cửa Trần Văn Truyền đã mở, nhiều người tin rằng con hổ về hưu kế tiếp bị đem ra lột da sẽ là cựu chủ tịch UBND Hà Nội, Hoàng Văn Nghiên, người đang có các biệt thự và khối tài sản ngang tầm với ông Truyền. Nhưng có lẽ đáng quan tâm hơn cả là các nguồn tin đang nhắc đến tên ông Nguyễn Bá Thanh và khối tài sản của gia đình ông tại Đà Nẵng. Ông Thanh đã lỡ tay và lỡ miệng chọc giận quá nhiều phe nhóm quyền lực và quyền lợi. Các nhóm này vẫn còn lo lắng về người từng đòi “bắt hết, nhốt hết” khi mới ra Hà Nội làm Trưởng ban Nội chính Trung ương. Và đó là lý do mà ông Thanh vẫn núp tại Mỹ để "chữa bệnh" chưa dám về. Ông cũng chẳng dám chữa tại các nước Đông Nam Á hay tại láng giềng Trung Quốc vì chẳng muốn theo chân Tướng Quý Ngọ.

Trong bức tranh xổ tung các qui ước bất thành văn hiện nay, một số nguyên tắc đã trở thành đương nhiên trong hàng ngũ đảng viên cao cấp để bảo vệ bản thân, gia đình và khối tài sản của họ:

1. Tuyệt đối không giữ tài sản tại Việt Nam. Khẩn cấp tẩu tán tài sản ra nước ngoài. Cũng không giữ tiền của tại chỉ một nơi mà thường phải ít nhất tại 2 nơi trong số các quốc gia ở Bắc Mỹ, Châu Âu, và các đảo quốc. Trong số con cái phải có ít nhất một đứa sống hẳn và xin làm công dân chính thức tại những nước có hệ thống pháp luật nghiêm chỉnh.

2. Phải giữ ghế quyền lực tối đa. Quyết không từ chức. Đẩy lùi ngày nghỉ hưu càng xa càng tốt. Vì ngày rời ghế quyền lực là ngày tài sản của mình chính thức trở thành miếng mồi ngon cho cả bầy kên kên đang chờ đợi.

3. Phải giải quyết "tận gốc" các cá nhân và phe nhóm thù địch trong những ngày còn quyền lực trong tay. Quyết không để chúng trả thù khi mình đã "mất kiếm".

Chẳng cần ai thúc giục nhưng rõ ràng giới lãnh đạo Việt Nam đang theo dõi từng đòn phép của đồng chí Tập Cận Bình và còn theo sát hơn nữa cách đối phó của các đồng chí còn lại.

Ngô Đình Thu

Nguồn: RadioCTM

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85718)
Con tàu đã trở nên ọp ẹp, mấy mươi năm còn gì. Người ta nói đây là chuyến tàu tốt nhất hiện nay. Hành khách bực dọc phàn nàn tốt gì mà tốt, như đống sắt vụn, làm như họ là kẻ trên trời rơi xuống không bằng.
23 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 88902)
Tình yêu, cũng như chiến tranh, là hai đề tài muôn thuở của con người. Văn chương ngoại quốc nói về chiến tranh, viết về những trận chiến gần, xa trong lịch sử, chúng ta vẫn thích đọc. Vậy thì tại sao, người Việt Nam viết về chiến tranh Việt Nam lại nhàm chán?
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 92141)
... Tôi đã từng ăn thịt chuột. Tôi ăn vụng của em tôi. Bố cấm tôi nói cho ai biết. Bố đã cho thằng em tôi ăn bao nhiêu con chuột tôi cũng không nhớ nổi. Chỉ có điều bố thích như vậy. Bố nướng con chuột lên, thế thôi. Thằng em tôi cười hềnh hệch, nước dãi chảy dài, cầm con chuột gặm như một bắp ngô nướng. Những tảng máu chưa đông rịn đỏ hai mép. Tôi thấy đầu mình ung ung. Những hình ảnh như những mảnh vỡ lộn xộn va đập vào nhau liên hồi ...
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 89865)
Không ai biết cuộc sống của ai đang xáo trộn. Không ai biết ai đang nghĩ gì. Người chồng không bao giờ biết người vợ vừa gối đầu lên tay mình vừa dâm hoan với sếp của ả trong giấc mơ. Gã sếp đô con, bụng cuộn lên những bó cơ và làm tình thì miễn bàn. Người chồng không bao giờ biết âm hộ của ả nóng bừng như muốn nổ tung ra. Mà biết cũng chẳng thể chết ai vì ả là vợ của anh ta.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 111344)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91931)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91456)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81736)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86200)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 87224)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.