- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Như Một Giấc Mơ Dài

10 Tháng Mười Hai 20141:48 SA(Xem: 46589)



buu y 2

Bửu Ý ký tặng sách cho Đinh Cường, Lữ Quỳnh.


huế chiều chạng vạng hàng me

ý ơi bạn vẫn mùng che giấc sầu

Đinh Cường

 

Khoảng mùa hè năm 1985, Bửu Ý vào chơi Sài Gòn. Ở thành phố này, thời gian của anh thường dành cho, quanh quẩn, với những người bạn thân Đinh Cường, La Quang Thanh, Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Văn… Trong một lần ngồi với nhau, uống rượu, nói nhiều chuyện lan man từ trưa đến chiều, bỗng câu chuyện bất ngờ chuyển đề tài về vợ con. Một bạn nói, Bửu Ý lần này trở về Huế nên tính chuyện cưới vợ đi. Anh em cười hưởng ứng, trong khi Bửu Ý nói chậm rãi, không đâu, moa cũng như Sơn, không có tính gì chuyện vợ con đâu. Cuộc rượu vui vẻ khép lại trong không khí tình thân, ấm áp.

Tuần sau Bửu Ý về Huế, và chỉ hơn một tuần sau nữa, thì có tin nhắn của anh cho Trịnh Công Sơn, moa quyết định cưới vợ; và ngày làm đám cưới cũng cận kề. Thế là anh em ở Sài Gòn, vừa rất vui và cũng vừa lo sốt vó. Lữ Quỳnh lấy chiếc PC của Sơn chạy thông báo bạn bè, còn nhớ trong số đó có anh Đăng Ngọc Hồ và Hồ Đăng Lễ. Anh Hồ đang khám bệnh ở phòng mạch, còn anh Lễ đang ngồi uống bia với các bạn ở gần nhà.

Sau này nghe kể lại, đám cưới của Bửu Ý ở Huế đẹp lắm. Cô dâu không lạ với các bạn. Chị Lợi làm việc văn phòng trường đại học Sư Phạm. Chị rất thân thiện với bạn bè của anh. Các cháu Mưa và Tây lần lược chào đời.  Cháu gái đầu lòng lớn lên rất xinh đẹp và giống mẹ, cháu học giỏi, tốt nghiệp ban Pháp văn, du học Pháp. Hiện nay là giáo sư Pháp văn, theo nghiệp cha ở trường đại học Huế. Tây, cháu trai thứ hai, cũng giỏi dang, tốt nghiệp trường Mỹ Thuật, có nhiều tranh, cháu sinh năm 1988, sau khi Bửu Ý đi giảng dạy ở Pháp về.

Có thể nói gia đình anh Bửu Ý rất đẹp, đầm ấm, hạnh phúc vô cùng. Cho đến một ngày trong năm 2005, tôi choáng váng nhận tin chị Lợi mất vì ung thư. Tôi phone, email chia buồn với anh. Lần về thăm nhà sau đó, tôi ra Huế thắp hương cho chị và ngồi nghe anh kể chuyện. Thật buồn.

Với Bửu Ý, cũng như Đinh Cường, Trịnh Công Sơn là những người bạn lớn, người anh cả của gia đình tôi. Các anh đã san sẻ những khó khăn của tôi, đã tham dự vào sinh hoạt nghèo khó, buồn vui của tôi và các cháu. Qua các anh dường như tôi đã trưởng thành hơn, biết sống từ bi và độ lượng hơn. Không thể quên những lúc nửa đêm Trinh Công Sơn lên đập tay vào cánh cỗng bằng tôn ở căn phòng tôi thuê, thức tôi dậy, bắc hai chiếc ghế đẩu nhỏ, ngồi dưới mái hiên lạnh lẽo để uống với nhau những ly vodka, mà đôi khi chẳng nói với nhau lời nào. Tôi vẫn không quên một buổi chiều mùa đông cuối năm 1976 ở thành nội Huế, Đinh Cường đi bộ đem qua cho cháu BêLa bấy giờ vừa tròn tuổi, nửa chiếc bánh ga-tô lớn, nói, nhà làm có một chiếc bánh, chia hai, một nửa biếu người lớn tuổi nhất là ông cụ của Võ Đình và người nhỏ tuổi nhất là cháu BêLa đây. Tôi quá xúc động và nhớ mãi.

Rồi còn biết bao kỷ niệm buồn vui với các bạn Định Giang, Bửu Chỉ, Tôn Thất Văn…

buu y-1

NĐThuần, ĐCường, Bửu Ý, Lữ Quỳnh, Siphani.

Bửu Ý có một thời làm thư ký toà soạn báo Mai, ở Sàigòn, hình như năm 1963. Anh sáng tác Kịch, viết khảo luận, viết tạp văn. Anh dịch nhiều sách , có những cuốn mà sau 1985, khi liên kết với nhà xuất bản Văn Nghệ, tôi đã xin phép tái bản như Vườn Đá Tảng của Nikos Kazantzaki, Con Lừa Và Tôi của Juan Ramon Jimenez… Nhưng chỉ được in cuốn Con Lừa Và Tôi.

Tháng 11 năm 2013, tôi về thăm nhà, theo Đinh Cường ra Huế dự triển lãm tranh của anh bày ở căn hộ nhà cũ của Trịnh Công Sơn, nay là Gác Trịnh, nơi lưu niệm một số di vật và hình ảnh của anh. Thật vui lần này có Siphani ở Pháp về, có họa sĩ Nguyễn Đình Thuần từ California, có Ban Mai ở Quy Nhơn ra.

Thật cảm động trong bữa tiệc tối trên sân thượng Câu Lạc Bộ thể thao, Bửu Ý đã đứng dậy, trịnh trọng nói lời chào mừng họa sĩ Đinh Cường và các bạn ở xa về đây. Anh lo tuổi tác và sức khỏe của anh em, không biết có còn được gặp lại nhau như thế này một lần nữa trong thời gian tới? Tối hôm đó có các anh Dương Đình Châu, Nguyễn Hữu Châu Phan, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Đắc Xuân, Phan Thuận An, Bửu Nam... Đêm xuống, Huế se lạnh. Bỗng Bửu Ý gọi với, vì tôi ngồi ở cuối bàn: Lữ Quỳnh hãy quay lưng lại, nhìn dòng sông…Tôi nghe lời anh và nhìn ra cả một dòng sông lấp lánh ánh đèn thật thơ mộng, nhìn một lần để rồi nhớ mãi. Thì ra anh không bỏ sót một điều gì để tặng bạn mình.

Bây giờ cách nhau nửa vòng trái đất ở xa anh, tôi và Đinh Cường (cũng không gần gũi gì, phải mất sáu giờ bay nếu muốn gặp mặt) luôn nghĩ đến anh. Vẫn mong có dịp về lại Huế, về lại con đường Hàng Me, nay có nhà hàng Gecko của các cháu.  Rất vui thấy anh an bình ngồi giữa các bạn ở chiếc bàn cuối quán. Một Bửu Ý không bao giờ thấy thay đổi, một Bửu Ý nhìn vào để kính trọng và tin cậy trao đổi, học hỏi.

San Jose đang mùa đông, suốt tuần qua mưa nhiều và tầng mây thấp. Sáng nay trời ửng nắng, ngồi viết những giòng này, để kịp gửi về cho Quán Văn. Có cháu Hải qua, vội nhờ scan mấy tấm hình của bác Bửu Ý.  

Anh Ý ơi, hãy giữ sức khỏe. Anh bây giờ có nhiều niềm vui hơn, vì vừa có cháu ngoại kháu khỉnh,bên cạnh vợ chồng Mưa tài năng và Tây nghệ sĩ. Nghĩ về anh, đôi khi Quỳnh liên tưởng đến một giấc mơ dài, một giấc mơ êm đềm, hiền hậu, ấm áp. Quỳnh vẫn thường có những giấc mơ, mà lạ thay, những giấc mơ kỳ diệu, luôn lặp lại nhiều lần. Trong đó quanh quẩn, vẫn là hình bóng bạn bè, để lúc tỉnh ra bao giờ cũng cảm thấy nuối tiếc và yêu mến nhẹ nhàng đời sống hơn.

 

San Jose, December 8- 2014

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tư 20244:07 CH(Xem: 15689)
On the evening of December 21, 1946, the Bach Mai radio resumed its operations somewhere in the province of Ha Dong after a day of silence. One of its broadcasts was Ho Chi Minh’s appeal to the Viets for a war of resistance. He reportedly said: The gang of French colonialists is aiming to reconquer our country. The hour is grave. Let us stand up and unify ourselves, regardless of ideologies, ethnicities [or] religions. You should fight by all means at your disposal. You have to fight with your guns, your pickaxes, your shovels [or] your sticks. You have to save the independence and territorial integrity of our country. The final victory will be ours. Long live independent and indivisible Viet Nam. Long live democracy.
25 Tháng Năm 202510:09 SA(Xem: 1484)
Bài thơ hôm qua bây giờ đã cũ Tình yêu năm rồi bây giờ đã xa Chỉ nỗi buồn sao không chịu cũ Vẫn mới nguyên, như bị, tâm thần
20 Tháng Năm 202510:13 CH(Xem: 2455)
Ngày qua ngày còn chăng kỷ niệm / Bàn tay em đường chỉ vô tình / Chiều mưa lạ “chiều mưa dông tới” / Nỗi buồn vui con mắt nhớ nhà
20 Tháng Năm 202512:46 CH(Xem: 2057)
Tin anh Trần Hoài Thư mất đã được nhà thơ Phạm Cao Hoàng thông báo cùng bạn bè đúng một tháng sau ngày chị Nguyễn Ngọc Yến, người vợ dấu yêu của anh ra đi (27-4-2024), vào sáng ngày thứ Hai 27-5-2024 cũng là ngày lễ Chiến sĩ trận vong (Memorial Day) của Hoa Kỳ. Một trùng hợp thật ngẫu nhiên. Nhà văn nhà thơ Trần Hoài Thư là một sĩ quan thuộc QLVNCH ngày xưa và khi định cư ở Mỹ, anh cũng là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, đã cùng anh Phạm Văn Nhàn, một đồng đội và bạn văn thời trước, xuất bản tạp chí Thư Quán Bản Thảo và thành lập nhà xuất bản Thư Ấn Quán với chủ trương khôi phục và vực dậy di sản văn chương miền Nam. Nay thì người Chiến sĩ ấy đã trận vong. Thật buồn!
19 Tháng Năm 20254:34 CH(Xem: 2785)
Từ em thấp thoáng bên song / Vườn thơ anh nở một bông cúc vàng / Từ em đưa nắng xuân sang / Anh nghe tháng giá, năm hàn rụng rơi
19 Tháng Năm 202512:44 SA(Xem: 3025)
chiếc cà vạt đeo những giọt nước / nguồn khát vân bích hoang mạc / có những cú nhẩy nhổm chết người / đứng thắt thẻo một mình coi chừng té không ai người chụp bắt bóng.
19 Tháng Năm 202512:12 SA(Xem: 2415)
Lương y Lê Huân gọi hắn, giọng hụt hơi đọng nước mắt: - Chú… Chú cứu anh với… Anh gặp nguy… Rồi ông tắt máy có lẽ bằng bàn tay run rẩy… Hoang mang rối bời, hắn phóng xe đến ngay nhà người “bạn vong niên” - như ông đề nghị gọi thế. Lê Huân vốn là người bình tĩnh, từng trải, thương người, không chấp vặt, không gây ác nghiệp với ai bao giờ, vậy mà đang mắc phải chuyện cực kỳ hệ trọng. Nhưng hắn có bản lĩnh gì đây để ông nhờ vả? Quả là chuyện động trời, liên quan đến tính mạng của một cô bé vừa tốt nghiệp Trung học phổ thông, bạn thân của con gái hắn.
18 Tháng Năm 202511:27 CH(Xem: 2588)
Ngày 06.05.2010, cách nay 15 năm, tôi mất một người bạn thân và quý ở Hà Nội. Đó là anh Hoàng Cầm. Hoàng Cầm và Thái Bá Vân là hai người bạn HN mà tôi có tình thân và quý mến từ những năm 1990. Tình cảm này đã gây trong tôi những xúc động sâu xa khi mất đi các anh. Tôi không làm Thơ theo lối “khóc bạn” cổ điển. Những bài Thơ viết về các bạn đã mất là những cảm xúc của một tình bạn tuy không gian cách xa, nhưng rất gần gũi trong Tình, trong Thơ.
17 Tháng Năm 20254:11 CH(Xem: 2368)
Vô cùng thương tiếc / khi hay tin nhạc mẫu và thân mẫu của Phạm Viết Ky và Trần Thúy Liễu là: Cụ Bà MARIA TRẦN TRỊNH KIM NGỌC / Sinh ngày 7 tháng 1, năm 1935 tại Hà Nội, Việt Nam / Đã được Chúa gọi về ngày 9 tháng 5 năm 2025 / Hưởng thượng thọ 90 tuổi
17 Tháng Năm 202512:58 SA(Xem: 3403)
Bằng giọt nước rơi thầm khoảng nắng / Bằng tiếng dương cầm / Nhẹ sâu tháng năm / Bằng ánh mắt tan vào mộng tưởng / Xuyên qua em / Cơ hồ mênh mông /