- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Em, Chúa & Tôi

08 Tháng Mười Hai 20148:19 CH(Xem: 30041)

Lang mang mùa Da Quy
Lãng mạn mùa Dã Quỳ- ảnh Phạm Anh Dũng




Em, Chúa & tôi

 

 

Chúa ngày nay khác Chúa hôm qua
thì em vẫn còn điều mới lạ
có bao giờ em hỏi dòng nước mắt
khóc vì nhau sao không cạn hết một lần 

em bây giờ khác em ngày xưa
như mỗi ngày một bình minh khác
ly cà phê sáng nào vẫn thế
mà nỗi nhớ em quay quắt khác hôm qua 

Chúa tạo hoa hồng không có mầu tím thuỷ chung
nên cứ phản bội để anh được yêu em thêm nhiều lần nữa
ta trốn tìm trong vòng tay nhau khi vẫn còn siết chặt
lần hẹn đầu đâu chỉ một buổi đầu tiên 

Chúa bây giờ nếu là Chúa hôm qua
thì sẽ chẳng phục sinh làm gì nữa
Chúa đâu thể một lần cứu rỗi
khổ đau bây giờ và cho cả mai sau

anh bây giờ yêu em của xa sau
ngày em khóc vì người đàn ông khác 
Chúa ngày mai chết trên thập giá khác

anh cũng sẵn lòng chết thêm nhiều lần nữa
trên thập giá thân em cái chết không chỉ một lần

 

 

 

 

có điều gì..

có điều gì nho nhỏ 
chẳng biết gửi nơi nào
hỏi mây trắng đi đâu
mang về ngày nắng nhé

có điều gì nhè nhẹ
trong cái lạnh se se
bờ vai như đòi hỏi
cái tựa đầu nôn nao

có điều gì xôn xao
giữa buổi đời vắng vẻ
tiếng còi xe buồn tẻ
làm mẻ một rụng rời

có điều gì hơi hơi
nhiều nhiều hay in ít
chẳng đủ gọi là gì
để vừa y nỗi nhớ

có điều gì ngờ ngợ
càng lấp lại càng sâu
em trốn vào trong tóc
tôi tìm nơi không nhau 

có điều gì đau đau
âm ỉ liền vết sẹo
chút đánh rơi bé tẹo
mà nặng tiếng thở dài

có điều gì tê tái
nghèn nghẹn nỗi bao dung 
tiếng kẹt cửa ghen ghen
mở cõi lòng chật chội

có điều gì tồi tội
tôi ngồi khóc trên đồi
thả từng chiếc phai phôi
chôn cất mình trong gió

có điều gì nho nhỏ
chẳng biết để vào đâu
gửi theo chuyến đưa dâu
em về nơi nắng nhé

 

MIÊN DI

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười 201412:46 SA(Xem: 32630)
Không có mùa thu trên những con đường này Chỉ hai mùa mưa nắng Làm gì có mùa thu để đi trên những xác lá vàng trong công viên Chỉ là những ngọn gió chướng của ngày hè và mùa nước nổi vào tháng chin
12 Tháng Mười 20143:06 SA(Xem: 32303)
mỗi người mang một lý lẽ núp kín trong ốc hó hé bước ra ngoài sợ mặt trời úp chụp
10 Tháng Mười 20143:19 SA(Xem: 33531)
Sự phân biệt trong ngoài là tấm màn trên sân khấu Ác thiện đổi ngôi như thay nhân vật tuồng tích Trò chơi làm thượng đế và hành hạ yêu thương Bữa tiệc đã bắt đầu bằng cơn mê sảng của bầy côn trùng đêm thu
10 Tháng Mười 20143:11 SA(Xem: 34805)
phác họa nỗi đau không lời chiếc não bệnh tật nở ra trong màu xanh giả tưởng người đàn ông về nằm thu lu trên đám rêu chữ thì thầm bị rỗng ruột
10 Tháng Mười 20142:38 SA(Xem: 33368)
Hơn hai trăm năm, kể từ ngày đó, lần đầu tiên, con cháu Nguyễn Huệ kết duyên cùng con cháu Nguyễn Ánh. Hai người miên man trong vườn hạnh phúc. Nhưng lại không có con. Dân tình đồn rằng. Bình cũng có những giấc mơ quái lạ như Út Nhỏ. Trong mơ không biết Nguyễn Ánh nói gì mà Bình đã đi … thắt ống dẫn tinh.
10 Tháng Mười 20141:45 SA(Xem: 43907)
Trong số mấy bài thơ chữ Nôm còn lại của Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ “Qua Đèo Ngang” là bài thơ gần đây được tranh luận nhiều nhất về chữ nghĩa, đặc biệt là về từ ngữ “cái gia gia” . Sự tranh luận này có chiều hướng phủ nhận quan điểm cũ của các tiền bối cũng như những người tin theo họ để bảo vệ cho cách đọc “cái đa đa”.
09 Tháng Mười 20142:59 CH(Xem: 32078)
Nào đâu phần mộ anh nằm Nào đâu tri kỷ tri âm…hỡi trời Cũng con thầy mẹ cả thôi Cớ chi mai mốt khóc người hôm nay
09 Tháng Mười 20141:04 CH(Xem: 29235)
Chính quyền Hong Kong đã hủy cuộc họp với lãnh đạo sinh viên đấu tranh dân chủ, theo dự tính diễn ra vào thứ Sáu 10/10.
08 Tháng Mười 20145:08 CH(Xem: 32715)
Đừng hỏi em về sự lựa chọn nỗi ngày rằng cơn mê đã tan và trời nhuốm tro mây đừng hỏi em về những hao gầy của mùa thiên di mỏi em chẳng lựa chọn được gì ngoài nỗi nhớ di dời
07 Tháng Mười 20145:09 CH(Xem: 30924)
Phần hai cuộc phỏng vấn được gửi đến quý vị sau đây. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu sẽ phân tích về các yếu tố cá nhân, tập thể; về vai trò của thủ lãnh trong đấu tranh, đặc biệt là đưa ra một nhận thức đúng đắn về việc “làm chính trị”.