- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Duyên Xưa

02 Tháng Mười Một 20143:01 SA(Xem: 31803)
lopez
Photo by Lopez


Tôi đã tự hứa với mình bao nhiêu lần. Là sẽ viết về cái duyên xưa của người xưa trước khi ký ức dòn tan, đậm đà ấy nhạt phai dần, tan dần từng mảnh ray rứt bé tí một, như mùi hương hoa trong khu vườn cũ hư hao dần và rưng rức theo gió bay đi tan vào trời xa...

Như từ khi bà ngoại tôi ra đi, mùi hương duyên dáng ấy , lỏng lẻo dần trong ký ức của tôi và tuột dần qua từng kẻ quên quên nhớ nhớ chập chờn của tôi, rồi heo hút mất. Tôi sợ lắm cảm giác ấy, cái hình bóng yêu kiều bé nhỏ, giòn tan, chân chất mà mượt mà ấy bỏ tôi đi một ngày.

Và tôi không còn là tình nhân của ngày cũ nữa.

Cảm giác ấy dù tôi sợ biết bao nhiêu ngày nó đến, đã đến gần lắm rồi, trước khi tôi kịp viết cho cạn hết.

Như anh tình nhân bị bỏ rơi, con mắt đau đớn, con tim xót xa nhìn hộc tủ lưu giữ ký ức của người yêu cũ hao gầy từng ngày một. Điều đau đớn nhất, anh chàng rưng rức nói, không phải là cơn đau nhói ngày em nói chúng ta phải chia tay, mà là khi anh chợt nhận ra ký ức về em, về nổi đau ấy, về nổi nhớ cồn cào xưa ấy, về niềm vui sướng say mê điên dại của một lần gặp mặt, một cái nắm tay, lần va chạm đầu tiên, nụ hôn lên mắt đầu tiên, cảm giác thần tiên ấy cùng với những cơn đau bóp nghẹt hơi thở khi mất em....không còn nữa. Và ngày anh nhận ra anh không còn nhớ em nữa, không còn nhớ về chúng ta nữa. Ngày ấy rất nhiều thứ trong anh sẽ chết đi rồi cùng với tình xưa chết đi!

Mà tôi đã đi xa lắm rồi.

Thiệt tình tôi đã từng là tình nhân của ngày cũ , của những người rất cũ, những thứ cũ kỹ. Gọi là duyên xưa.

Khi bà ngoại tôi còn sống, bà hay nói, tôi là con bé dễ ưa, ưa nhìn. Bây giờ không còn ai khen tôi như vậy nữa. (Có lẻ vì tôi không còn dễ ưa nữa rồi. Tôi khó ưa!)  Chỉ mỗi từ ưa nhìn ấy làm tôi mê mẩn!  Mà đã lâu lắm rồi, tôi chẳng còn nghe ai xài từ ưa nhìn dung dị mà ngọt ngào đó nữa.  Như nhan sắc cái bông hoa dừa cạn mọc bừng bừng dưới chân hiên gạch tàu, một sớm mai nào ngả ngớn nở tràn trề trên lối đi, khoe màu sắc hồng non nõn hay trắng nhởn nhơ tươi hơn hớn giữa rêu xanh cổ mốc. Ưa nhìn là như vậy đó!

Nói đến duyên xưa, không thể không nhớ về cái duyên dáng lặng lẻ, đằm thắm , sâu thẵm của người đàn bà xưa.

Cái duyên lẩn quất trong nếp áo vải thô, nhuộm tuyền một màu mộc của đất nâu, xanh cây cỏ hay trắng tinh khôi, dung dị mà gần gũi như chạm vào hơi thở hôi hổi của sự sống.

Cái duyên thanh tao vì đức khiêm nhường, tính chịu đựng. Ẩn trong nét cười che nửa miệng, mắt liếc nhin quay đi còn có đuôi, nét mày thanh nhã đen ngời ngợi và môi tươi cắn chỉ ??? không tô son.

Cái duyên dai dẵng, bền bỉ mà sâu sắc vì không tự thân phơi bày mà lẳng lặng tỏa hương, thứ mùi hương của trà ủ trong nhụy sen qua đêm, của hoa lài chum' chím nụ mà thấm vào không gian trời đất, của hoa lá cỏ cây đến độ thắm là say lòng người.

Tôi nhớ cái duyên đó qua hình ảnh bà ngoại. Khi bà ngoại mất đi rồi, mùi duyên xưa còn phảng phất mãi trong ngôi nhà cũ, đến mười năm sau tôi quay trở lại ,hầu như chưa dễ phai tàn.

Duyên của người xưa là vậy, phảng phất mà lâu bền, như chính bản thân đã là thời gian vĩnh cữu. Vạn vật thì mất còn, cái hồn của thời gian là chuyển động muôn đời và bất di bất dịch.

Mãi tôi vẫn không hiểu, người đàn bà duyên dáng ngần ấy, yêu kiều đến vậy, sao không thể giữ được ông ngoại tôi, người đàn ông của bà cho riêng mình. Người đàn bà hấp dẫn như thế, sao có thể cam lòng đi cưới vợ bé cho chính chồng mình, mà không chỉ một lần trong đời làm vợ của bà.

Sao rồi , dần dà tôi mới hiểu ra, bà chẳng cần giữ một người đàn ông cho chính bà, vật gì không thể giữ, hẳn là không nên giữ, thứ gì không phải của mình, không thuộc về mình, rồi sẽ không là của mình. Duyên là như thế, phận là như thế. Tuân theo duyên phận, cũng là một phần của đức khiêm cung, trong vẻ đẹp duyên dáng của người xưa.

Tiếc là con cháu về sau này, chẳng ai giữ được đức tính nhân hậu, nhuần nhã đó của bà. Các dì tôi hối hả, đau đáu tìm mọi cách để giữ chân người đàn ông của mình, người chồng cho gia đình, người cha cho những đứa con... hậu quả là những cuộc chạy trốn , ra đi, từ ly và đuổi bắt ngày càng trở nên vội vã và gay gắt sắt cạnh hơn.

Mẹ tôi kể bà ngoại chưa bao giờ tỏ ra buồn khổ khi ông tôi tiếp tục những cuộc ra đi và phiêu lưu của ông. Bà cũng không tỏ ra mừng rỡ hay cuống cuồng níu giữ khi ông tôi quay về. Góc vườn có hồ sen, chốn bình an u nhã. Là nơi ông tôi lẳng lặng quay về sau những cuộc vui ồn ào mệt mỏi. Cuối vườn là bờ ao xanh ngắt màu bèo, bên trên là cầu tre uốn khúc vài thân lan dại, là nơi lưu lại nắng chiều, nơi ông buông thả tấm thân mỏi mệt. Có vài lần bà gội đầu thả tóc bên bờ ao hong khô, ông tôi ngồi một bên, thong thả cầm quạt nan đong đưa khe khẽ. Tôi hiểu đó chính là cái duyên thầm lặng, tình tứ thu giữ linh hồn một người đã từ giã thú phong trần.

Tôi nhớ đến cái duyên thắm đỏ khi bà tôi nghiện trầu.

Bà duyên từ chiếc túi lỉnh kỉnh đựng đồ nghề ăn trầu.  Bộ đồ nghề nhỏ nhắn bằng bạc khắc hoa văn tinh xảo như đồ hàng của con nít, nào là bình vôi có quai hình chùm cau, ống vôi nhỏ xíu có dây xà tích đeo cầu kỳ, cối giã trầu và cái ống ngoáy nhọn chĩa ba, con dao bổ cau ngắn chỉ bằng ngón tay mà bén ngót, đến cái ống nhổ loe miệng cũng trổ khảm cầu kỳ.

Và duyên đến cả cách têm trầu . Từ cách bà chọn trái cau ngon cân hạt, loại lá trầu bánh tẻ tươi mởn, để tỉa thành hình cánh phượng mời khách quý hay cánh kiến, cánh quế , mũi mác để đơm trên bàn thờ . Tôi hay luẩn quẩn bên bà, ngẹo cổ say sưa ngắm bà tỉ mẫn, cầu kỳ têm miếng trầu, quẹt vôi vào lá trầu, quấn thêm vỏ quạch, vỏ quế, vỏ chay đã giã nát, và nhón bỏ vào miệng đầy tao nhã. Và say cả mùi hương cay cay say nồng của vôi, của cau và trầu lá tỏa ra từ người bà. Cái mùi hương làm người ta sinh ra nghiện ngập, nửa nhớ, nửa lỡ quên, con mắt lim dim, chân phải đi tìm lạ lẫm.

Duyên trầu là thế!

Còn bao duyên dáng khác không thể kể hết từ trong nét đi nhẹ nhõm, kiểu ngồi ý tứ, dịu dàng mà không e dè sượng sùng. Từ trong mắt nhìn trong trẻo thẳng băng mà không táo bạo sỗ 43sàng. Từ trong miệng cười tươi thắm, mềm mại mà không đong đưa lả lơi. Từ trong duyên nói năng nhỏ nhẹ mềm mỏng từ tốn mà như lạt mềm buộc chặt, ở bên cạnh thì gần gụi thu hút mà khi xa lại nhớ nhung bỗi hỗi bồi hồi thắt lòng thắt dạ chỉ muốn quay về...

Duyên người, duyên nhân cách là thế!

Sau này rồi, con cháu dần dần mai một, chẳng ai còn giữ được chút nét đằm thắm xưa của bà. Cái tinh thần của hoa mai, cốt cách trong trắng như tuyết trong thơ xưa chỉ còn tìm thấy trong hơi xưa, thảng hoặc phảng phất như mùi thơm phấn sáp vùi dưới đáy rương, trang sức ủ trong hộp gỗ khảm trai , một ngày bất chợt ùa ra hương thơm một lần ngây ngất rồi đột ngột tàn phai ngay.

Đó là tôi sáng nay, chạm tay vào chiếc hộp cũ, qua lần vải nhung đã gần mục, nghe mùi hương thoang thoảng Chanel No. 5 gây gây xưa, vài thỏi phấn nụ không còn màu hường, chiếc sáp môi đã phai mùi son thắm... Bất chợt thấy loảng lênh vì tay níu không kịp một làn hương mỏng manh, vụt thoát lên trời.

Và tan vào không trung. Rồi mất hẳn.

UYÊN LÊ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 91154)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 78312)
Một phóng sự ngắn về nhà văn Nguyễn Mộng Giác, người vừa ra đi trong sự tiếc thương của bằng hữu. Mời quý vị theo dõi trong phóng sự sau đây  (video 3 phút).
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 100536)
V ì người tụng một thời Kinh Tôi đi rước nắng về in hiên trời Chiều trông chiều vẫn thảnh thơi Tôi đi hái thuốc về in hiên nhà...
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85350)
T ừ xưa tới nay chúng ta cứ nghĩ rằng sở dĩ con người biết đọc là vì i biết nói, nghĩa là biết tạo ra ngôn từ và phát biểu - còn thú vật vốn không biết nói thì làm sao biết đọc cho được. Thế mà các nhà nghiên cứu phòng thí nghiệm khoa tâm lí và khả năng nhận thức gọi là laboratoire de la psychologie cognitive thuộc trung tâm nói trên, chỉ sau một tháng rưỡi trời khảo sát, đà có thể phủ định điều mà chúng ta hằng tin chắc, khẳng định ngược lại rằng loài vượn babouin tuy không biết nói nhưng biết đọc hẳn hòi.
04 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 98142)
C húng tôi nhận được tin buồn Nhà văn Nguyễn Mộng Giác, Pháp Danh Thiền Ngộ vừa qua đời vào lúc 22 giờ 15 phút ngày 2 tháng Bảy năm 2012 lúc 10:15 pm tại tư gia (Westminster, California, USA) Nhà văn Nguyễn Mộng Giác từng đảm nhiệm chức vụ Chủ bút tạp chí Văn Học, California, Hoa Kỳ, từ 1986 đến 2004 và là tác giả của các bộ trường thiên tiểu thuyết lịch sử Mùa Biển Động và Sông Côn Mùa Lũ ...
05 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 135713)
C ó thể rồi đóa hoa nở ra không trọn vẹn Gãy mất một cánh thiên thần Đóa hoa cũng chẳng có mùi thơm Nhưng tôi mong chờ điều gì đó khác hẳn
04 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 104962)
N gày 6 tháng năm 2012, ông François Hollande thuộc Đảng Xã hội (PS, cánh tả) được bầu làm tổng thống nhiệm kì 2012-2017. Và sẽ chánh thức được chuyển quyền thay thế đương kim tổng thống Nicolas Sarkozy thuộc Đảng Liên hiệp Phong trào Bình dân (UMP, cánh hữu) ngày 15 sắp tới. Từ đây tới đó, ông Nicolas Sarkozy vẫn còn là tổng thống, với đầy đủ quyền lực tối cao. Trong thời gian chín mười ngày này, nước Pháp coi như có hai vị tổng thống, một cánh hữu đương nhiệm và một cánh tả sắp chắp chánh.
31 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 97949)
N goài tập Gái quê, do chính gia đình bỏ tiền ra in năm 1936, trong suốt những năm bệnh tật và nghèo khổ, Hàn còn phải lo tìm cách in thơ, nhưng những cố gắng của Hàn đều thất bại. Hoàng Diệp viết: “Suốt ba năm kế tiếp 1937, 1938 và 1939, ngoài sự sáng tác Hàn Mặc Tử phải mất nhiều thì giờ trong việc tìm kiếm lại tất cả những bài thơ chàng đã làm, để chuẩn bị cho việc ấn hành”. Hai người bạn tâm giao là Quách Tấn và Trần Thanh Địch không có đủ tiền in. “Cuối cùng Thế Lữ xuất hiện và hứa giúp chàng hoàn thành việc ấy [...] Nhưng “Sau nhiều ngày theo dõi, thúc giục, Hàn Mặc Tử nhận được tin đầy tang tóc kết thúc công việc in thơ chàng. Thế Lữ vừa cho chàng biết rằng trên một chuyến tàu xuôi về Hải Phòng, tập thơ của chàng đã bị bỏ quên và không tìm lại được nữa”.
31 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 135620)
M ây cũng trắng như ngày xưa cố quận Gió muôn chiều hôm sớm biết về đâu Sao cứ mãi một đời ta lận đận Quảy trên vai chung thủy mấy lượng sầu
31 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 109685)
C ăn bệnh kì lạ của ông ngày một nặng. Tôi vẫn mang bánh mỳ, sữa và vài ba can nước lên cho ông đều đặn. Vài ngày nữa là tôi phải chia tay với ông. Chuyến đi này có thể là mãi mãi. Ông nằm trên giường, mỗi cử động của ông đều khiến chân giường kêu ken két. Những chiếc chậu cũ kĩ bày lộn nhộn. Mấy ngày nay không có mưa và nếu không phải tôi vô tình tới cái làng này thì rất có thể ông sẽ chết khô. Dân làng đã đi hết rồi.