- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Những Bài Thơ Của Thư

19 Tháng Mười 20141:12 SA(Xem: 35033)

NgHoangAnhThu-2014-bw
Nguyễn Hoàng Anh Thư -Huế 2014

 

Với em

Không phải em đói
chỉ là giấc mơ chưa đi hết chặng
đã ngủ quên bên mương suối
ừ, đã bảo em
cứ mơ đi
mơ cho đến khi hoàng hôn nhỏ ròng vào mắt
nén cho thật chặt
chén cơm và quả trứng thật dằn
em ném vào bài thơ tôi
đau
nứt lằn ngày gió xiêu xiêu
đèn xám xanh rêu
nhọc nhằn xanh rêu
lòng người xanh rêu
dòng nước đã chảy đi cơn đau cũ
đường đi học xa hơn ngày mưa lũ
em đi
vào giấc mơ có loài hoa đêm nở trên mi
chẳng có mặt trời
ông mặt trời đã rụng
và em hát
nếm trên môi mặn chát
giọt mồ hôi mẹ sót lại hôm qua
về phía bên kia
không còn lại gì
không một lời nào
như em
giấu trong ngày mưa cũ mèm
ừ em chẳng hiểu
chỉ nghe mưa
mài mòn đá triền miên

 


Thấy từ một trang


Nỗi nghi ngờ vừa va nhau
trên một chuyến tàu
năm nay mùa mưa đến muộn
lũ mối nằm chờ trong đụn đất tránh dông
những ngọn lửa tịch biên những cánh đồng
và máu
tôi thấy những linh hồn tìm nơi nương náu
trong cơn bão
tôi vừa thấy những con người ở đây
mới hôm qua hôm nay và trong những thế kỉ gầy
guộc cái nhìn dừng lại lưng chừng hốc mắt
như những cái vòi hút chưa ráo mực nuốt chửng tờ giấy trắng

Tôi vừa thấy những tội lỗi chạm nhau
giữa ngã ba xa lộ
những xác chết ngồi khóc mùi mẫn
lập đàn cầu siêu và tụng niệm cuộc đời

 

 

Những gương mặt hình tròn


Những gương mặt thon thon
những gương mặt tròn tròn
tựa hồ như những hạt cơm nguội
chúng cần sấy hong để giòn tan qua một ngày mới
( chỉ mong đủ cơn no đặt đầy trên hai bàn tay)
tôi nhìn
những gương mặt thon thon
những gương mặt tròn tròn
diễn và thuyết trong một cái vòng
bóng chồng lên bóng

Thế rồi những gương mặt thon thon
ngày ngày bước qua những hình tròn
ngụy biện trong đám mốc rỉ mòn từ men lam gốm sứ
chúng nhìn đó là thứ
bản đồ cuộc sống hình tròn

Những gương mặt tròn tròn
xoay và liếc
cắt trầm tích thời gian
những gương mặt có mắt
và con ngươi đang đang bận cắt
những lớp từ tử tế (dù có sai chính tả)

Những gương mặt thon thon
những gương mặt tròn tròn
chảy dài theo lời ngóng mòn cơn khát
từ tấm bản đồ hình tròn

 
Ngọn gió la đà


Dấu hiệu miễn phí trong nền văn minh của chúng tôi
là gió
chúng chuyển động liên tục
tôi thấy sự tự do
rơi ngoài tâm bão
và cuốn
chúng tôi đã ngửi được
mùi thơm của trà
ướp hương trong giọt sương sớm
tất nhiên có nắng
của mùa thu
vàng dịu

Và chúng tôi đã đi qua
ngàn ngạt cánh đồng
đầy gió
cả những câu trả lời bỏ ngỏ
có những con trâu ngơ ngác trốc những gốc rạ trắng phau
gió đỏ nhàu
rỉ màu bùn non nhào nặn từng con chữ
con dê đi học
con cóc ở nhà
lũ lợn ê a
tợp tợp trên cái máng lợn sứt
có bà hoàng hậu
ngâm nga những bài thơ về con cò quá vãng
những ngọn tre khô khắt phía cuối đường làng
và gió lan
nỗi nhớ viền vạnh tuổi ấu thơ mon men miền lạ
gió la đà
tiếng chuông rơi miền tục lụy
gió rơi
giã giã nhịp chày
và hát
" phất phơ trúc mọc trăng tà"

 


Nó là ai hả gió ?

 

mà nằm tròn trong một chữ O
nó cảm thấy an toàn trong
trong đường đi của những con rùa
không phải cái mai bạn thấy
nó nằm đơn độc trong đấy
và vẽ mái nhà
chấp nhận rủi ro
từ gió

Nó đấy
đang viết bài thơ trang trí
mà giọt mực bảo: đừng lãng phí lãng phí
hãy đứng dậy mà đi
nó cứ viết
cứ mài mực mải miết
có thể nó sẽ làm như vậy cho đến chết
nó hý hoáy phết lên cuộc đời vài nét
tấm tắc bảo: ừ hay
hay thật, như ngày xưa ai đó vỗ đùi đánh đét
nó nhìn
không phải ở ngoài kia
ngõ đêm đang vắng
nó nhìn đôi bàn chân
lua khua lắng lắng
dưới những chiếc lá vàng
nó tò mò và mở chữ O
nó đội lên mình chiếc mũ
và bắt đầu cuộc hành trình
lúc trời đang mưa

Ố ố là là

Con đường móc túi
lấy ra những chiếc lá vàng
khỏa nhẹ nhàng vào đường cong thu vừa uốn
quá nửa chặng trong bài hát của Thu Minh
ố ố là là
giữ bản nguyên
như là truyện Kiều
vừa được phổ nhạc ráp
[bản nhạc đu trên dây cáp]
mân mê số phận
trên những cái vô lăng
lòng vòng lòng vòng
như anh bán bánh bò mấy chục năm
nó cười ngoác miệng
khi nghe thượng đế nói
thiên đường ở trên mặt đất
chậc chậc
thế thì cuộc đời không còn vạ vật
cho đến hết mùa đông
nó cứ vậy
lòng vòng móc túi
khỏa đều trên những đường cong
những chiếc lá vàng
rơi
rơi
lạc đường về phố

 

Cứ thế la cà

Nó là một loài bói cá

la cà
rồi vắt vẻo trên chiếc kim phút của đồng hồ
gõ mấy tiếng rõ to
khi kim giây chưa kịp chạy
nó ngáy
ầm ầm rổn rảng và xòe đôi tay
[sự thật tiếng ngáy mà tôi nghe thấy]
nó đang mơ
chạm ngõ trên dòng sông trăng
nó bắt đầu định vị
dấu phẩy
đôi tai vẩy vẩy
trong mỗi câu ghi chép
nếm vị ngọt ngào từ viên kẹo có mùi thịt
béo ngậy
và sửa lại bộ quần áo xốc xếch
để tham dự bữa tiệc đêm
từ phía ngôi mộ gió
nó muốn đánh mất điều gì đấy
chẳng hiểu ra
và cứ thế la cà
tối lại tối mù mịt

 


Trục đối xứng của bài thơ

 

Bài thơ đi theo hình sin
của đồ thị hàm số lẻ
tâm đối xứng biến trục Ox thành chính nó
trải dài những câu chuyện hàng ngày
những câu chuyện dài về số phận
cong cong dáng hình sin
cuộc đời mải miết đi tìm
nghiệm số ẩn, âm, và cứ biến thiên qua gốc tọa độ
bài thơ ngu ngơ
lượn vòng lượn vòng
hình sin cắt

Bài thơ im bặt
những đường tiệm cận qua đôi mắt
tóe chùm pháo hoa như hôm nay
qua 30 điểm không ngừng tiếng vỗ tay
bài thơ rụng
dưới đống nợ nần của đám lá
chúng đang rơi lả tả
giữa đêm

Bài thơ phát hiện
những nghiệm số vẫn âm
trải dài theo tâm đối xứng
về câu chuyện dài của số phận
đang trượt về đoạn cuối hình sin

 

 

NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99289)
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản, thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 96727)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 72489)
M ùa biển động tập 5, Tha hương là tập cuối, dày nhất, hơn 600 trang, quan trọng nhất và được độc giả mong đợi, để biết số phận nhân vật sẽ ra sao, qua cuộc «đổi đời» tháng 4-1975.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85832)
H ồi xưa, mẹ tôi thường theo mùa mà gọi những người đàn bà bán hàng rong vào nhà để mua hàng của họ. Mùa sen, mẹ tôi mua sen để lấy nhụy ướp trà, mùa cà cuống, mùa cốm, mùa sắn dây…
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 92240)
T ôi có thể kể một câu chuyện giống như diễn tiến tự nhiên của cuộc sống. Tất nhiên điều đó không có hại gì cho sự nghiệp văn chương của tôi. Trừ phi tôi muốn dây dưa bằng những thứ ì xèo người ta gọi là vạ miệng. Con chữ giết người. Sự sứt mẻ tinh thần đem đến những mớ bòng bòng rắc rối. Và họa vô đơn chí sẽ có một vài kẻ bắt vạ không lương thiện. Họ làm tổn thương tâm hồn nhà văn của tôi.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 88082)
T ôi thật sự muốn viết đôi dòng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được gì. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 91117)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 78290)
Một phóng sự ngắn về nhà văn Nguyễn Mộng Giác, người vừa ra đi trong sự tiếc thương của bằng hữu. Mời quý vị theo dõi trong phóng sự sau đây  (video 3 phút).
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 100487)
V ì người tụng một thời Kinh Tôi đi rước nắng về in hiên trời Chiều trông chiều vẫn thảnh thơi Tôi đi hái thuốc về in hiên nhà...
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85337)
T ừ xưa tới nay chúng ta cứ nghĩ rằng sở dĩ con người biết đọc là vì i biết nói, nghĩa là biết tạo ra ngôn từ và phát biểu - còn thú vật vốn không biết nói thì làm sao biết đọc cho được. Thế mà các nhà nghiên cứu phòng thí nghiệm khoa tâm lí và khả năng nhận thức gọi là laboratoire de la psychologie cognitive thuộc trung tâm nói trên, chỉ sau một tháng rưỡi trời khảo sát, đà có thể phủ định điều mà chúng ta hằng tin chắc, khẳng định ngược lại rằng loài vượn babouin tuy không biết nói nhưng biết đọc hẳn hòi.