- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Cái bánh

23 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 34867)

bay_dan-nghoangnam-content

 Bầy đàn - ảnh Nguyễn Hoàng Nam


Nước réo ầm ầm bên dưới. Thằng Bi run lẩy bẩy. Từ hôm qua gói mì tôm sống cuối cùng đã được bẻ ra chia làm bốn và sáng nay cả bốn người đói lả và lạnh cóng nằm phủ phục trên mái nhà. Bầu trời thấp, nặng mây đen như báo hiệu những cơn mưa điên cuồng sẽ tiếp tục trút nước xuống. Gần cả xóm đã được dời đi từ ba hôm trước. Lúc đó mấy người mặc áo mưa dày, đội nón cối có hứa là sẽ quay lại ngay lập tức để đón những người còn lại nhưng qua một đêm mưa như trút nước, nước dâng càng cao hơn mà vẫn chẳng thấy ai quay lại, cho đến hôm nay, hình như họ đã bị bỏ quên!

Thằng Bi rướn người, quờ tay xuống cố khum bàn tay lấy một chút nước vả vả vào đôi môi khô nứt. Bác Quyết, bác Nhân và chú Hùng gần như chỉ còn sức bám tay vào những viên ngói cũ để khỏi rơi xuống dòng nước lạnh. Bác Quyết thì thào “Cháu lấy cái nón… cái nón cối múc cho bác ít nước, bác đói quá”. Bi nhìn quanh, chẳng còn thấy vật gì xung quanh trên mái nhà. Những cơn gió đêm qua đã thổi bay tất cả. Nó cố trườn người về phía lổ thủng, những viên ngói dịch chuyển dưới thân hình quắt queo của nó. Bi đã trườn được tới cái lổ trên mái, thò đầu nhìn xuống nơi mấy đêm qua cả bốn người nằm co quắp vì lạnh và đói trên những thanh gỗ lót trên các kèo nhà. Phía dưới là dòng nước trắng nhờ nhờ đầy rác rưởi trôi nổi và cuốn tròn, xoáy ra phía các cửa giờ trống hoác. Không còn thấy bất cứ vật dụng nào trên các miếng gỗ họ nằm. Chắc đêm qua, họ đã làm rơi hết xuống phía dưới mà căn nhà nơi họ trú ngụ, dù được xem là vững chắc nhất vùng cũng chỉ còn lại mấy vách tường. Cơn lũ dữ, ngay từ ngày đầu đã làm bật tung mọi cánh cửa và cuốn tất cả vật dụng đi theo, căn nhà gần như chìm ngập trong nước, và cả bên trong lẫn bên ngoài chỉ có rác và các cành cây gãy trôi vùn vụt theo dòng nước. Không tìm thấy vật gì có thể đựng nước, thằng Bi ráng hết sức lực còn lại, rướn người ngồi dậy, tìm cách leo xuống sát mặt nước. Nhờ nhỏ người, nó cũng đặt chân sát mặt nước và ráng hết sức kêu lên: “Các bác lại gần đây, cháu dùng tay hớt nước lên”. Ba người đàn ông có lẽ không khát nhưng cơn đói và lạnh làm họ thấy cần có nước, cùng cố dịch người về phía lổ thủng nơi thằng Bi ló nửa thân lên. Nó gỡ thêm vài viên ngói ném xuống bên dưới, cố dùng tay hớt nước lên cho từng người. Mấy ông già cựa quậy, cố há miệng, le lưỡi hớp từng giọt nước, thân hình họ quắt queo, áo quần đã bắt đầu rách, da thâm lại như da trâu, đã có những vết loét, cả ba cái miệng đều thều thào “đói, đói quá, chết mất thôi”.

 

Bi dừng tay vì mệt. Nó leo lên mái nhà, nằm sát bên ba người đàn ông lớn tuổi. Bụng nó quặn đau vì trống rỗng. Nó nghe thân thể mỏi nhừ và cảm thấy như muốn ngủ nhưng không thể ngủ vì rã rời. Nó nghĩ đến những người thân, những đứa bạn chăn bò giờ không biết ở đâu nhưng chắc không đói và lạnh như mình và các bác bị bỏ lại. Bi không có cha mẹ để nhớ, từ bé nó lớn lên với chú Hùng, cũng sống một mình cuối xóm, giờ đây cả hai chú cháu đều kẹt lại cùng bác Quyết và bác Nhân. Bỗng nó nghe bác Nhân chóp chép miệng: "Ngon thật! Ngon thật!". Bi ngạc nhiên, mở to mắt nhìn người đàn ông thường ngày bơm xe đầu làng. Rồi bác Quyết cũng rên rỉ: "Ừ, ngon quá, miếng dồi này béo ngậy!". Thằng Bi nuốt nước bọt ừng ực. Trong trí nó bỗng hiện ra những bữa thịt chó hiếm hoi chú Hùng dẫn nó đi ăn tại quán Mụ Béo khi có chút tiền. Những miếng mỡ chó vàng ươm, khúc dồi thơm phức, mùi riềng ngào ngạt... Nó cũng nằm xuống, nhưng không nhắm mắt mà ngước nhìn bầu trời xám đục như đang thấp dần, chú Hùng của nó cũng lây vào cơn ảo giác vì đói. Cả ba người đàn ông, không, cả thằng Bi cũng bắt đầu nói về những món ngon mà mình từng được ăn, những món mình thèm ăn mà chưa được hưởng, nước dãi họ túa ra ào ạt và thỉnh thoảng tay chân họ co giật...

 

Không biết mê man bao lâu, bỗng nhiên thằng Bi nghe có tiếng rì rầm như một loại xe gì đó đang tiến tới và lớn dần. Bản năng được sống cũng đánh thức thính giác của những người đàn ông còn lại. Chú Hùng tỉnh trước, thều thào "Máy bay, máy bay!". Bác Quyết rồi bác Nhân cũng ráng ngước đầu, nhìn về phía trước và há mồm lắp bắp: "Ồ, máy bay, máy bay. Họ đến cứu mình, họ đem thức ăn cho mình".

 

Cả bốn người ráng hết sức tàn, nửa nằm nửa ngồi nhìn về phía chân trời. Nơi đó hiện dần ra một chiếc máy bay cánh quạt. Nó bay khá thấp, có vẻ như đang bay tìm họ. Tiếng động cơ lớn dần, lớn dần. Bốn con người ngồi trên mái nhà đói lả sung sướng vì họ nhìn thấy rõ ràng trong khoang máy bay chất đầy thức ăn. Họ hét vang: Ở đây! Ở đây!

 

Và rồi họ thấy, từ trong cánh cửa máy bay, một ông tiên hiện ra, ông vung tay. Một vật thể sáng ngời, thơm phưng phức bay vút về phía họ. Chiếc máy bay lướt ngang đầu. Cái vật đó rơi đúng vào lổ thủng mái nhà. Cả bốn người gào to mừng rỡ: "Ôi bánh! Cái bánh to quá". Bác Quyết, bác Nhân thì thào: "Ôi, cám ơn đảng, cám ơn nhà nước".

Hai ngày sau nước rút. Dân làng lục tục trở về. Giữa cảnh tang thương họ tìm thấy thằng Bi và ba người đàn ông chết còng queo trên mái ngói. Họ nằm châu đầu vào nhau. Răng cả bốn người nhe ra như cố gặm vào một cái bánh xe bằng cao su màu đen.

Không một tờ báo chính thống nào đăng tin về những cái chết bi thảm này. Chỉ có những dòng tin về việc hãng hàng không quốc gia thông báo tìm một cái bánh trước của máy bay bị rơi trên đường bay đầy trục trặc từ Hải Phòng đi Đà Nẵng.

 

Nguyễn Đình Bổn

7.2014

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tư 200912:03 SA(Xem: 96489)
IV. NGÀY TÀN CỦA BẢO ĐẠI: Việc Diệm quyết định đánh dẹp Bình Xuyên, ngược lại chỉ thị “ôn hòa” của Bảo Đại, khiến Bảo Đại chẳng còn lựa chọn nào khác hơn phản ứng mạnh với Diệm. Tuy nhiên, phản ứng của Bảo Đại chẳng khác gì tiếng vạc kêu sương. Uy quyền của Bảo Đại chỉ là thứ uy quyền trên giấy tờ, với sự phê chuẩn của những thế lực sau lưng.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 76079)
Họ ngừng trò chuyện nơi đây vì xe đậu lại ngay trước khu chung cư năm tầng lầu. Đến nhà ông bà Mi-Sơ-Vanh rồi. Cả bọn lục tục ra khỏi xe. Lại nghe vang to rầm rầm tiếng cửa xe đóng mạnh.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 84769)
C. CHẤM DỨT LIÊN MINH MỸ-PHÁP: Ngày Chủ Nhật, 8/5, nhân Hội nghị Tam cường và Hội nghị Bắc Đại Tây Dương từ ngày 9 tới 11/5/1955 tại Paris , Dulles, Faure và Macmillan họp bàn về Việt Nam . Bộ trưởng Các Quốc Gia Liên Kết Laforest (3-10/1955) trình bày tình hình Đông Dương.
28 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 109932)
Hai Ông Hoàng Xuân Hãn và Phan Anh đã nói gì về Bảo Đại, Trần Trọng Kim và chính phủ của hai ông này? (Bài thứ hai Viết thêm về hai ngày 19 tháng 8 và 2 tháng 9, 1945)
25 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 98820)
Tháng Ba của người lính ấy thật ra chỉ 11 ngày. Nửa đầu quyển sách là nhật ký hành quân giản lược của 10 ngày, mở ra với vài ngày tiên khởi của một cái vòng luẩn quẩn, tiến dần đến việc từng ngày, rồi từng giờ từng lúc.
19 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 152118)
LTS . ...Dù lịch sử đã sang trang từ lâu, bài ký ức về Tướng Lê Nguyên Vỹ, cố Tư lệnh SĐ 5 BB–người đã chọn chết theo thành, và không nỡ bắt "con em người ta gửi gấm cho mình" chết oan uổng ở những giờ phút tàn cuộc của chiến tranh Việt Nam–là một trong những tài liệu hiếm hoi, có giá trị sử liệu. Hợp Lưu trân trọng giới thiệu tác giả Triệu Vũ với quí độc giả. Tạp Chí Hợp Lưu
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 87876)
Đầu Xuân Kỷ Sửu (25/1/2009) tôi khởi đầu việc hiệu đính phần tư liệu lịch sử Việt từ đời Ngô (938-965) tới đời Nguyễn (1802-1945). Đây có lẽ là lần hiệu đính cuối cùng, và khá tốn thì giờ vì việc chuyển đổi từ lịch Ta qua lịch Tây.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 88204)
Phần III. G. TÀI LIỆU VIỆT: Ngoài tài liệu Trung Quốc, sử quan Việt cũng sử dụng một số tư liệu trong nước.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 91415)
Phần II. Cần nhấn mạnh, mang quân xâm chiếm, chia ra quận huyện để đặt dân Việt vào “vòng lễ giáo” Hán tộc [ kiểu cho đào mộ tổ tiên Lê Lợi năm 1418 (Thông sử, 208 [truyện Trịnh Khả]), hay thiến hoạn thiếu niên Việt] , chỉ là hai trong những biện pháp lấn đất giành dân.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 99701)
Phần IV II. VIỆC NGHIÊN CỨU THỜI CẬN ĐẠI (1800-1975): Giai đoạn trước 1975, việc nghiên cứu sử học đã có nhiều nguồn tư liệu hơn để làm việc. Tài liệu đáng tin cậy nhất, dĩ nhiên, là tài liệu văn khố. Nhiều nhà nghiên cứu sử học chuyên nghiệp đã sử dụng tài liệu văn khố Pháp, Mỹ và Liên Sô. Mới đây, văn khố Hội truyền giáo Hải ngoại cũng đã mở rộng, sau nhiều thập niên “cho người chết ngủ yên.”