- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Cái bánh

23 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 34746)

bay_dan-nghoangnam-content

 Bầy đàn - ảnh Nguyễn Hoàng Nam


Nước réo ầm ầm bên dưới. Thằng Bi run lẩy bẩy. Từ hôm qua gói mì tôm sống cuối cùng đã được bẻ ra chia làm bốn và sáng nay cả bốn người đói lả và lạnh cóng nằm phủ phục trên mái nhà. Bầu trời thấp, nặng mây đen như báo hiệu những cơn mưa điên cuồng sẽ tiếp tục trút nước xuống. Gần cả xóm đã được dời đi từ ba hôm trước. Lúc đó mấy người mặc áo mưa dày, đội nón cối có hứa là sẽ quay lại ngay lập tức để đón những người còn lại nhưng qua một đêm mưa như trút nước, nước dâng càng cao hơn mà vẫn chẳng thấy ai quay lại, cho đến hôm nay, hình như họ đã bị bỏ quên!

Thằng Bi rướn người, quờ tay xuống cố khum bàn tay lấy một chút nước vả vả vào đôi môi khô nứt. Bác Quyết, bác Nhân và chú Hùng gần như chỉ còn sức bám tay vào những viên ngói cũ để khỏi rơi xuống dòng nước lạnh. Bác Quyết thì thào “Cháu lấy cái nón… cái nón cối múc cho bác ít nước, bác đói quá”. Bi nhìn quanh, chẳng còn thấy vật gì xung quanh trên mái nhà. Những cơn gió đêm qua đã thổi bay tất cả. Nó cố trườn người về phía lổ thủng, những viên ngói dịch chuyển dưới thân hình quắt queo của nó. Bi đã trườn được tới cái lổ trên mái, thò đầu nhìn xuống nơi mấy đêm qua cả bốn người nằm co quắp vì lạnh và đói trên những thanh gỗ lót trên các kèo nhà. Phía dưới là dòng nước trắng nhờ nhờ đầy rác rưởi trôi nổi và cuốn tròn, xoáy ra phía các cửa giờ trống hoác. Không còn thấy bất cứ vật dụng nào trên các miếng gỗ họ nằm. Chắc đêm qua, họ đã làm rơi hết xuống phía dưới mà căn nhà nơi họ trú ngụ, dù được xem là vững chắc nhất vùng cũng chỉ còn lại mấy vách tường. Cơn lũ dữ, ngay từ ngày đầu đã làm bật tung mọi cánh cửa và cuốn tất cả vật dụng đi theo, căn nhà gần như chìm ngập trong nước, và cả bên trong lẫn bên ngoài chỉ có rác và các cành cây gãy trôi vùn vụt theo dòng nước. Không tìm thấy vật gì có thể đựng nước, thằng Bi ráng hết sức lực còn lại, rướn người ngồi dậy, tìm cách leo xuống sát mặt nước. Nhờ nhỏ người, nó cũng đặt chân sát mặt nước và ráng hết sức kêu lên: “Các bác lại gần đây, cháu dùng tay hớt nước lên”. Ba người đàn ông có lẽ không khát nhưng cơn đói và lạnh làm họ thấy cần có nước, cùng cố dịch người về phía lổ thủng nơi thằng Bi ló nửa thân lên. Nó gỡ thêm vài viên ngói ném xuống bên dưới, cố dùng tay hớt nước lên cho từng người. Mấy ông già cựa quậy, cố há miệng, le lưỡi hớp từng giọt nước, thân hình họ quắt queo, áo quần đã bắt đầu rách, da thâm lại như da trâu, đã có những vết loét, cả ba cái miệng đều thều thào “đói, đói quá, chết mất thôi”.

 

Bi dừng tay vì mệt. Nó leo lên mái nhà, nằm sát bên ba người đàn ông lớn tuổi. Bụng nó quặn đau vì trống rỗng. Nó nghe thân thể mỏi nhừ và cảm thấy như muốn ngủ nhưng không thể ngủ vì rã rời. Nó nghĩ đến những người thân, những đứa bạn chăn bò giờ không biết ở đâu nhưng chắc không đói và lạnh như mình và các bác bị bỏ lại. Bi không có cha mẹ để nhớ, từ bé nó lớn lên với chú Hùng, cũng sống một mình cuối xóm, giờ đây cả hai chú cháu đều kẹt lại cùng bác Quyết và bác Nhân. Bỗng nó nghe bác Nhân chóp chép miệng: "Ngon thật! Ngon thật!". Bi ngạc nhiên, mở to mắt nhìn người đàn ông thường ngày bơm xe đầu làng. Rồi bác Quyết cũng rên rỉ: "Ừ, ngon quá, miếng dồi này béo ngậy!". Thằng Bi nuốt nước bọt ừng ực. Trong trí nó bỗng hiện ra những bữa thịt chó hiếm hoi chú Hùng dẫn nó đi ăn tại quán Mụ Béo khi có chút tiền. Những miếng mỡ chó vàng ươm, khúc dồi thơm phức, mùi riềng ngào ngạt... Nó cũng nằm xuống, nhưng không nhắm mắt mà ngước nhìn bầu trời xám đục như đang thấp dần, chú Hùng của nó cũng lây vào cơn ảo giác vì đói. Cả ba người đàn ông, không, cả thằng Bi cũng bắt đầu nói về những món ngon mà mình từng được ăn, những món mình thèm ăn mà chưa được hưởng, nước dãi họ túa ra ào ạt và thỉnh thoảng tay chân họ co giật...

 

Không biết mê man bao lâu, bỗng nhiên thằng Bi nghe có tiếng rì rầm như một loại xe gì đó đang tiến tới và lớn dần. Bản năng được sống cũng đánh thức thính giác của những người đàn ông còn lại. Chú Hùng tỉnh trước, thều thào "Máy bay, máy bay!". Bác Quyết rồi bác Nhân cũng ráng ngước đầu, nhìn về phía trước và há mồm lắp bắp: "Ồ, máy bay, máy bay. Họ đến cứu mình, họ đem thức ăn cho mình".

 

Cả bốn người ráng hết sức tàn, nửa nằm nửa ngồi nhìn về phía chân trời. Nơi đó hiện dần ra một chiếc máy bay cánh quạt. Nó bay khá thấp, có vẻ như đang bay tìm họ. Tiếng động cơ lớn dần, lớn dần. Bốn con người ngồi trên mái nhà đói lả sung sướng vì họ nhìn thấy rõ ràng trong khoang máy bay chất đầy thức ăn. Họ hét vang: Ở đây! Ở đây!

 

Và rồi họ thấy, từ trong cánh cửa máy bay, một ông tiên hiện ra, ông vung tay. Một vật thể sáng ngời, thơm phưng phức bay vút về phía họ. Chiếc máy bay lướt ngang đầu. Cái vật đó rơi đúng vào lổ thủng mái nhà. Cả bốn người gào to mừng rỡ: "Ôi bánh! Cái bánh to quá". Bác Quyết, bác Nhân thì thào: "Ôi, cám ơn đảng, cám ơn nhà nước".

Hai ngày sau nước rút. Dân làng lục tục trở về. Giữa cảnh tang thương họ tìm thấy thằng Bi và ba người đàn ông chết còng queo trên mái ngói. Họ nằm châu đầu vào nhau. Răng cả bốn người nhe ra như cố gặm vào một cái bánh xe bằng cao su màu đen.

Không một tờ báo chính thống nào đăng tin về những cái chết bi thảm này. Chỉ có những dòng tin về việc hãng hàng không quốc gia thông báo tìm một cái bánh trước của máy bay bị rơi trên đường bay đầy trục trặc từ Hải Phòng đi Đà Nẵng.

 

Nguyễn Đình Bổn

7.2014

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85788)
Con tàu đã trở nên ọp ẹp, mấy mươi năm còn gì. Người ta nói đây là chuyến tàu tốt nhất hiện nay. Hành khách bực dọc phàn nàn tốt gì mà tốt, như đống sắt vụn, làm như họ là kẻ trên trời rơi xuống không bằng.
23 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 88913)
Tình yêu, cũng như chiến tranh, là hai đề tài muôn thuở của con người. Văn chương ngoại quốc nói về chiến tranh, viết về những trận chiến gần, xa trong lịch sử, chúng ta vẫn thích đọc. Vậy thì tại sao, người Việt Nam viết về chiến tranh Việt Nam lại nhàm chán?
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 92149)
... Tôi đã từng ăn thịt chuột. Tôi ăn vụng của em tôi. Bố cấm tôi nói cho ai biết. Bố đã cho thằng em tôi ăn bao nhiêu con chuột tôi cũng không nhớ nổi. Chỉ có điều bố thích như vậy. Bố nướng con chuột lên, thế thôi. Thằng em tôi cười hềnh hệch, nước dãi chảy dài, cầm con chuột gặm như một bắp ngô nướng. Những tảng máu chưa đông rịn đỏ hai mép. Tôi thấy đầu mình ung ung. Những hình ảnh như những mảnh vỡ lộn xộn va đập vào nhau liên hồi ...
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 89873)
Không ai biết cuộc sống của ai đang xáo trộn. Không ai biết ai đang nghĩ gì. Người chồng không bao giờ biết người vợ vừa gối đầu lên tay mình vừa dâm hoan với sếp của ả trong giấc mơ. Gã sếp đô con, bụng cuộn lên những bó cơ và làm tình thì miễn bàn. Người chồng không bao giờ biết âm hộ của ả nóng bừng như muốn nổ tung ra. Mà biết cũng chẳng thể chết ai vì ả là vợ của anh ta.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 111366)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91937)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91463)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81739)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86211)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 87235)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.