T ối nay em uống rượu gì Anh muốn biết nỗi buồn
trôi đi bằng giọt trắng sake hay màu nho tím Hay em lại đốt vàng mã
để hối lộ nỗi buồn đi xa Hay em đang viết những
giòng thơ không hồi kết cuộc
Lần
đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Nhà văn Trần Thanh Cảnh sống và làm việc tại Việt Nam. Truyện ngắn " Giáo sư Kê" như " tiếng chuông cảnh tỉnh" cho tầng lớp "Trí thức đểu" mà hàng ngày họ góp phần lừa mị người dân trên các báo trong nước hiện nay. Đây là một truyện khá tâm đắc
của tác giả gởi đến Hợp Lưu như một chia sẻ cùng quí văn hữu và bạn đọc.
Tôi nhìn thấy em bốc lửa ở Yosemite. Lửa trại cháy bùng ký ức. Ngàn năm sau tôi vẫn nhớ khuôn mặt em ngời sáng. Lửa bập bùng, củi nổ tí tách, những đốm than hồng nở xoè trong mắt em. Đôi mắt phượng dài hút đêm thâu. Càng về khuya, ánh lửa càng xanh biếc. Hơi nóng hun ngùn ngụt. Em phừng lên như ngọn lửa. Tôi nóng ran người, bừng bừng mặt.
Mở đầu cuốn Những
cuộc đời song hành , Plutarque viết: “Sossius Sénécion ạ, khi miêu tả Trái đất,
các sử gia đẩy ra sát mép bản đồ của họ những vùng đất mà họ không biết và chú ở
bên cạnh: “vượt qua ranh giới này chỉ còn là sa mạc hoang vu và thú hoang nguy
hiểm” hay “đầm lầy u tối” [1,75]. Hẳn rằng, nếu như không có sự ảnh hưởng trực
tiếp, thì Trần Đức Tĩnh đã viết Đối cực (Nxb
Trẻ, 2014) cũng với một cảm hứng gần
như tương đồng với Plutarque trên góc độ quan niệm có những thế giới song hành,
khác biệt nhưng lại tương tác nhân quả lẫn nhau.
m ùa lặng lẽ theo mùa rơi qua âm u tháng Tám bỏ lại anh lạc lõng phía câu ca không lời dẫu hồn nhiên đứng lơ ngơ giữa ngã tư, ngã năm , hay ngã bảy vẫn nghe lòng lưa thưa vắng một mình thôi
...toàn cảnh các quốc gia trong lưu vực Sông Mekong
từ Trung Quốc xuống tới Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam cho dù
mang những tên gọi khác nhau nhưng đó vẫn là những đất nước chưa có dân chủ, vẫn
là những “xã hội hình tháp – social
pyramid” nói theo ngôn từ của nhà xã
hội học Miến Kyaw Nyein, với đỉnh tháp là thiểu số thống trị và dưới đáy vẫn là
đa số những người dân nghèo khổ bị khai thác và bóc lột.
t ôi thấy có sự màu mè giả dối những đóa ny-lon bày tràn đìa
ngoài chợ bức bình phong bận đại cán ngay đơ gỗ que loe ngoe chòm râu tủm tỉm cười trên đầu trẻ thơ những tấm vé số say xỉn mua giùm mua giùm đi đất nước tôi sắp sửa trúng xịn lô hàng giát vàng giát bạc
Ô ng vẫn ngồi im như bức tượng đồng nguyên thủ.
Cháu liếc ngang nhìn ông. Ông có vẽ anh hùng chán mà chẳng được phong anh hùng.
Cái kháng chiến trường kỳ của đời ông được ghi lại trong một cuốn sách với hai
mươi lần nhắc tên ông. Bây giờ cuốn sách đó vẫn nằm ở đầu giường cháu. Tên ông
được nhắc vào những trang nào với công trạng gì cháu thuộc lầu lầu hết.
- Chú nói mai em phải đi trường, vậy mai đi nha! Thằng bé không đáp, giương mắt nhìn tôi như nó
đang cố đọc trong mắt tôi những gì tôi nghĩ. Tôi cũng tìm trong ánh mắt nó ý nghĩ của nó nhưng chịu, không tài nào
tìm được, không biết nó nghĩ gì, muốn gì, chỉ biết nó không muốn đến trường. Nó ở nhà một mình đã mấy ngày nay trong khi
chị nó phải đi làm.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.