LTS: Dưới đây là bài “Nguyễn Hữu Hồng Minh - Nhà thơ hiện nay như con sói trụi lông...” của "Văn Chương Việt" phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh. Chúng tôi xin phép được đăng lại để gởi đến quí bạn đọc của Hợp Lưu. Xin chân thành cảm ơn “Văn Chương Việt”TCHL
Nguyễn Hữu Hồng Minh - Nhà thơ hiện nay như con sói trụi lông...
Nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh
Cuộc tìm kiếm trong hai mươi năm về hình thức.
Lâu nay, người ta biết đến Nguyễn Hữu Hồng Minh với vai trò là một nhà thơ. Tôi lấy làm lạ khi ở lần này, anh ra mắt văn xuôi.- Khởi đầu của tôi là văn xuôi. Tôi từng được giải ba trong cuộc thi Văn học tuổi xanh (Cuộc thi của báo Tiền Phong – PV) năm 1990 và giải nhất trong một cuộc thi truyện ngắn do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Đà Nẵng tổ chức. Ngày đó ông Hoàng Tuấn Anh (Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể Thao & Du lịch hiện nay - PV) còn làm bí thư tỉnh đoàn đã trao cho tôi giải thưởng đó vào năm 1992. Với Văn học tuổi xanh, cũng có khá nhiều tên tuổi bước ra từ cuộc thi này. Cuốn này là cả một quá trình hai mươi năm của tôi đấy!
Anh muốn nói điều gì trong Ổ thiên đường
- Nói sơ về cuốn này thì hai mươi năm mà tôi mới in được là một sự thất bại. Một nhà văn bình thường một năm phải in ra được một cuốn hay hai ba cuốn nhưng với tôi thì khó quá. Khó ở chỗ tôi luôn muốn tìm một hình thức để nói tiếng nói của mình nên đôi khi tôi thấy mình lạc lõng. Mình càng muốn nói rõ ràng ra thì lại thấy càng gò bó. Mình muốn nói giọng nói của mình. Tôi nghĩ mình là một tội đồ hơn là một nghệ sĩ. Người ta chấp nhận viết sai rồi sửa sai, cứ viết đi rồi ngày mai mình hoàn thiện dần nhưng tôi thì không làm được như vậy. Mình đi tìm sự hoàn thiện rồi nó bị đưa đi vào hoang mang. Con đường mình đi quá mơ hồ. Tôi nghĩ cuốn sách này những người làm nghề, những người viết truyện ngắn nên đọc. Tôi nghĩ tôi chia sẻ với những người đang làm văn xuôi. Đó là sự tìm kiếm trong hai mươi năm về một hình thức mới. Tôi nghĩ những người viết văn xuôi sẽ có nhiều bổ ích khi đọc nó bởi nó là cuộc tìm kiếm trong hai mươi năm của tôi về hình thức. Tôi nói thế nào về văn xuôi thì trong này có rất rõ. Đó là những hình thức mới, những sáng tạo mới. Tôi hy vọng cuốn này tốt và có cái gì đó để đọc.
Thêm nữa, với Ổ thiên đường, tôi nghĩ đây là một sự mới mẻ của công tác kiểm duyệt. Mọi thể nghiệm của tôi về văn xuôi nằm trong này hết. Những vấn đề tôi nói về chính trị, xã hội, về thế giới viết. Trong này có hai truyện Nhai nhựa và Vẽ bùa mà đeo tôi tính viết thành tiểu thuyết nhưng chưa xong nên thành như hai truyện vừa. Tôi nghĩ cuốn này ra sẽ tạo cho tôi cảm hứng để viết tiếp. Nói chung, cuốn sách này làm tôi thấy hài lòng. Còn sắp tới nó có gập gềnh gì không thì tôi chưa biết được nhưng trong cuồn này có nhiều thể nghiệm mới lắm!
Anh hình dung đường kinh tế của cuốn sách ra sao?
- Tôi nghĩ cuốn này bán được. Một số bạn bè tôi bảo chỉ cần cuốn sách mang tên Nguyễn Hữu Hồng Minh thì sẽ bán được nhiều. Tôi nghĩ bên Đinh Tỵ (đơn vị liên kết xuất bản với NXB Văn học) cũng từ điều đó mà họ ra cuốn này. Trong văn học có những các cứ, tức là những nhà văn, nhà thơ họ hình thành được thế giới của họ nên nhiều khi tác phẩm không hấp dẫn nhưng cái tên của họ hấp dẫn. Sự hấp dẫn do trong một thời gian dài cái tên ấy bị vấn đề gì đó, bị nghi kỵ gì đó nên sẽ tạo ra sự tò mò. Nhiều bạn bè tôi cũng nói, thực sự họ cũng muốn xem thằng Hồng Minh viết những gì sau những “dấu vết” gì đó.
Có vẻ, anh bắt đầu chịu thỏa hiệp?
- Tôi cho đây là cuốn sách rất cố gắng của nhà xuất bản. Có thể, người biên tập cuốn này sẽ thấy rằng thằng Minh cũng dở thôi chứ chẳng có gì ghê gớm. Nó cũng chỉ như thế thôi. Nhưng người ta lại nghĩ một tác giả nào đấy ở trong bóng tối sau khi đã trải qua một vài sự cố, tai nạn nào đó trong nghề nghiệp thì sẽ đưa những tên tuổi đó vào hai tình huống, thứ nhất là người ta có vấn đề thật, có cái gì đó mới mẻ thật, thứ hai là người ta giải tỏa được. Cuốn này ra thì Nguyễn Hữu Hồng Minh hết trơn rồi. Thế là được.
Cuộc đời luôn có sự độ lượng
Tôi biết là anh người khá cực đoan trong sự nghiệp viết lách. Cái cực đoan của một kẻ vắt kiệt mình cho cái mới và ít chịu thỏa hiệp với đời sống, với những áng văn thơ đèm đẹp đang nhan nhãn ngoài kia. Để cuối cùng, chính cái mới đè nát cuộc đời anh…
- Cái thế giới văn nghệ của lớp bọn tôi bị mắc kẹt trong cái ý mà bạn nói. Trong bối cảnh của thời điểm đó, còn quá nhiều hạn chế như văn hóa đọc chưa cao, rồi việc đào tạo cũng chưa được như bây giờ. Chúng tôi bị mắc kẹt trong đó đấy.
Bạn nói rất đúng, cái tôi của người viết nó cứ bị cọc cạch trong đó, văn hóa không đến đâu, ngoại ngữ cũng ấm a ấm ớ…Bản thân nó cũng thấy chán nản chính nó. Có rất nhiều cuốn sách của bạn bè mà tôi không đọc được vì những suy nghĩ già cỗi, mệt mỏi nhưng họ cũng không thể làm khác được, đến đó là hết rồi.
Anh nhắc về những sự cố, về tai nạn nào đó trong sự nghiệp. Tôi muốn biết cảm giác của anh trong những ngày mưa gió ấy?
- Tôi nghĩ những gì mà người ta đã biết mà mình nói lại cũng dở đi.
Vợ chồng nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh & Nguyệt Phạm
Tôi vẫn muốn anh chia sẻ tý về cuộc sống của anh trong thời điểm đó.
- Bạn biết cả hai vợ chồng tôi đấy, gia đình chúng tôi bị thử thách rất nhiều thứ. Nguyệt (nhà thơ Nguyệt Phạm, vợ của Nguyễn Hữu Hồng Minh – PV) muốn tự vẫn mấy lần. Vợ tôi bức xúc vì lúc cô ấy sinh con tôi vẫn lang thang, công việc, tiền bạc không có. Anh Nguyễn Công Khế mang tôi về Thanh Niên nhưng có ký hợp đồng gì đâu, cứ thả tôi sống lay lắt như thế, cuộc sống của tôi khi ấy rất kinh hoàng. Mình chỉ như một thứ vớ vẩn. Tôi như một thằng đàn ông khốn nạn khi vợ sinh mà tôi không có đồng bạc nào hết.
Tôi thấy thế này, có vẻ như cái “tai nạn” của anh nó không gây hậu quả tức thì mà âm ỉ, kéo dài suốt những tháng năm sau đó?
- Chính xác. Những tai nạn trong văn chương nhìn bề ngoài tưởng đơn giản nhưng bên trong kinh khủng lắm. Tất nhiên ở cuộc đời luôn có những sự độ lượng. Mình được giúp đỡ từ những nơi khác, những nơi mà mình không ngờ đến.
Thơ không hay nhưng nhà thơ ngày càng hung dữ...
Thế còn với thơ hiện nay thì sao? Thưa anh!
- Cái đích cuối cùng của văn nghệ vẫn là sự sáng tạo ngôn ngữ, hình ảnh nhưng đời sống của văn học hôm nay bị báo chí xé vụn hết. Hầu hết các nhà văn, nhà thơ hiện nay đều chạy theo luật chơi của báo chí. Báo chí hiện nay chỉ đăng những gì dễ đọc và vừa với khuôn khổ của họ thôi, có nhiều thứ rất hay không “hạp” với họ. Tôi thấy một số tài năng chỉ viết những điều lảm nhảm, nếu gọi văn chương là không đúng.
Anh có vẻ bi quan?
- Tôi không bi quan nhưng chẳng thấy điều gì sáng sủa. Tôi nhìn nhận một cách nghiêm túc tất cả những tác phẩm trong luồng hay ngoài luồng, xuất bản chính thức hay không chính thức thì tính văn học vẫn chưa được như mong muốn của độc giả. Tôi cảm giác các thi sĩ đi tìm kiếm cái vật vã thì nhiều chứ chưa đưa ra được một điều gì đó tích cực.
Theo anh thì vì sao thơ ở ta lại rơi vào tình cảnh như thế?
- Đó là vì văn hóa đọc, văn hóa đọc hiện tại đang có những mâu thuẫn ghê gớm. Những gì đụng đến màu mè, diêm dúa, đụng đến thi ca, là làm dáng thì người ta loại trừ hết. Ở đây có hai vấn đề, trước hết là có một thời gian thơ của ta quá dở, theo thời gian nó suy kiệt vì người ta không còn tin vào các nhà thơ nữa. Bạn đọc không cần thơ nữa và thơ tự chết đi. Rồi các tờ báo người ta muốn lấy các trang thơ để đi làm quảng cáo. Nhưng cơ bản là bạn đọc không còn chịu nổi chuyện màu mè, vớ vẩn của nhà thơ trong khi những vấn đề thời sự anh lại không đụng đến. Thứ nữa là cần một trang mới thật sự thì thơ mới trở lại được với độc giả. Tôi thấy đời sống của anh nhà thơ buồn cười lắm, gần như là không có nhuận bút và không có gì cả. Nhà thơ chẳng có gì để tồn tại cả.
Hay bi kịch của thi ca đương đại là sự thiếu hụt tài năng?
- Tài năng thì không thiếu. Trước đây nhà thơ là những người đẹp như con đại bàng, như con phượng hoàng vậy còn nhà thơ hiện nay lại chuyển sang trạng thái hung dữ. Các nhà thơ hiện nay giống như những con chó sói trụi lông đi kiếm ăn vậy. Trông hung dữ lắm. Bởi vì là họ không còn đất để sống.
Anh ví dụ xem…
- Nhiều chứ! Nhưng tôi chỉ nói như vậy là được rồi (Cười). Khi không còn đất sống, không còn tri kỷ nữa, họ trở nên hung dữ. Nhưng có hung dữ thì thơ họ cũng không hay. Nói gì thì nói thơ vẫn cần có sự điềm tĩnh. Nó là cái barie giữa tri thức và sự điềm tĩnh. Thơ không phải là cái áo mà nó cần sự sâu lắng. Thời đại hiện nay người ta đi quá nhanh, người ta chưa chuẩn bị cho mình một khoảng lặng. Cho nên bi kịch của nhà thơ hiện tại làm thơ không hay nhưng họ ngày càng hung dữ. Họ phải đi kiếm ăn, họ bị rã đàn.
Lời anh nói khiến tôi có cảm giác như các thi sĩ ở ta hiện nay đang gặm nhấm, cào cấu hay nói vui vẻ tý là đang ăn thịt chính mình hơn là đi tìm kiếm, khám phá dăm điều mới mẻ nào đó cho thi ca?
- Gần như là như vậy. Đó cũng là một cách nói. Còn một điều nữa là nhiều tác phẩm hiện nay vẫn còn mang tính làm dáng, đọc xong rồi chẳng thấy có gì cả. Các nhà thơ cứ nghĩ điều đó là ngon hơn tất cả, tức là nhấm nháp mà. Nhưng với những hương vị họ đưa ra cũng nhạt thếch và chả có gì mới mẻ cả.
Anh có nhầm lẫn không? Theo chỗ tôi được biết là hiện nay, trong giới văn chương có một phong trào xuất bản tự do mà lý do theo họ là bởi họ mới quá, trong khi đó các nhà xuất bản ở ta thì cũ kỹ, không theo kịp với thời đại?
- Có những quan điểm văn học lợi dụng chuyện kiểm duyệt, một số khó khăn, một số rào cản không đi kịp xã hội như cách đọc, cách xử lý văn bản…để nâng “phông” mình lên. Tôi cũng đọc rất nhiều cái đó nhưng tôi chẳng thấy nó có gì mới cả. Thế nên trong cuốn này tôi có viết truyện vừa là Vẽ bùa mà đeo đấy. Họ cứ tưởng mình là ghê gớm nhưng thực sự chẳng là gì hết. Trở lại với tâm thế người viết, tôi nghĩ người viết thực sự phải bản lĩnh. Người ta phải viết tác phẩm trong bóng tối còn chuyện có đưa ra được hay không hoàn toàn lại là một câu chuyện khác. Nó hoàn toàn chẳng ăn nhập gì vào đây cả. Hiện nay người viết dường như họ còn nôn nóng và hay lợi dụng.
Bài thơ đưa tên tuổi Nguyễn Hữu Hồng Minh lên đỉnh cao nhưng cũng đẩy đời anh vào bóng tối trong một quãng thời gian khá dài.
LỔ THỦNG LỊCH SỬ
Nhiều khi hắn thấy dương vật hắn đang ở Sàigòn,
Đầu hắn ở Hà Nội
Và tay chân thì rơi rụng đâu đó ở Sóc Trăng
Buổi sáng ở miền Trung, trưa ở miền Nam,
Chiều ở miền Bắc, tối ở miền Tây
Ly cà phê nhìn ra tháp Rùa đắng như máu hắn
Cơn điên rồ chùa Mã Tộc, ngày tháng bạc Kênh Xáng
Những người đàn bà Miên, ôi vóc dáng màu da muộn phiền biết bao nhiêu!
Những sợi khói như những cái thòng lọng dụ hắn treo cổ
Nhiều khi trong mơ thấy mình đã chết. Xác thối, diều cắt quạ tha. Hắn khoái trá cho điều ấy!
Linh hồn hắn treo đâu đó trên một cọng lông háng của em gái Hải Phòng làm điếm ở Trung Quốc
Lảm nhảm ở Vĩnh Long, bợ đít ở Cần Thơ, dạng háng ở Cà Mau,
Cạo mặt ở Bạc Liêu, quắn như điên ở Hà Khẩu, động cỡn ở Sa Pa, say ở Lào Cai
Miệng còn kêu Đặng Thiều Quang, hãy chết đi Quang!
Chửi rủa ở Huế, cúng bái ở Quảng Bình, bắc cặc đái ở Mỹ Sơn và đi ỉa ở Hội An
Đụ trên sông Thu và bú lồn trên sông Hương
Khạc nhổ trên sông Gianh, rượt đuổi chém nhau trên sông Hàn
Khinh bỉ nòi Việt trên sông Hồng, miệt thị giống Hoa trên sông Nậm Thị
Hắn cắt mọi khoanh đời dấu vào tác phẩm
Những suy nghĩ non tơ đã kịp mọc tóc trong hộp sọ rắn như đá của hắn
Bản chất hắn là Cộng sản, là Cộng sản!
Hắn cười cợt méo mó như một lỗ thủng của lịch sử
Hoảng loạn và kinh sợ khi hắn phát hiện ra mình vẫn sống mà làm việc với những xác chết
Đi đứng ngoằn nghèo như ma trơi, linh hồn quỉ nhập tràng luôn dụ khị hắn làm những trò mê cuồng và quái đản
Hắn muốn làm tình với Nguyễn Thị Thu Huệ - Hắn tàn bạo điều đó
Hắn muốn hiếp Lê Thị Mỹ Ý - Hắn thèm muốn điều đó
Hắn không nứng trước Phan Thị Vàng Anh - Hắn khẳng định điều đó
Hắn yêu Ly Hoàng Ly – Hắn mãi tôn thờ điều đó
Hắn sợ hãi lỗ nẻ của Vi Thùy Linh - Hắn khiếp hãi điều đó
Nhân loại chui ra từ háng - Hắn quả quyết điều đó
Dân tộc Việt là một dân tộc mê lồn - Hắn xác tín điều đó
Nhưng khi hắn cần dương vật thì hắn biết bỏ quên ở Sài gòn
Hắn cần đầu thì mới hay vứt ở Hà Nội
Hắn cần khua khoắng chân tay thì đã rụng rơi đâu đó ở Cà Mau
Trong giấc mơ hắn không rõ hắn đã nói điều gì với Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang
Dạng háng! Hãy dạng háng!
Hắn kêu lên với những tiếng của lỗ đít...
NHHM
Hà Cao (thực hiện)
NGUỒN:
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=16965