- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thơ Phương Uy – Những Ngày Của Tháng Tư

12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33882)


phannguyen4-2014-content
 tranh Phan Nguyên


ĐỘC THOẠI  

 

cắm que nhang tưởng niệm cho ngày ra đi

thấy niềm cô đơn một lần nữa trở lại

đêm soi gương sâu hút ánh mắt

thoai thoải đường cong li tâm ấm ức

 

sự im lặng mọc ra từ những bức tường trắng

sự im lặng không mang khuôn mặt an nhiên

người đã đi vào hoang mạc

từng vũng máu từ cái bóng tôi đổ xuống đen ngòm

 

tiếng cười gươm nhọn

đã nằm đâu đó bên kia vùng trí nhớ

người thật sự đi vào hoang địa

nỗi lo sợ không còn chạy lòng vòng

 

ngồi im nơi cõi đá khô

đêm chiêm bao phủ đầy bụi

tiếng đồng hồ đếm những cuộc thiên cư của các giấc mơ

về nơi cây táo gai nở hoa

 

người đã đi vào thinh lặng

bên kia vùng trí nhớ

tôi ngồi nói chuyện với bàn phím

tiếng đổ rạt rào những thanh âm mưa

 

tôi ngồi viết từ nơi có nhiều nỗi buồn

khoảnh khắc những âm vang từ hoang địa

đừng để mình nhiễm lạnh

trong hoang vu độc thoại với cuộc đời.

 

Phương Uy

 

 

TRÊN CÁNH CHIÊM BAO

 

nhặt nốt hương ngày cũ 

nghe mùa tha hương

đi qua tiếng nấc chớp nguồn

mưa khứ hồi chuyến muộn

 

dung nham vỡ òa cánh phượng

gió mang lửa mặt trời

chiều di căn nắng

nắng nở trên những tán cây, trên diệp lục đá

 

lá nứt môi thầm thì

bờ môi đã lâu không được hôn

em về chậm để thanh xuân cùng cạn

hàng cây già buông những ngón tay khô chập chờn đón nắng

 

lũ sâu cuốn kén

nỗi buồn nứt trên lưng

chờ ngày mọc cánh

thoát thai

 

anh đeo mang ngày đồng thoại

lớp da buồn nám nụ cười

con mắt dị ứng

nhức buốt những hình ảnh chuyển động trên Ti Vi

mở trừng

cánh chiêm bao chập chùng

tê dại

kỉ nguyên im lặng đã nảy chồi

 

Phượng Uy

 

 

DUNG NHAM ĐÊM

 

đêm sám hối màu đỏ úa

dòng sông không lục bình trôi

đêm vớt phù du không tuổi

 

quá khứ không màu tươi

đám rong không già

giữa mùa rụng lá

 

đợi suốt nghìn năm qua

nắng đốt tro than kỉ niệm

đêm thơm lửa ngàn năm

 

hừng hực màn hình khuôn diện trắng

cơn mưa ngày du mục

đi tìm câu đồng dao

 

ngọn lửa núi lửa không hề sám hối

khi thui cháy địa cầu

người đi tìm đốt rong dưới nước

 

làm hoang mạc lòng nhau

sớm nay thấy ánh sao mắc cạn

tử nạn trong tấy đỏ trời đau

 

Phương Uy




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Mười 201511:40 CH(Xem: 32194)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Nguyễn Thanh Hiện có lối viết rất lạ như thơ xuôi, từ đầu đến cuối chỉ dấu phẩy, không chấm. Chúng tôi hân hạnh mời quí độc giả và văn hữu cùng đi vào không gian truyện của Nguyễn Thanh Hiện.
11 Tháng Mười 20154:46 CH(Xem: 29067)
Đang ngồi trầm tư bên ấm trà nóng, ông Hội bỗng giật nảy mình khi nghe ngoài sân có tiếng rên rỉ. Ai nửa đêm khuya khoắt lại vào nhà ông than khóc? Vội vã ông chay lại mở cửa. Ánh điện trên thềm hắt xuống sân, ông trông thấy một người phụ nữ nằm sõng xoài trong vũng nước. Phương. Đúng là Phương.
11 Tháng Mười 20154:38 CH(Xem: 29256)
Mùa thu sắp cạn. Những hàng cây trên phố phơi dần những cánh tay trơ xương. Cuộc sống trong gia đình ông Hội vẫn diễn ra như một vở kịch mà ở đó những người diễn viên luôn phải oằn mình thể hiện vai diễn trái ngược với nội dung kịch bản. Nhiều lúc Phương tự hỏi, thật ra những con người này họ đã và đang nghĩ suy gì trong tâm não?
03 Tháng Mười 20159:32 CH(Xem: 35264)
Theo tạp chí The Diplomat [Sep 04, 2015] Quốc Hội Lào đã chính thức thông qua Dự án Đập Don Sahong, một dự án từ bấy lâu gây rất nhiều tranh cãi. Dự trù ban đầu con đập được Công ty Xây dựng Mã Lai MegaFirst khởi công vào cuối năm nay 2015. Do tiềm năng thuỷ điện của con Sông Mẹ - Mea Nam Khong, là tên Lào Thái của con sông Mekong, nhà nước Lào bất chấp mọi chỉ trích và với lời kêu gọi của các quốc gia láng giềng Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam, là ngưng dự án Don Sahong và Lào vẫn kiên quyết đi tới thực hiện cho bằng được kế hoạch phát triển thuỷ điện của mình.
03 Tháng Mười 201512:15 SA(Xem: 32623)
Nhật ký của Phương Ngày …tháng …năm Vậy là mình đã rời cha mẹ, quê hương, rời xa những kỷ niệm một thời hồn nhiên trong trắng để bước vào ngưỡng cửa của những tháng năm sống tự lập nơi thủ đô. Cánh cổng trường đại học liệu có thật sự là nơi giúp mình hoàn thành những khát khao hoài bão tuổi trẻ một cách suôn sẻ hay sẽ là nơi mình phải oằn mình giành giật sự thành công từ những giọt mồ hôi và nước mắt?
27 Tháng Chín 201511:36 SA(Xem: 36956)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Trương Đình Phượng sinh năm 1984. Hiện sống và làm việc tại Miền Trung Việt Nam. Làm thơ từ năm 2010. Đã có đăng thơ trên các tạp chí văn nghệ trong và ngoài nước. Thơ của Phượng nhẹ nhàng nhưng sâu lắng. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu những thi phẩm của Trương Đình Phượng.
27 Tháng Chín 20151:47 SA(Xem: 32859)
Vũ chầm chậm quay lại nhìn Phương. Đêm loang máu. Một thứ máu nghẹn đặc và khăm khắm. Trên khuôn mặt Phương từng giọt lệ nhiễu xuống gò má xanh xao, như những giọt ký ức đã bị người ta vắt kiệt hồng cầu.
24 Tháng Chín 20155:56 SA(Xem: 35367)
Phường ấy là phường Văn Minh, trong phường Văn minh có tổ dân phố Văn hóa, trong tổ dân phố Văn hóa nhà nào cũng được tặng danh hiệu gia đình Văn Hóa. Nhờ có cảnh sát khu vực Kỳ, gọi là Kỳ Khu vực, lâu nay trong địa bàn chưa xảy ra vụ việc nào đáng kể. Kỳ Khu vực cao to đẹp trai, đầu óc thông minh thực dụng, biết lợi dụng chức vụ để kiếm tiền nên giàu có và lắm gái theo. Hàng ngày Kỳ khu vực đeo súng cưỡi xe Mô tô đi tuần khắp nơi, trông càng oai.
20 Tháng Chín 201512:07 SA(Xem: 31084)
Cánh đồng cỏ trải dài dường như bất tận, gió ào ạt thổi tràn qua cánh cửa, những ngọn cỏ xanh run rẩy không ngừng. Bị khung cảnh làm cho choáng ngợp tôi đứng im như tượng một lúc, tim đập liên hồi và trong trí óc của một đứa trẻ năm tuổi nảy ra đủ mọi ý nghĩ sợ hãi, kỳ quái.
12 Tháng Chín 201510:14 CH(Xem: 46868)
Về những nhà văn quân đội nổi tiếng với những tác phẩm (thơ cũng như văn) của họ, có thể kể những tên tuổi về thơ, như có Tường Linh, Phạm văn Bình, hay Linh Phương... Cả hai nhà thơ sau, đều nổi tiếng nhờ có thơ được cố nhạc sĩ Phạm Duy soạn thành ca khúc. (Phạm Văn Bình với ca khúc “Chuyện tình buồn,” và “Mười hai tháng anh đi”; Linh Phương với “Kỷ vật cho em”) (1). Về văn có thể kể Văn Quang (lớp trước). Lớp sau vài năm, có thể kể tới Trần Hoài Thư, Đào Vũ Anh Hùng, Huỳnh Văn Phú... Nhưng, nổi bật hơn cả, theo tôi vẫn là Nguyên Vũ (truyện) và, Phan Nhật Nam (bút ký, phóng sự).