- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGUYÊN VẸN

05 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37137)


nguyen_ven-_nguyenhoangnam-content
 Cò - ảnh Nguyễn Hoàng Nam


Mẹ đã nằm yên lại. Hơn 70 mới bị ruột dư là một điều lạ, bác sĩ nói vậy, nhưng quan trọng hơn là mẹ bước vào tuổi khó lành vết mổ nên đã phải ở lại nhà thương đến tuần lễ thứ 2. Bà trợ tá đứng tuổi như cảm thông với bịnh nhân đồng lứa tuổi, bà lăng xăng làm ấm khăn lông cho mẹ đắp vào bụng, mang 2 đôi vớ cho mẹ được ấm chân, và thêm chăn phủ ngoài. Nhưng cô y tá trưởng nói khăn ấm sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi quanh vết cắt nên Ngà đành phải lấy tấm khăn ấm ra và tăng thuốc giảm đau rồi xoa bóp cho mẹ.

 

Ngà ngồi xuống ghế đặt nơi góc phòng thở nhẹ một hơi. Dẫu chỉ là lau rửa và xoa bóp, nhưng xoay chuyển một cơ thể nặng hơn mình cũng là một điều khó khăn. Ngà ngước nhìn ra cửa sổ, trời xám buồn vẩn vơ vài cụm mây. Dường như có một vẩy mây trắng đứng lờ vờ quanh cái cụm xám đục ấy, Ngà nheo mắt, hóa ra mảnh trăng non mọc giữa ban ngày. Chỉ có ở đây Ngà mới thấy trăng ban ngày, những ngày còn ở quê nhà dường như ít thấy trăng dù ban đêm, và ngày nắng chói chan thì chả ai ngớ ngẩn mà ngước mặt lên cái màn hào quang đang trùm phủ trên đầu để tìm một mảnh trăng.

 

Mẹ đã thở đều. Tấm chăn đắp trên cơ thể biến mẹ thành một cái kén tơ vàng, phập phồng. Ngà nhìn mẹ, bâng khuâng nhớ tới cái thân thể vừa bắt gặp.

 

Chỗ vết mổ làn da ửng đỏ dưới lớp bông băng, nhưng chung quanh trắng mịn, mềm nhiễu như lá mỡ lấy từ bụng con cá hú. Những dấu vết sanh nở năm xưa chỉ còn rải rác, đã thu nhỏ và mờ đi, như những hạt dưa trong nơi chén ăn cơm hạt dưa màu xanh của Trung quốc. Ngà ngạc nhiên nhất khi xoa dầu suốt cặp đùi đến gối của mẹ. Đầu gối của mẹ vẫn mịn màng mềm mại da không chùng nhăn xô lệch; hình như nó chưa bị căng dãn bao giờ. Toàn thân mẹ như một miếng đất màu mỡ phẳng phiu chưa có dấu chân chưa có một vết vun xới, như tấm bánh mới bóc còn nguyên nét màu tinh tươm chưa ai chạm tay vào. Mẹ đã sống thế nào những năm tháng của đời mình?

 

Mẹ sinh em út năm 35 tuổi. Cho đến giờ phút đó Ngà không biết mẹ đã sống cuộc đời đàn bà của mình ra sao. Dần dần, lớn thêm một tị, Ngà nhớ chỉ có vài lần là cả gia đình _ nghĩa là có Ba_ cùng cả nhà ra tiệm Hai Cua cùng ăn món chả giò, đi rạp Đại Nam cùng xem một vở xi nê. Những lúc khác, khi ra tiệm ăn Tàu ở đường Lê văn Duyệt chợ Đũi thì cả nhà sẽ ăn cùng một thực đơn và Ba sẽ gọi riêng cho mình canh cải đắng, cơm thố, với trứng chiên. Khi Tết đến, Mẹ và anh chị em Ngà sẽ đi chúc Tết những nhà lối xóm, bè bạn; đi xem Năm Vua Hề Về Làng, hay xem phim Nhà tôi của Duyên Anh. Ba không bao giờ có mặt. Ba không đàn đúm dây dưa gì với lũ đàn bà con trẻ!!!! Cái phim Chân Trời Tím có Kim Vui mặc áo thiệt là hở ngực đã được ba phán là ngực độn, a ha, Ba đi xem xi nê riêng một mình. Ba và Mẹ có đằm thắm với nhau không, có lẽ điều đó cả thiên hạ chung một câu trả lời, chung một cảnh.

 

Ngà lớn thêm một chút, thấy gia đình cạn kiệt vì không thấy đồng lương nào của Ba. Mẹ cắm cúi đi học kế toán mong tìm một công việc trong hãng xưởng hay chính phủ hầu chu toàn sự sống cho gia đình. Dường như vất vả trầy trật lắm nên khi được Bank of America thu nhận chân nhân viên NCR Mẹ đã mừng rỡ hả hê. 

 

Vẫn còn một cái ải phải qua: Mẹ phải có chứng chỉ Anh ngữ. Ngà bắt đầu được biết những bí mật của Mẹ, từ từ.

 

Đó là hôm nào dịp gì, Ngà không còn nhớ. Chỉ biết Ngà đã thường xuyên ngồi sau xe honda của Mẹ đi công việc, đi thăm bạn, đi mua bán. Trên con đường gió mát lúc ngả chiều, Mẹ nói “ông ấy” đã đội mưa chờ mẹ ở cổng trường, hình như là Dziên Hồng. Giọng mẹ đều vang trong gió như phát ra từ radio, Ngà chỉ im lặng nghe. Ngà chưa khôn để hỏi rồi sao nữa, nhưng Ngà lại đã có linh cảm riêng để không nói lại điều đã nghe cho ai. Vài năm nữa chăng, khi mẹ đã thất nghiệp ra sạp bán áo thun ở chợ Sài gòn, một tối trên đường về sau khi dọn hàng Ngà lại nghe tiếng đều đều như phát ra từ radio trong gió. 

 

_Hèn nào mẹ thấy con nhỏ con dâu ông An Thành cứ nhìn Mẹ đăm đăm. Hóa ra chị của nó lấy bác Thục.

_Cái bác đợi Mẹ dưới mưa đó hả?

_Ừ

 

Lại một thời gian ngắn qua đi, nhưng Ngà không bao giờ thắc mắc hay nghĩ rằng Mẹ có quan hệ gì với bác Thục. Một tối Mẹ về trễ hơn giờ thường lệ khoảng 1 tiếng. Hình như ông Trời cũng giúp mẹ một cơ hội nên chả biết sao Ba chưa về và trong nhà cũng không có ai. Mẹ thủng thỉnh trầm trầm,

 

_Không biết sao ông ấy biết chỗ Mẹ bán mà tìm đến.

_Thì chắc cô gì con dâu ông An Thành nói?

_Ông đến sạp hẹn sẽ chờ mẹ ở rạp xi-nê. Lúc Mẹ đến, ông nói lung tung những gì không hiểu được. Mẹ nói “anh say rồi, thôi anh về đi,” nhưng ông cứ lằng nhằng. Mẹ nói phải về.

 

Ngà thấy ra đây không còn là chuyện gặp gỡ tình cờ hay một chuyện tán tỉnh qua đường. Nhưng Ngà cũng không nghi điều gì cho Mẹ, và cũng vẫn giữ điều nghe thấy như một bí mật.

 

Không lâu sau, Mẹ về nói với Ngà trong nỗi xúc động.

 

_Trời ơi, ông ấy say. Ông ấy chờ Mẹ dọn hàng xong thì đi theo. Suốt dọc con đường, ông oán trách, ông hỏi Mẹ chê ông điều gì. Mẹ bảo ông về đi, anh cũng đã có vợ rồi, nhưng ông bắt đầu lèm bèm la lối… Mãi rồi mới dứt ra được.

 

Ngay hôm sau ông ủi đến nhà Ngà, vào buổi chiều. Ông nhìn trạc tuổi Mẹ, có vẻ học thức đàng hoàng. Mẹ có lần nói ông thua Mẹ 10 tuổi. Ngà mời bác uống nước rồi ra sau bếp lên lầu. Hai người nói những câu ngăn ngắn rầm rì, dường như Mẹ cương quyết “đuổi!!!” Mà lạ _ sao Ba cũng không buồn ra tiếp khách. Không lâu lắm thì bác Thục ra về.

 

Hình như bác Thục không bao giờ trở lại. Và mối tình đó, có thể gọi là một mối tình không khi Ngà không bao giờ tin rằng Mẹ đã có một quan hệ gì quá đáng với bác, đi vào quên lãng. Mẹ không bao giờ kể chuyện bác Thục nữa, hay vì Ngà đã “đi” nên không còn được nghe.

 

Hôm nay nhìn thấy thân thể của Mẹ, Ngà chợt nghĩ mình đã biết thêm một bí mật, dù lần này Mẹ không nói. Suốt quãng đời cô quạnh của Mẹ, trong những săn đón theo đuổi, những thèm muốn ước ao, Ngà tin chắc Mẹ chưa lần nào phản bội Ba, phản bội người đã bỏ quên Mẹ. Tấm thân mịn màng như dải lụa, như ánh trăng ngà của Mẹ trông nguyên vẹn như đã được đắp rất kín rất kỹ, như đã thiếu một bàn tay ấm áp mặn nồng từ xa xưa lắm, là dấu tích, là chứng cớ âm thầm Mẹ mang theo đến hết cuộc đời.

 

Lưu Na

03/21/2014

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 97508)
...T hoắt đó họ ngã xuống, họ la làng, ông thầy_ngưng bắn rồi mà sao em chết. Thản nhiên. Cuồng nộ nếu có đã bị dìm vào thinh lặng, cuồng nộ trắng. Cái vô lý dửng dưng của Cao xuân Huy đứng bên cái dằn vặt đớn đau tha thiết của Phan nhật Nam như hai mặt của một đồng tiền... 
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 82678)
" Ở một nơi mà tự do chỉ có thể tồn tại trong những hành vi tùy tiện của chính quyền thì những cố gắng cho sự hiện diện của công lí và tình người dường như là vô nghĩa, và để hành động cho những điều tưởng như viển vông này chúng tôi đã chọn xuất bản." (Bùi Chát)
28 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 81779)
...C ó người cho rằng Hàn Mặc Tử chịu ảnh hưởng lớn chủ nghĩa siêu thực của Baudelaire.[20] Ông đã thụ lĩnh từ tác giả “Hoa ác” một cảm quan ma quái để đi vào thế giới đau thương, rồi cứ bị thôi miên bởi vẻ đẹp kỳ lạ, kinh dị.[13] Tuy nhiên, theo tôi chúng ta cần lý giải theo chiều hướng khác, dưới góc nhìn của văn học so sánh. Đây chính là hiện tượng tương đồng khi có cùng hoàn cảnh sáng tác trong sáng tạo nghệ thuật...
28 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 91462)
... C hung quanh tôi là ngôn ngữ Việt, thứ ngôn ngữ hào hùng như những lời ca vang vang trên loa công viên. Sân khấu lộ thiên tỏa sáng [...] Cờ bay, cờ bay, oai hùng trên thành phố thân yêu, vừa chiếm lại đêm qua bằng máu. Cờ bay, cờ bay tung trời ta về với quê hương... [...] Núi đồi Bataan ngàn đời câm lặng, đã mở ra đón những người tỵ nạn xa lạ.
27 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94252)
N hà thơ Bùi Chát, người sáng lập nhà xuất bản Giấy Vụn ở Việt Nam, đã giành được Giải thưởng Tự do Xuất bản năm 2011 “vì lòng can đảm mẫu mực trong việc giữ vững tinh thần tự do xuất bản,” như thông báo của Hiệp hội Quốc tế các nhà Xuất bản (IPA). Chủ tịch IPA, YoungSuk “Y.S.” Chi, chính thức trao giải thưởng năm nay tại một buổi lễ do Hội chợ Sách Buenos Aires lần thứ 37 tổ chức vào ngày 25 tháng Tư năm 2011, như một bộ phận của chương trình Thủ đô Sách Thế giới.
26 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 93647)
LTS : Nhà văn Cao Xuân Huy mất vào mùa Thu 2010, đã có rất nhiều bài viết về anh trên các báo in và báo mạng. Tạp chí Hợp Lưu trong thời gian đó chỉ kịp đăng lời phân ưu. Đến nay, Hợp Lưu 113 số tháng Ba và Tư của năm 2011, chúng tôi xin dành riêng một số trang đặc biệt để đăng những bài viết về anh của văn hữu Hợp Lưu, đồng thời trích đăng một số sáng tác trong hai tác phẩm “Tháng Ba Gãy Súng” và “Vài mẩu chuyện” của Cao Xuân Huy như một nén hương thân kính gởi đến anh thay lời từ biệt. Tạp C hí Hợp Lưu
25 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 98845)
Tin Rome - Bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Ngô Đình Nhu là cố vấn của Tổng thống Ngô Đình Diệm thuộc đệ nhất Cộng Hòa tại miền nam Việt Nam, đã qua đời ngày hôm qua tại tư gia ở Ý Đại Lợi.
23 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 82792)
T in tức về chỗ tàu sẽ vào bốc tưởng rằng rất kín đáo, rất bí mật, chỉ riêng Thủy Quân Lục Chiến biết, hóa ra đã có quá nhiều người biết. Chuyến tàu dành riêng cho tiểu đoàn 4, nhưng khi chúng tôi đến nơi, số người đã đứng đợi sẵn cũng có đến cả vài ngàn, xấp xỉ với số người đang chạy ngược chạy xuôi theo chiếc tàu.
23 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 188353)
LTS : V ới những trang viết thật ngắn, bằng nét phát hoạ tưởng như vô tình, Hoài Băng gởi đến độc giả một bức tranh, một khúc phim ngắn như vết dao cắt trong lòng người đọc về xã hội Việt Nam ngày nay.( TCHL)
23 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 85513)
LTS : ... Chúng tôi trân trọng gởi đến quí văn hữu và bạn đọc bài viết “Nỗi niềm thế hệ trong ký và tự truyện của Văn học Di dân Việt Nam” của Nguyễn Hạnh Nguyên, một người viết trẻ, sinh ra và lớn lên sau chiến tranh, nhìn về quá khứ xuyên qua tâm tư của thế hệ sinh trưởng trong thập niên 60 ở miền Nam, từ sau biến cố lịch sử 30 tháng 4 năm 1975. Tạp Chí Hợp Lưu