- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ KHÁNH TRINH - NHỮNG BÀI THƠ TÌNH

16 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 39150)


a_dinh_khanh_trinh-_gioi_thieu-content

 Khánh Trinh - 2014


LTS: Khánh Trinh là bút danh . Có lẽ Khánh Trinh là người viết trẻ nhất trong Tạp chí Hợp Lưu hiện nay. Khánh Trinh sinh ngày: 30/08/1991. Quê ở Quế Sơn, Quảng Nam. Hiện là phóng viên truyền hình tại Sài gòn. Thơ của Khánh Trinh lạ một cách tự nhiên và nồng nàn như tuổi trẻ…Chúng tôi hân hạnh giới thiệu những sáng tác của Khánh Trinh đến với quí độc giả và văn hữu khắp nơi.

Tạp Chí Hợp Lưu

 

 

KHÁNH TRINH

GỬI NGƯỜI TÌNH THÁNG BA

 

Em còn nợ anh lời xin lỗi tháng Ba

Hèn chi bằng lăng không thèm tím biếc

Phượng điệp có vàng cũng không thèm ru khúc tình cũ

Nhuộm con đường, nhuộm nhớ thương em

 

Em còn nợ anh lời hẹn tháng Ba

Nên bài hát cũ trăm lần lạc nhịp

“Nếu xưa trời không khuya…”

Anh đừng hát hoài câu kế tiếp

Có phải em sai…?

 

Em nợ anh hết ngày, hết tháng, hết năm

Hay chỉ riêng tháng Ba thương nhớ?

Còn giận nhau sao yêu thương cứ nghiêng về bên em… thấp thỏm

Để con đường in bóng người dưng?

 

Thôi em trả anh thương nhớ tháng Ba

Trả luôn nụ hôn nồng, lời hẹn thề xa lắc

Khúc guitar anh gảy trăm lần, em không nghe nữa

Xin anh trả phố điệp vàng, cánh bằng lăng tím biếc của riêng em…

 

(Khánh Trinh - 14h00, 10/03/2014)

 

 

ĐÊM KỂ

 

Người đàn bà trang điểm giữa đêm

Ngắm nghía trái tim qua lớp mặt nạ

Tự cười

Gió cũng lạnh vai

 

Người đàn bà chưa quàng hai lớp áo

Bước theo trăng

Để mặc giọt đêm buồn

 

Người đàn bà nuông chiều bầu ngực đi rong

Khuyết tròn sau lớp mây thiếu trắng

Thương đôi mắt người đối diện

 

Người đàn bà trông trăng

Hỏi ngu “Bầu ngực cương tròn, trằn trọc giấc mơ ai?”

 

(Khánh Trinh 23h52, 03/07/2014)

 

 

VIẾT CHO CHIỀU CUỐI NĂM

 

Chiều cuối năm

Tôi nhặt những yêu thương

Bóp vụn

Khuấy trọn vị chát chua

Ly cà phê năm cũ

Đong đếm tuổi 23

Người ta theo chồng bỏ cuộc chơi từ mấy chặng

Tôi, với bài thơ dở

Hớp ngụm cuối mùa

Đắng chát

Thiếu anh…

 

Chiều cuối năm

Rêu phong mái ngói nhà bên

Khung cửa kính giam nỗi đau người con gái

Thanh xuân tan chảy

Ừ, tôi 23

 

Và chiều cuối năm

Giọt cà phê gõ đều lên đáy cốc

Tôi lại đếm từng ký ức về anh…

 

(Khánh Trinh – 26/01/2014)

 

 


KHÔNG YÊU

 

Em không yêu đâu

Chỉ là vành môi em run run đợi chờ cái quyện hòa thật chặt

Bàn tay em thèm một cái ôm gần

Không khoảng cách

 

Em không yêu đâu

Và mù sương quanh em cũng ủ mầm cho giấc mơ hạnh phúc

Em viết tên anh bằng những vi tế bào nhung nhớ

Em vẽ nụ hôn đầu bằng bọt nước anh gửi gắm nơi em

 

Em không yêu đâu

Và những ngày đông nồng trong em thao thức

Em ấp ủ từng giấc say bên anh

Lớn dần hạnh phúc trong em

 

Đừng đợi chờ người nhé

Em nhận ra mình chẳng là của nhau nữa

Mình vô tình

Vẫn lướt qua nhau.

 

(Khánh Trinh - SG, 12h11 05/ 03/ 2013)

 

 

 

KHÔNG EM

 

Đêm

Anh đứng trước biển nhìn sóng va vào đá

Vũ điệu rock mang tên lời biển hát

Không em

 

Đêm

Anh ngồi bên biển nghe sóng trườn lên cát

Bản tình ca say đắm

Không em

 

Đêm

Anh nằm lên biển nếm bọt biển

Lời tự tình của biển với biển

Không em

 

Đêm

Anh lăn vào lòng biển

Những tức tưởi sục trong lòng biển

Trào bọt trong tiếng gào khản đặc

Không em

 

Đêm

Anh lặn ngụp tận sâu lòng biển

Những cuồng nộ phá vỡ quy tắc diễn xuất

Xé toang cả những bọt biển nhỏ nhất để hình thành con sóng bạc đầu cuốn phăng cả dấu chân anh trên cát

Không em

 

Đêm

Anh bấu víu tận sâu đáy biển

Không bọt, không gào, không cuồng nộ những con sóng bạc đầu

Xanh biển bình yên

Vẫn không em

 

Biễn vẫn xanh

Và … anh vẫn không em

 

(Khánh Trinh -Sài Gòn 0h15, 26/ 09/ 2012)

 

 

EM KHÔNG ĐÒI LÁ DIÊU BÔNG…

 Gửi LT

 

Mai anh dắt em về xứ biển quê anh

Em không phải là con gái thị thành nhưng mê giày cao gót

Anh bảo: “Quê anh chỉ có bạt ngàn sa mạc

Con gió biển rào rào, vị mặn thấm đến tận kẽ răng”

Những bước chân em

Khập khiễng

 

Mai anh dắt em về, đuổi bắt em giữa chiều vàng và bãi cát mênh mang

Chú còng con nào ngủ quên, đợi sóng yêu thương vỗ về ôm ấp

Em lại thỏ thẻ vào tai anh: em là còng con, anh là sóng, nhé

“Trọn cuộc đời, anh là sóng của riêng em”

 

Mai anh dắt em về, anh kể em nghe về xóm Lù xóm Lỗ

Những câu chuyện trở thành cổ tích

Em ngơ ngác nhìn từng ngôi nhà ngói đỏ

“Có một thời như thế sao anh?”

 

Mai anh dắt em về

Vườn nho trĩu quả

Anh lại kể em nghe câu chuyện cậu bé giữ vườn nho

Con bò nào vô tội

Cứu rỗi đời anh…

 

Mai anh dắt em về

Từ xa rất xa

Em đã thấy bóng má anh đứng đợi

Những giọt thương lăn dài trên từng vết nhớ

Nụ cười hiền má gửi gắm một niềm tin

Chỉ có em

Vẫn chênh vênh

 

Mai anh dắt em về

Những món quà quê ngọt quá

Anh mang hết yêu thương trao gửi nơi em

Em gọi đó là vùng kỷ niệm

 

Mai anh dắt em về

Buổi chiều vàng yên nắng

Em ngủ quên trên đôi tay anh gió táp

Mặc cuộc đời đắng cay

 

Mai anh dắt em về

Ai đó bâng quơ

Chỉ sợ chim sáo xổ lồng, lá diêu bông xa lăng lắc

Em lại mơ màng câu chuyện tình yêu Hoàng Cầm giấu trong túi áo

Lá diêu bông năm nào

Có còn xanh…

 

Em không phải là con gái thị thành đâu anh

Em vẫn mang giày cao gót

Con kiến trên cành vẫn leo ngang dọc

Em không đòi lá diêu bông…

 

(Khánh Trinh -Sài Gòn 09h13, 26/ 04/ 2013)

 

 

NÓI VỚI ANH, NGƯỜI TÌNH TRONG GIẤC MƠ

 

Nơi ấy là đâu? Em không biết

Chỉ biết rằng em đã từng yêu anh

Em lục tung phố, tung đêm, tung hạnh phúc

Gào thét giữa hư vô khản đặc

 

Nơi ấy là đâu? Em không biết

Em cũng không đủ tự tin rằng có thể tìm thấy anh giữa 7 tỉ người

Hoặc là anh có thực, hoặc là tập hợp của vô cùng nét yêu em dành cho đàn ông

Anh làm em bối rối

 

Nơi ấy là đâu? Em không biết

Nếu như chỉ cần em nhắm mắt, chìm vào giấc ngủ và sẽ được gặp anh

Em sẽ học đòi nàng công chúa xưa

Trăm năm, ngàn năm, em vẫn ngủ

Anh sẽ ở bên?

Đôi mình sẽ chẳng già đâu

Bởi tình yêu luôn là vĩnh cữu

Được không anh?

 

Đừng đánh đố em

Nơi ấy là đâu? Em không biết

 

KHÁNH TRINH

(23h30, 20/02/2014)

Ý kiến bạn đọc
27 Tháng Năm 20152:00 SA
Khách
Thật là thèm đọc thơ Khánh Trinh wa đi.KT với ngòi bút trẻ,phải chăg nhưg lời thơ ấy kha hợp với thê hệ trẻ cḥg tôi. ..hay lắm e.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 84575)
Phụ Chú: 1. Thuật ngữ Việt Nam hoá [Vietnamization] được dùng để mô tả những diễn biến thu nhập và thực thi những biến đổi xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị do chế độ bảo hộ Pháp cưỡng bách áp đặt từ 1861 tới 1945, sau khi chế độ thực dân Pháp bị soi mòn dần từ năm 1940-1941 rồi cuối cùng bị xóa bỏ từ tháng 3/1945. Dù trong Anh ngữ, từ này còn một hàm ý khác — như chính sách Việt nam hóa cuộc chiến tranh Việt Nam của Liên bang Mỹ (1964-1973) — chúng tôi nghĩ thuật ngữ Việt Nam hoá chính xác hơn Việt hóa [Vietism hay Vietnamism].
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83615)
III. ĐOẠN KẾT KHỦNG HOẢNG Trong tháng 8, Việt Nam trải qua một giai đoạn đầy biến động, trên bối cảnh chính trị quốc tế. Một mặt, phe Đồng Minh bắt đầu thực thi các kế hoạch hậu chiến đối với Việt Nam, từ giải giới quân Nhật tới chia chác vùng ảnh hưởng; mặt khác, ngay tại Đông Dương, người Nhật bị tê liệt không những chỉ vì lệnh đầu hàng đột ngột vô điều kiện mà còn vì viễn ảnh bị Đồng Minh trừng phạt. Với người Việt, các quan tướng Nhật bị phân chia theo yếu tố tâm lý và ý thức hệ.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75959)
II. CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM (17/4 - 25/8/1945) Mặc dù chính phủ Trần Trọng Kim chỉ là một thứ “tai nạn lịch sử,” được khai sinh do nhu cầu quân sự của Nhật, chính phủ được Nhật bảo trợ này soi sáng mặt trái của đồng tiền cách mạng 1945 tại Việt Nam, mà cho tới năm 2010 còn bị che phủ bởi đủ loại tài liệu tuyên truyền.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 80751)
(*).LTG: Bài này rút ra từ Phần II, “The End of An Era” [Đoạn Kết của Một Thời Đại], của Luận án Tiến sĩ [Ph.D.] sử học “Political and Social Change in Viet Nam between 1940 and 1946” đệ trình tại Đại học Wisconsin-Madison vào tháng 12/1984, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư John R. W. Smail; và đã in trên Journal of Asian Studies [Tạp chí Nghiên Cứu Á Châu] vào tháng 2/1986, XLV: 2, pp. 293-328, với cùng tựa “The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945).” Phần tư thế kỷ sau, nhân dịp sinh nhật thứ 68, và kỷ niệm 65 năm cách mạng 1945, hiệu đính lại lần chót hầu phổ biến rộng rãi hơn trong giới người trẻ Việt muốn đi tìm sự thực lịch sử.
28 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85817)
Con tàu đã trở nên ọp ẹp, mấy mươi năm còn gì. Người ta nói đây là chuyến tàu tốt nhất hiện nay. Hành khách bực dọc phàn nàn tốt gì mà tốt, như đống sắt vụn, làm như họ là kẻ trên trời rơi xuống không bằng.
23 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 88951)
Tình yêu, cũng như chiến tranh, là hai đề tài muôn thuở của con người. Văn chương ngoại quốc nói về chiến tranh, viết về những trận chiến gần, xa trong lịch sử, chúng ta vẫn thích đọc. Vậy thì tại sao, người Việt Nam viết về chiến tranh Việt Nam lại nhàm chán?
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 92171)
... Tôi đã từng ăn thịt chuột. Tôi ăn vụng của em tôi. Bố cấm tôi nói cho ai biết. Bố đã cho thằng em tôi ăn bao nhiêu con chuột tôi cũng không nhớ nổi. Chỉ có điều bố thích như vậy. Bố nướng con chuột lên, thế thôi. Thằng em tôi cười hềnh hệch, nước dãi chảy dài, cầm con chuột gặm như một bắp ngô nướng. Những tảng máu chưa đông rịn đỏ hai mép. Tôi thấy đầu mình ung ung. Những hình ảnh như những mảnh vỡ lộn xộn va đập vào nhau liên hồi ...
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 89913)
Không ai biết cuộc sống của ai đang xáo trộn. Không ai biết ai đang nghĩ gì. Người chồng không bao giờ biết người vợ vừa gối đầu lên tay mình vừa dâm hoan với sếp của ả trong giấc mơ. Gã sếp đô con, bụng cuộn lên những bó cơ và làm tình thì miễn bàn. Người chồng không bao giờ biết âm hộ của ả nóng bừng như muốn nổ tung ra. Mà biết cũng chẳng thể chết ai vì ả là vợ của anh ta.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 111428)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91972)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .