- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Nhà báo Vũ Ánh, cựu chủ bút Nhật báo Người Việt, qua đời

14 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 31947)


a_vuanh-uyen_nguyen-content
 Nhà báo Vũ Ánh (Hình: Uyên Nguyên)


QUẬN CAM 14-3 (NV) - Nhà báo Vũ Ánh, cựu chủ bút Nhật báo Người Việt, vừa đột ngột qua đời tại tư gia ở quận Cam, California, vào trưa ngày Thứ Sáu, 14 tháng Ba, 2014, thọ 73 tuổi.

Hiền thê của ông, bà Yến Tuyết, xác nhận tin này.

Nhà báo Vũ Ánh sinh ngày 5 tháng Năm, 1941 tại Hải Phòng. Ông là nhà báo kỳ cựu của làng báo Việt Nam trước 1975 cũng như tại Quận Cam từ khi ông sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1992 sau 13 năm bị giam cầm trong các nhà tù tại Việt Nam.

Thời Việt Nam Cộng Hòa, ông tham gia hệ thống truyền thanh quốc gia vào năm 1964, lúc 23 tuổi.

Ông đi lên từ vai trò phóng viên chiến trường, làm việc tại Phòng Bình Luận, và trở thành Chánh Sở Thời Sự. Rất nhiều bài diễn văn của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đọc trước quốc dân hay Quốc Hội là do nhà báo Vũ Ánh của đài phát thanh Sài Gòn chấp bút.

Vũ Ánh là một trong số ít các nhà báo chứng kiến những giây phút cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa vào trưa ngày 30 tháng Tư, 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên Đài Phát Thanh Sài Gòn.

 Ông là người viết tin nhanh, gọn, dễ hiểu - những yếu tố quan trọng của truyền thông đại chúng. Ông cũng có tài viết bình luận và nhận định thời sự nhờ theo dõi sát các diễn biến thời cuộc hàng ngày.

 Sau khi miền Nam sụp đổ, ông bị bắt đi tù “cải tạo” 13 năm. Trong lúc ở tù, ông làm tờ báo “chui” có tên Hợp Đoàn. Vì hoạt động này, ông bị cùm biệt giam với tổng thời gian đến sáu năm.

Ra tù, ông làm nhiều nghề khác nhau tại Sài Gòn, từ xẻ gỗ, dạy Anh Văn, cho đến đạp xích lô.

Ông sang Mỹ định cư theo diện H.O. vào năm 1992.

Định cư tại Hoa Kỳ, ông làm việc cho nhiều cơ quan truyền thông khác nhau. Ông từng là Chủ Bút Nhật Báo Viễn Đông do nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang sáng lập.

Khi làm việc tại nhật báo Người Việt, ông đảm nhiệm vị trí Tổng Thư Ký, sau đó là Chủ Bút, trong nhiều năm. Ngoài ra, ông từng cộng tác và là trụ cột của nhiều cơ quan truyền thông Việt ngữ tại Quận Cam, trong đó có nhật báo Việt Herald, đài phát thanh VNCR, đài truyền hình SBTN.

Những năm cuối đời, ông cộng tác và đặc biệt nâng đỡ tuần báo “Sống,” do một số nhà báo trẻ chủ trương. Cuộc hẹn hàng tuần của ông để ăn trưa cùng các đồng sự tại “Sống” đã không thể diễn ra.

Vũ Ánh là một nhà báo yêu nghề và say mê với công việc. Ông qua đời tại phòng làm việc tại tư gia; bài báo cuối cùng của ông mang tựa đề "Hà Nội vẫn chưa đủ niềm tin cởi trói báo chí," được gởi đến Nhật Báo Người Việt lúc 11:37 phút sáng của ngày cuối cùng trong cuộc sống ông. Bài báo được đăng trong trang A1 của số báo hôm nay, trên mục “Sổ Tay” hàng tuần.

Nhà báo Vũ Ánh là người cương trực nhưng rất thân thiện với đồng nghiệp, bằng hữu, và có tinh thần nâng đỡ đồng nghiệp trẻ tuổi.

Ông cũng là một nhà báo chống Cộng triệt để theo cách suy nghĩ và quan điểm độc lập của riêng mình.  

 (N.T. & Đ.B.)

 

Nguồn: Người Viêt / Diễn Đàn Thế Kỷ

http://www.diendantheky.net/2014/03/nha-bao-vu-anh-cuu-chu-but-nhat-bao.html

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 95165)
...Người khách đầu tiên tìm đến là một gã đàn ông lùn tè lùn tẹt, gã hỏi mẹ chị đi ”tàu nhanh” giá bao nhiêu? Mẹ chị ngớ người không hiểu, hỏi lại gã tàu nhanh là gì? Gã văng tục:” Đ... mẹ, làm đĩ mà không biết tàu nhanh!”. Mẹ chị nói với gã lần đầu tiên đi bán mình nên chưa biết, gã giảng giải cho mẹ chị, đi tàu nhanh nghĩa là “làm” một cái thôi, giống như ăn bánh trả tiền, còn đi” tàu chậm” là qua đêm, “làm” bao nhiêu cái thì “làm”...
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 114621)
đêm phố cổ tạ ơn một nàng thơ cuối cùng vẫn còn biết giật mình trước mắt đêm chai lì như mắt loài chuột cống
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 87905)
“Theo Trần Trọng Kim nhận rằng thơ là của Lý Thường Kiệt. Nhưng nói chắc là Thường Kiệt làm được thơ thì không có gì làm bằng cứ”[15]. Sau này, Bùi Văn Nguyên phân tích các cứ liệu và đoán định rằng: “Như vậy tác giả bài thơ “thần” này là khuyết danh”[16]. Bùi Duy Tân tiếp tục hướng này và chủ trương rằng “bài thơ này nên để khuyết danh tác giả”[17]...
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 74915)
Hắn tỉnh lại đột ngột. Bốn năm người thanh niên đang kéo hắn ra từ dưới lườn xe. Hắn nếm được vị mặn và máu, một đầu gối bị đau, và khi bị nhấc bổng, hắn phát rên, không chịu nổi sự đụng chạm trên cánh tay mặt. Những tiếng nói như không thuộc về những khuôn mặt treo ở trên hắn đang bông đùa vỗ về và bảo hắn yên tâm.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83270)
Khi tòa báo đề nghị tôi tham gia viết về các nhà văn mà giá trị được cường điệu cao hơn giá trị thật của chính họ, tôi đã nghĩ sẽ từ chối. Tại sao phải tự mình tạo thêm kẻ thù một cách miễn phí? Rồi Robbe-Grillet xuất hiện trong đầu.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 91739)
Sư thày trụ trì ngôi chùa làng là người có học. Chẳng bao lâu hắn đã có thể trò chuyện như một người bạn tâm giao. Giáo lí nhà phật trong nhiều năm đã trở nên mờ nhạt với tuyệt đại đa số những con người tất bật với cuộc sống hôm nay. Cái hiểu biết về đền chùa miếu mạo của hắn cũng chỉ dừng ở mức không nhầm lẫn giữa nơi này với nơi khác. Bởi thế được trò chuyện với sư thày mỗi tháng vài lần là điều làm hắn vô cùng thích thú.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 111007)
Một cái chức nhỏ nhẹ Một cái chức lăn như cỏ lông chông Mơ đeo vào tay xòe ra giữa nắng Mơ đeo vào gót chân mỗi bước mỗi khua vang rổn rảng
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 100413)
Hoa ôm cứng lấy tôi. Hoa bảo: Hãy yêu Hoa đi. Nắng buổi chiều chiếu rọi xuyên qua bản vẽ làm rách nát từng đường trên cơ thể Hoa. Tôi nằm dát người trên chiếu, nghe tiếng súng nổ và hiểu Đà-nẵng đang cơn hấp hối.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109593)
một con thuyền dính bùa ngải của sông ý nghĩ găm đầy tháng năm mắc cạn em cố quên làm gì! khi ngay cả cánh tay anh cũng ảo
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86987)
Đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Ngô Thế Vinh còn là một sinh viên y khoa, đảm nhiệm chức vụ chủ bút cho tạp chí Tình Thương, tờ báo của những người sinh viên áo trắng. Trong thời gian này tôi là một sĩ quan rất trẻ của QLVNCH. Cả Ngô Thế Vinh và tôi bị cuốn vào một biến động làm rung chuyển rừng núi Tây Nguyên: vụ nổi loạn đòi tự trị của những sắc tộc thiểu số, mà báo chí thời đó gọi là FULRO.