- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ NGUYỄN THÁI DƯƠNG

05 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 33548)

photo_nhnam_1-content
 photo Nguyễn Hoàng Nam

MỘT THÂN MỘT MÌNH...
 (cho Dương Truyền ngày đi S)

Thời gian như ngắn đi dần
Chiếc kim giây tích tắc lần cuối chưa
Mà bao đôi mắt tiễn đưa
Cứ ngân ngấn… phút tay vừa vẫy tay

Như chim non chịu xa bầy
Con đi về phía chân mây dãi dầu
Con đường chẳng phẳng phiu đâu
Chân con tự liệu trước sau mọi bề

Con đường lắm thứ rủ rê
Biết chân con có đi về những khuya
Con đường gai góc lia chia
Bàn chân con cứng, đá kia mới mềm

Con đường dẫu có xa thêm
Biết nhìn hướng đích mà tìm cách xoay
Ao nhà, xin phép bắt tay...
Con ra biển lớn so vai nghìn trùng

Cất vài nhung nhớ vào trong
Chịu muôn dặm buốt dưới lòng đôi chân
Trở trời trái gió… Một thân
Con nương ý chí mà lần tương lai…

24.6.2013



ĐONG ĐẦY
 (cho em và con)

Đứa theo chồng. Đứa lấy vợ ra riêng
Còn đứa út vừa phương xa du học
Ba đứa con, đứa nào chẳng chót vót
Cả một trời tình của mẹ dành cho

Suối bây giờ róc rách với… hư vô
Chứ với ai khi bốn bề quạnh quẽ
Cũng đành vậy sông nào không ra bể
Nước trong nguồn quay quắt nhớ khơi xa

Nhớ như in từng đứa một ruột rà
Đứa ánh mắt, đứa nụ cười, giọng nói
Từng tính cách má thuộc làu đến nỗi…
Tiếng gõ cửa, tiếng ho, tiếng chân… của đứa nào

Mấy con đi rồi, má bước thấp bước cao
Thềm sân hẹp chiều chiều mòn theo đôi mắt ngóng
Tiếng chuông cổng, tiếng còi xe quen quen rồi… thất vọng
Lủi thủi má trở vào, tiếng nấc giấu nơi đâu?

Nước mắt ứa vào lòng, má biết cách nào lau
Biết lấy gì má đong đầy ba phía
Phía theo chồng. Phía ra riêng. Phía quê người xứ lạ
Nước mắt cất lên cho tiếng nấc loang thầm…

NGUYỄN THÁI DƯƠNG


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 20162:36 CH(Xem: 31082)
Văn phòng là một hình vuông hoàn hảo, bên trong có hai trăm cái bàn giống nhau như đúc, hai mươi cái mỗi hàng dọc và cũng hai mươi cái ở hàng ngang, nằm cách nhau một khoảng cách bất di bất dịch.. Những thứ ấy nằm trên nền gạch trắng và tựa vào bức tường trắng.
08 Tháng Hai 20162:29 CH(Xem: 27655)
Không một chính quyền nào có thể chống lại cái khát vọng của những con người muốn sống cuộc sống có nhân phẩm và sự tôn trọng. Bước sang những ngày đầu năm, hãy cùng chúc nhau một năm mới tràn đầy tình yêu thương. Hãy là những Ko Ko Gyi, mỗi chúng ta sẽ thay đổi cái xã hội vô cảm này bằng tình yêu thương.
06 Tháng Hai 201612:43 SA(Xem: 27524)
chiều cuối năm / phủi bụi trái tim / giọt nước mắt khô không thể khóc / quánh vết thẹo lòng trơ trụi
26 Tháng Giêng 201612:58 SA(Xem: 31723)
Du Uyên Làm kế toán, sinh ra và lớn ở Sài Gòn, yêu cái đẹp. Như cái tên Du Uyên (Duyên) ngẫu nhiên vận vào mệnh người, cái “duyên” trong thơ Du Uyên là sự hài hước, lém lỉnh, độc đáo, nhạy bén, và rất đời thường.
26 Tháng Giêng 201612:37 SA(Xem: 27498)
Xin đừng vẽ lên khung tranh những giấc mơ bằng ký hiệu / Bởi anh sẽ nhớ em hơn / Khi bức tranh sẽ nói cho anh biết về những điều rất thực / Là con đường đã xa muôn trùng /
22 Tháng Giêng 20162:12 CH(Xem: 27223)
Vẽ một ngày Xuân đi vẽ một ngày Xuân thinh lặng vẽ một ngày úa nắng mùi hương hoa bay là đà cơn lạnh hanh khô thịt da ngồi trong chiều thơm hoa cúc
22 Tháng Giêng 20161:30 CH(Xem: 28372)
Trong giấc mơ nửa vòng trái đất những khuôn hình và ý niệm về một tình yêu bằng những câu hỏi Đồng chí đang làm gì Em có nhớ anh không
22 Tháng Giêng 201612:34 CH(Xem: 31487)
T rước hết tôi chỉ biết họa sĩ Đinh Cường qua tranh vẽ của ông và qua những bài thơ đăng trên bán nguyệt san Văn của bác Nguyễn Đình Vượng
22 Tháng Giêng 201612:17 CH(Xem: 34313)
Sang Úc tháng Tám năm 1988 để tham dự hội nghị những người viết kịch trẻ thế giới (International Festival for Young Playwrights) tại thành phố Sydney. Sau khi hội nghị kết thúc tôi làm đơn xin ở lại. Tôi quay trở lại học lớp 11 và 12 nhưng chỉ học ba môn chính là tiếng Anh, âm nhạc và sân khấu, với mục đích là học tiếng Anh và làm quen với văn hóa, nghệ thuật và sân khấu của Úc.(Tạ Duy Bình)
18 Tháng Giêng 20163:22 SA(Xem: 29611)
Không dễ mà bốn phụ nữ Mỹ gốc Việt này cùng một cô từ Việt Nam sang có thể cùng tụ tập nhau trên đất Mỹ. Mỗi người có vài cái tên, tạm gọi họ bằng cái nghề, đúng hơn là cái nghiệp mà họ đang theo.