- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Tại sao Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát (UPR) 2014 quan trọng?

01 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 28658)

upr-content

Ngày 15.3.2006 theo Nghi quyết 60/251 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, một cơ chế với tên gọi The Universal Periodic Review (UPR), tiếng Việt là Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát đã được hình thành. Từ đó, cứ 4 năm rưỡi một lần, Liên Hiệp Quốc thông qua Hội Đồng Nhân Quyền (HĐNQ - Human Rights Council) lại có cuộc kiểm điểm các quốc gia thành viên (thí dụ như Việt Nam) về vấn đề nhân quyền, để xem các nước đó có thi hành đúng các hiệp ước quốc tế mà họ đã ký kết hay không.

Cuộc kiểm điểm sẽ dựa theo:

1/ báo cáo do quốc gia được kiểm điểm cung cấp (the State’s national report),

2/ Báo cáo của Liên Hiệp Quốc (UN report on the State),

3/ Báo cáo tổng kết của các thành viên liên quan (Summary of other relevant Stakeholders’ information) như các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các nhà hoạt động dân chủ, xã hội, về vấn đề nhân quyền ở nước quốc gia được kiểm điểm.

Sau đó họ sẽ tổng kết và đưa ra khuyến nghị yêu cầu quốc gia liên hệ thực hiện. Quốc gia bị xem xét phải thực hiện những khuyến nghị ấy trước lần Kiểm điểm UPR 4 năm sau.

Lần kiểm điểm định kỳ này là lần thứ 18, gồm 32 phái đoàn chính phủ các quốc gia tham dự trong đó có Việt Nam. Phái đoàn Việt Nam sẽ phải điều trần về tình hình nhân quyền của mình vào ngày 5.2.2014.

Việt Nam chính thức trở thành thành viên của LHQ từ năm 1981 và từ đó đến nay đã ký nhiều Công ước quốc tế như:

- Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc (9.6.1981);

- Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (27.11.1981);

- Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội và Công ước quốc tề về các quyền dân sự chính trị (24.9.1982);

- Công ước về quyền trẻ em (20.2.1990);

- Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác, gọi tắt là Công ước chống tra tấn (7.11.2013).

Trên nguyên tắc, khi ký kết để trở thành thành viên của một tổ chức nào đó thì quốc gia xin gia nhập phải cam kết tôn trọng những tôn chỉ và mục đích của tổ chức đó, cũng như phải tôn trọng và thực thi những thoả ước chung của tổ chức. Với tổ chức Liên Hiệp Quốc thì những thoả ước chung đó là các công ước quốc tế như đã nêu ở trên. Tuy nhiên cho tới nay nhà cầm quyền CSVN chưa bao giờ tôn trọng những gì họ đã ký kết và luôn ngụy biện cho những hành động cố ý sai trái của họ. Vì vậy vạch trần trước thế giới sự thật về tình trạng chà đạp nhân quyền tại VN là việc luôn cần thiết. Hiện nay số nạn nhân mới mỗi năm lại gia tăng, trong khi các nạn nhân của những năm trước vẫn tiếp tục sống trong đọa đày trong tù và ngoài tù, như Nhà giáo Đinh Đăng Định, ông Ngô Hào, Lm. Nguyễn Văn Lý, Ms. Nguyễn Công Chính, Blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Ls. Cù Huy Hà Vũ, Đinh Nguyên Kha, bà Lê Thị Đoa, Trần Thị Thúy, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, các ông Vi Đức Hồi, Trần Anh Kim, và một danh sách hàng mấy trăm người. Đó là những nhân vật tiêu biểu cho tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của Hà Nội, vốn đã được nhiều cơ quan nhân quyền quốc tế, hoặc chính những uỷ ban đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền đề cập đến nhiều lần. Nhưng ngoài danh sách này ra còn hàng trăm ngàn các nạn nhân khác trong khối bà con dân oan, trong giới sinh viên, và trong mọi ngành nghề, mọi tầng lớp xã hội bị tước đoạt nhân quyền hàng ngày trên cả nước.

Cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát đối với Việt Nam trong năm nay càng trở nên đặc biệt vì có sự chú ý của công luận quốc tế sau khi nhà cầm quyền CSVN len chân vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ. Thêm vào đó lại còn có hàng loạt các phán quyết của Ủy Ban LHQ về Bắt Người Tùy Tiện đối với trường hợp của 17 Thanh Niên Công Giáo, Ls. Lê Quốc Quân, chị Đỗ Thị Minh Hạnh, anh Đoàn Huy Chương, anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Mục sư Dương Kim Khải, chị Trần Thị Thúy, bà Phạm Ngọc Hoa, các ông Nguyễn Thành Tâm, Phạm Văn Thông, Nguyễn Chí Thành, Cao Văn Tỉnh.

Mặt khác, qua các phương tiện thông tin trên internet, bức màn bưng bít thông tin của CSVN đã gần như bị vô hiệu hoá. Vì vậy, UPR 2014 là cơ hội để giúp nâng cao sự hiểu biết của đại khối quần chúng Việt Nam một cách chính xác (không bị nhà cầm quyền bóp méo) về các QUYỀN đương nhiên của con người. Có lẽ đây mới là điều quan trọng hơn cả. Những quyền đương nhiên đó đã được minh định trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, mà nhà nước Việt Nam là một thành viên đã ký kết. Những quyền đó không phải là ơn huệ do đảng CSVN ban phát. Nhưng ngược lại, mọi chính sách hạn chế, cấm đoán, xiềng xích các quyền con người đều là hành vi sai trái nặng nề, vi phạm các giao ước quốc tế, và bị thế giới khinh tởm.

UPR 2014 cũng là cơ hội để nhấn mạnh trong các quyền của người dân có cả quyền hạch hỏi, chất vấn những kẻ cầm quyền. Vì nhân dân đẻ ra và nuôi chính phủ, do đó nhân dân là cha mẹ của chính phủ chứ không phải ngược lại như những luận điệu mà chế độ CSVN cho tới nay vẫn tự nhận.

Cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát đối với Việt Nam trong năm nay có thêm một điểm đặc biệt khác là sự hiện diện của một phái đoàn đấu tranh cho nhân quyền đến từ Việt Nam. Sự có mặt của phái đoàn mang tính nhân chứng này sẽ là một sự thật rất khó khỏa lấp hay chối cãi cho nhà nước CSVN. Phái đoàn gồm một số người thân của những nhà đấu tranh dân chủ đang bị cầm tù, ký giả, blogger, các nhà vận động nhân quyền, v.v... Nhà cầm quyền đã cố gắng dùng đủ mọi thủ thuật để ngăn chận việc xuất cảnh của những khuôn mặt mà họ đã gờm trong danh sách nhưng nhiều người đã vượt qua được các rào cản với sự tiếp tay trợ giúp của cộng đồng người Việt trên khắp thế giới.

Tóm lại, cuộc Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát (UPR) năm nay trở nên quan trọng đặc biệt không chỉ vì nội dung kiểm điểm đối với một nhà nước đang vi phạm nhân quyền tới mức chuyên nghiệp; mà còn vì cuộc kiểm điểm này đánh dấu một tầng liên kết mới giữa những nhà hoạt động trong và ngoài nước trên mặt trận nhân quyền; và mở màn cho một cuộc đối đầu mới giữa đại khối người Việt biết rõ các quyền của mình chống lại những kẻ đã ngang nhiên cướp đoạt các quyền đó của họ suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Nguyễn Thanh Văn
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 98998)
Tin Rome - Bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Ngô Đình Nhu là cố vấn của Tổng thống Ngô Đình Diệm thuộc đệ nhất Cộng Hòa tại miền nam Việt Nam, đã qua đời ngày hôm qua tại tư gia ở Ý Đại Lợi.
23 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 82907)
T in tức về chỗ tàu sẽ vào bốc tưởng rằng rất kín đáo, rất bí mật, chỉ riêng Thủy Quân Lục Chiến biết, hóa ra đã có quá nhiều người biết. Chuyến tàu dành riêng cho tiểu đoàn 4, nhưng khi chúng tôi đến nơi, số người đã đứng đợi sẵn cũng có đến cả vài ngàn, xấp xỉ với số người đang chạy ngược chạy xuôi theo chiếc tàu.
23 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 188499)
LTS : V ới những trang viết thật ngắn, bằng nét phát hoạ tưởng như vô tình, Hoài Băng gởi đến độc giả một bức tranh, một khúc phim ngắn như vết dao cắt trong lòng người đọc về xã hội Việt Nam ngày nay.( TCHL)
23 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 85672)
LTS : ... Chúng tôi trân trọng gởi đến quí văn hữu và bạn đọc bài viết “Nỗi niềm thế hệ trong ký và tự truyện của Văn học Di dân Việt Nam” của Nguyễn Hạnh Nguyên, một người viết trẻ, sinh ra và lớn lên sau chiến tranh, nhìn về quá khứ xuyên qua tâm tư của thế hệ sinh trưởng trong thập niên 60 ở miền Nam, từ sau biến cố lịch sử 30 tháng 4 năm 1975. Tạp Chí Hợp Lưu
23 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 151133)
..." n gười phê bình phải sáng suốt khảo sát tác phẩm và nhất là phải giữ khoảng cách đối với tác giả ...Cần phải nhớ rằng: Văn bản phê bình chỉ dành cho độc giả, không dành cho tác giả mà mình phê bình . Cho nên, nếu viết cho vừa lòng tác giả, đôi lúc, chỉ sản xuất ra những văn bản nịnh bợ... " (Thuỵ Khuê)
20 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 92232)
T heo kế hoạch, ngày hôm qua Ủy ban liên hợp của Ủy hội sông Mekong gọi tắt là MRC sẽ tiến hành cuộc họp về quyết định có cho phép đập Xayaburi được xây dựng hay không tại Vạn Tượng thủ đô Lào. Các tổ chức phi chính phủ thuộc 51 quốc gia đã cùng ký vào biên bản kiến nghị gửi Thủ tướng Lào và Thái Lan phản đối việc xây dựng đập Xayaburi. Các tổ chức lớn như WWF, IUCN, WCD đều ủng hộ việc hoãn xây dựng 12 đập trong 10 năm để có thể nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
16 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 77918)
N ói nào ngay, thì chẳng phải viện Hàn lâm Thụy điển không hề nghĩ tới Édouard Glissant: như vừa nói, tên ông thường xuyên nằm trong số nhà văn nobelisable(s) créolisation (tạp chủng) và tout-monde (toàn-cầu). mỗi năm gần đây. Có điều là hào quang tác phong quyết liệt nhưng bất bạo động của ông trong môi trường chánh trị và văn hóa trải dài hơn sáu chục năm tròn đã ít nhiều che trùm trên một sự nghiệp nghệ thuật cũng chẳng kém phần sắc cạnh. Suốt trọn cuộc đời khôn thôi sống động, ông không hề tách rời công trình sáng tạo văn chương ra khỏi mục tiêu mà ông tóm gọn qua haì í niệm
16 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 114902)
Đ ã lâu lắm một mùa tang sâu thẳm Vọng bên lòng buồn cố xứ quẩn quanh Người là Em? Những mồ hoang cô quạnh Biết tìm đâu mẩu đất máu tạ từ
14 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 111582)
h ồi ức bỏ ngang đạo đức kinh thánh tĩnh mạch giục giã lời đùa khinh bỉ [...] dưỡng khí không còn thở bằng mũi bằng oxy cổ đại chỉ là bằng miệng bằng tay cầm đầy xấp bạc polymer
13 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 111957)
E m bước qua tuổi ba mươi Nước mắt cạn ngày thốc nắng Đám mây không ngừng bay Mang em tìm chân sóng Nơi có mạn thuyền bao dung?